| Hotline: 0983.970.780

Thông đốt hầm số 1 với đường dẫn phía Thủ Thiêm

Thứ Tư 10/03/2010 , 13:52 (GMT+7)

Đốt hầm số 1 công trình hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn đã chính thức được nối kết, thông với đường hầm dẫn phía Thủ Thiêm, quận 2.

Thông đốt hầm dìm đầu tiên với đường dẫn hầm Thủ Thiêm

7 giờ 30 phút ngày 10/3, đốt hầm số 1 công trình hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn đã chính thức được nối kết, thông với đường hầm dẫn phía Thủ Thiêm, quận 2.

Như vậy, công tác lai dắt, dìm và nối kết đốt hầm đầu tiên với hầm dẫn, diễn ra từ 7-10/3, đã hoàn tất và thành công vượt mong đợi.

Báo cáo về kết quả bước đầu, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông-Tây và môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh cho biết công tác lai dắt, dìm và nối kết đốt hầm số 1 với đường dẫn đã diễn ra đúng kế hoạch, các quy trình được tiến hành kỹ lưỡng đến từng chi tiết, đảm bảo độ an toàn của trong quá trình lai dắt và dìm hầm, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

Đốt hầm số 1 bắt đầu được lai dắt từ bể đúc Nhơn Trạch (Đồng Nai) từ 7 giờ 40 phút ngày 7/3, vượt qua 22km đường sông Sài Gòn và về đến vị trí lắp đặt tại Thủ Thiêm vào lúc 13 giờ cùng ngày.

8 giờ ngày 8/3, công tác dìm hầm chính thức bắt đầu và đến 23 giờ cùng ngày, đốt hầm số 1 đã được dìm đúng vị trí dưới đáy sông Sài Gòn, kết nối với miệng hầm dẫn phía Thủ Thiêm.

Phát biểu tại lễ thông đốt hầm số 1, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân khẳng định thành công vượt mong đợi của công tác lai dắt, dìm và nối kết đốt hầm số 1 với đường dẫn là thành quả bước đầu rất đáng tự hào và vui mừng.

Kết quả ban đầu này có ý nghĩa rất lớn, hết sức quan trọng đối với công tác lai dắt, dìm và nối kết các đốt hầm số 2, 3, 4 sắp tới đây.

Từ kết quả và những bài học, kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện đốt hầm số 1, ông Lê Hoàng Quân đề nghị ban quản lý dự án, nhà thầu, đơn vị thi công và các cơ quan hữu quan tiếp tục chuẩn bị chu đáo tất cả các khâu để đảm bảo tiến độ và an toàn tuyệt đối cho công tác lai dắt, dìm và nối kết ba đốt hầm còn lại.

Ông Lương Minh Phúc cho biết sau khi thông đốt hầm số 1, các đơn vị sẽ tiếp tục kiểm tra, hiệu chỉnh đốt hầm, hoàn thiện bên trong và chuẩn bị cho việc lai dắt và dìm đốt hầm số 2, dự kiến trong hai ngày 5-6/4 tới.

Hai đốt hầm còn lại được dự kiến sẽ tiến hành lai dắt và dìm từ 4-5/5 (đốt số 3) và từ 4-5/6 (đốt số 4).

Sau khi hợp long đốt hầm số 4 với đường dẫn phía quận 1 trong tháng 7, công tác lắp đặt thiết bị cho các hệ thống cung cấp điện, thông gió, chiếu sáng, điều khiển và giám sát, thoát nước, các thiết bị an toàn, vệ sinh, mỹ thuật bên trong hầm sẽ được triển khai, tiến tới hoàn thiện toàn bộ đường hầm.

Dự kiến cuối tháng 2/2011, hầm Thủ Thiêm sẽ được thông xe kỹ thuật và cuối tháng 4/2011 công trình sẽ hoàn thành.

Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, thuộc dự án Đại lộ Đông-Tây, là công trình hầm vượt sông đầu tiên của Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á, có tổng chiều dài 1.490m, bao gồm ba đoạn chính là hầm dẫn phía quận 1 dài 585m, hầm dẫn phía Thủ Thiêm dài 535m (đã được nối kết với đốt hầm số 4) và đoạn hầm dìm dưới đáy sông Sài Gòn gồm 4 đốt hầm có tổng chiều dài 370m.

Mỗi đốt hầm dìm Thủ Thiêm dài 92m, rộng 33m, cao 9m và có trọng lượng trên 27.000 tấn.

Hầm được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp I, gồm 6 làn xe ôtô lưu thông với vận tốc 60 km/giờ.

(Theo TTXVN)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm