| Hotline: 0983.970.780

Hợp nhất

Thứ Ba 10/09/2013 , 09:39 (GMT+7)

Như chúng tôi đã đề cập ở bài trước, có nhiều HTXNN ở miền Trung yếu kém, bế tắc, thiếu vốn… thế nhưng cũng có nhiều HTXNN ăn nên làm ra, thu lãi cả tỷ đồng/năm. Số HTX này đã chọn giải pháp hợp sức để “chung lưng đấu cật”.

Như chúng tôi đã đề cập ở bài trước, có nhiều HTXNN ở miền Trung yếu kém, bế tắc, thiếu vốn… thế nhưng cũng có nhiều HTXNN ăn nên làm ra, thu lãi cả tỷ đồng/năm. Số HTX này đã chọn giải pháp hợp sức để “chung lưng đấu cật”.

>> Không vốn hoạt động
>> “Khai tử”!
>> HTX nông nghiệp đang ở đâu?

CHẾT YẾU BỖNG THÀNH… SỐNG KHỎE

Theo Chi cục phát triển nông thôn Quảng Nam, toàn tỉnh có 119 HTXNN, trong đó tốt, khá chiếm 45,5%; trung bình 39% và yếu 19,7%. HTXNN Đại Hiệp (Đại Lộc) gần đây ăn nên làm ra, chỉ tiêu tăng trưởng vốn cuối năm 2012 là 12,5 tỷ đồng. Để có được điều đó, HTX Đại Hiệp có sự hợp nhất đúng đắn, đặc biệt sự chung sức, đồng lòng của ban chủ nhiệm và xã viên.

HTX Đại Hiệp tiền thân là HTX Nông - Công - Thương tín I và HTX Nông - Công - Thương tín II cùng được thành lập vào tháng 10/1978. Sau một thời gian hoạt động, HTX rơi vào cảnh thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thì lạc hậu... Ngày 10/8/1988, HTX Đại Hiệp I và Đại Hiệp II đã hợp nhất làm một, mở ra một hướng đi mới, một sức sống mới.



Nhà máy chế biến gạch của HTX Đại Hiệp đem lại nguồn thu để đầu tư vào nông nghiệp

Không chỉ hoàn thành sứ mệnh “bà đỡ” sản xuất nông nghiệp cho xã viên, hiện nay HTX đã đầu tư phát triển nhà máy gạch Tuynen có công suất 10 - 15 triệu viên/năm, với tổng mức đầu tư 12,6 tỷ đồng. Ngoài ra còn đầu tư phát triển may mặc, xây dựng…

Đề cập đến những yếu tố đem lại sự thành công này, ông Phạm Thành Sự, Chủ nhiệm HTX cho biết: “Để HTX tồn tại và phát triển thì ban chủ nhiệm luôn phải đặt quyền lợi của hộ xã viên lên hàng đầu, tạo sự gắn kết giữa xã viên và HTX, tạo ý thức trách nhiệm của xã viên với tinh thần HTX là nhà, xã viên là chủ”.

Ở Bình Định hiện nay có đến 166 HTXNN, thế nhưng trong số này, những HTX được đánh giá là đang sống khỏe chỉ đếm được trên đầu ngón tay, số ít khác thì đang hoạt động cầm cự để tồn tại, còn lại phần nhiều là đang thoi thóp. Trong bối cảnh này, trong những năm qua, ngành chức năng ở Bình Định đã tiến hành hợp nhất các HTX yếu thành HTX quy mô toàn xã nhằm làm tăng sức mạnh hoạt động của hệ thống HTXNN.

“Phong trào hợp nhất các HTXNN ở Bình Định làm mạnh trong năm 2011 với 23 đơn vị. Sau khi hợp nhất, vốn quỹ của HTX được tập trung, nguồn nhân lực vừa được tinh gọn vừa được chắt lọc, địa bàn được mở rộng tạo điều kiện cho nhiều dịch vụ hoạt động hiệu quả”, ông Ngô Thanh Lý, Phó chủ tịch Liên minh HTX Bình Định, cho biết.

Ví như HTXNN Mỹ Hòa (Phù Mỹ) được hợp nhất từ 4 HTX vào năm 2010. Từ 4 HTXNN được đánh giá là yếu trên địa bàn huyện Phù Mỹ, sau khi hợp nhất, hoạt động của HTX này bỗng dưng khỏe lên trông thấy. Ông Phan Châu Công, Chủ nhiệm HTXNN Mỹ Hòa bộc bạch: “Sau khi bộ máy quản lý của HTX được tinh gọn, chắt lọc, những cán bộ trong ban chủ nhiệm ai nấy đều toàn tâm toàn ý với công việc được giao nên hoạt động của HTX trơn tru hẳn ra. Sau khi hợp nhất được 1 năm, riêng dịch vụ SX giống dự phòng cho UBND xã chúng tôi đã đạt doanh thu hơn 400 triệu đồng, vượt xa những năm trước đây”.

Đến năm 2102, lương của cán bộ HTX bình quân từ 1,8 đến 2 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, sau khi hợp nhất, HTX trích kinh phí cho đi đào tạo 2 cán bộ bậc đại học. “Thấy hoạt động của HTX “ăn nên làm ra”, nhiều người có trình độ và tâm huyết với nông nghiệp ở địa phương tự nguyện xin tham gia vào HTX”, ông Công tâm sự.

XÃ VIÊN HƯỞNG LỢI

Cũng tại Bình Định, HTXNN Mỹ Châu (Phù Mỹ) được hợp nhất từ 3 HTX trên địa bàn xã trước đây, đó là HTX nông nghiệp 1, HTX nông nghiệp 2 và HTX dịch vụ điện năng. Trước ngày hợp nhất 2 HTX nông nghiệp 1 và 2 hàng năm hoạt động có lợi nhuận không đáng kể, lương các bộ quản lý HTX bình quân chỉ đạt 250.000 đồng/người/tháng trở xuống.

Chủ nhiệm HTX Trần Phúc Huy cho hay: Từ ngày hợp nhất HTXNN Mỹ Châu hoạt động tốt hơn, sức mạnh tập thể được tăng lên, nhờ vậy mà các khâu dịch vụ của các HTX trước đây dần được cải thiện ngày càng ổn định và có hiệu quả. Ví như dịch vụ thủy lợi, HTX đã quản lý toàn bộ các công trình thủy lợi trên địa bàn xã nên thuận lợi cho nâng cấp sửa chữa, quản lý điều hành trong việc giải quyết hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ của xã viên.

Dịch vụ VTNN, nhờ hợp nhất, HTX tập trung được nguồn vốn, kết hợp với dịch vụ tín dụng nội bộ nên hoạt động kinh doanh VTNN của HTX càng ngày càng hiệu quả. Nếu như năm 2008 dịch vụ cung ứng VTNN của HTX chỉ chiếm 20% thị phần, đến nay đã chiếm đến 50% thị phần tại địa phương. Dịch vụ SX và cung ứng giống trước kia không phát triển được do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất.

Sau hợp nhất, HTX đã tổ chức hợp đồng với xã viên SX giống và xin xã giao thêm diện tích đất để sản xuất lúa giống. Ngoài ra, từ khi hợp nhất, xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã viên, HTX tổ chức thực hiện dịch vụ tín dụng nội bộ. Dịch vụ này đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã viên trong xã tiếp cận được nguồn vốn đầu tư cho phát triển SX, chăn nuôi góp phần giảm nghèo; đồng thời huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ xã viên để phục vụ cho kinh doanh của HTX.

Năm 2012, Quảng Ngãi cũng khởi động mô hình hợp nhất các HTXNN yếu thành HTX Dịch vụ nông nghiệp - nông thôn tại xã Tịnh Trà (Sơn Tịnh).


HTXNN Tịnh Trà mua thiết bị sấy lúa giống hiện đại để hoạt động

Ông Lê Văn Chương, Chủ nhiệm HTX DV NN-NT Tịnh Trà, cho biết: “Tịnh Trà được hợp nhất từ 4 HTXNN quy mô thôn của xã Tịnh Trà trước đây, đó là các HTXNN Phú Thành, Thạch Nội, Khánh Mỹ và Trà Bình. Thời gian đầu hoạt động, chúng tôi gặp muôn vàn khó khăn. Ngoài khó về vốn, chúng tôi còn phải đối mặt với sự mất lòng tin trong bà con xã viên, đó là hệ lụy từ cách làm không hiệu quả của các HTX cũ để lại. Do đó, trong 9 tháng đầu hoạt động, chúng tôi vừa củng cố bộ máy HTX, vừa thay đổi cách quản lý, đồng thời đầu tư tâm sức vào hoạt động để mang lại hiệu quả thiết thực, nhằm khôi phục lòng tin trong lòng xã viên”.

Sau 9 tháng hoạt động, hiện nay bộ máy quản lý của HTX đã đi vào ổn định với cách quản lý phù hợp với mô hình mới, hình thức hoạt động cũng được cải cách. Trong vụ ĐX 2012 - 2013 vừa qua, HTX đã tổ chức SX được 50 tấn lúa giống. Lúa giống của HTX được xây dựng thương hiệu riêng, đã được Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cấp giấy phép.

“Sản phẩm lúa giống của HTX sản xuất ra được người tiêu thụ đánh giá cao vì hạt sáng, có tỷ lệ nẩy mầm rất cao. Đó là nhờ các thiết bị hỗ trợ cho việc SX lúa giống tốt, nên cho ra sản phẩm tốt. Đặc biệt, khi thu mua lúa giống, HTX trả cho xã viên tăng thêm 300 đồng/kg lúa tươi, nhưng khi bán ra giảm hơn 3.000 đ/kg so giá thị trường để thu hút khách hàng. Ngoài ra, xã viên tham gia SX lúa giống còn được HTX hỗ trợ 50% giống và hỗ trợ tập huấn”, ông Chương cho hay.

Ngoài ra, dịch vụ làm đất và thu hoạch của HTX Tịnh Trà cũng đã mang lại hiệu quả trông thấy. Ông Chương chia sẻ: “Dịch vụ làm đất hiện đang ăn nên làm ra vừa phục vụ cho xã viên HTX, mức phí làm đất chỉ thu có 120.000 đồng/sào, phục vụ cho hộ không phải là xã viên HTX có mức thu phí là 140.000 đồng/sào. Còn phục vụ cho nông dân ngoài địa phương, dù thu tăng đến 150.000 - 160.000 đồng/sào nhưng khách hàng rất ưng ý, kêu không kịp làm”.

Ông Lê Hạnh, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi, khẳng định: “Quảng Ngãi có 196 HTXNN, trong đó chỉ có 40% là còn hoạt động cầm cự, số còn lại đang lâm cảnh “có như không”. Thành công từ mô hình HTX kiểu mới ở Tịnh Trà chứng tỏ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị của Quảng Ngãi. Nếu mô hình này được nhân rộng, đây sẽ là “lối ra” cho các HTXNN trên địa bàn”.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lợi nhuận quý I/2024 của DAP Vinachem tăng đột biến

Chi phí đầu vào một số nguyên liệu chính giảm, xuất khẩu thuận lợi giúp DAP Vinachem báo lãi đột biến quý I/2024.

Bình luận mới nhất