| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ tiền dầu cho ngư dân ở ĐBSCL: Vẫn chưa hết vướng

Thứ Ba 12/08/2008 , 10:00 (GMT+7)

Sau gần 6 tháng kể từ khi Chính phủ ban hành quyết định 289/TTg ngày 18/3 về chính sách hỗ trợ dầu cho ngư dân, hiện các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL đang bắt đầu giải ngân tiền đợt 1...

Tàu đánh cá ở Cà Mau lần lượt nhận hỗ trợ chi phí nhiên liệuKiên Giang là tỉnh có đội tàu khai thác biển mạnh nhất ĐBSCL. Theo Sở NN- PTNT Kiên Giang, toàn tỉnh có 7.265 tàu và đã có 2.232 tàu được lập hồ sơ để thẩm định. Một vướng mắc nổi cộm hiện nay là có nhiều tàu mới đóng và mới đăng kiểm, trong khi theo quy định các tàu phải hoạt động 6 tháng đến 1 năm mới được hỗ trợ giá dầu. Kiên Giang đã có công văn gửi Chính phủ, Bộ NN- PTNT xin được hỗ trợ cho tàu hoạt động dưới 6 tháng mức hỗ trợ 1-2 lần/năm đầu tiên, sau đó sẽ hỗ trợ theo quy định. Trong đợt I, Kiên Giang đã giải ngân được trên 8,5 tỉ đồng tiền dầu cho 775 tàu đánh cá vừa hoàn tất thủ tục và hỗ trợ 317 triệu đồng chi phí bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn cho 20 tàu.

Tỉnh Cà Mau đã xúc tiến giải ngân đợt đầu gần 150 hồ sơ với số tiền hỗ trợ gần 1,5 tỉ đồng. Tuy nhiên so với 3.265 phương tiện khai thác thuỷ sản trong tỉnh mới có 2.970 phương tiện đăng kiểm và trong số này chỉ có 1.631 phương tiện đủ điều kiện được nhận tiền hỗ trợ.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Ông Nguyễn Quốc Khởi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng cho biết, ngư dân Sóc Trăng chủ yếu tập trung ở 3 huyện Long Phú, Cù Lao Dung, Vĩnh Châu với hơn 650 tàu đã kê khai sẽ được nhận tiền hỗ trợ dầu. Dự kiến đến cuối tháng 8/2008 sẽ giải ngân cho trên 200 tàu đánh cá ở huyện Long Phú và đến đầu tháng 9/2008 sẽ hoàn tất giải ngân cho tàu của các huyện Cù Lao Dung và Vĩnh Châu.

Tuy vậy, theo ông Khởi vướng mắc hiện thời là khoản hỗ trợ đóng mới hoặc thay máy cho tàu đánh bắt xa bờ. Bởi theo qui định, tàu phải có công suất từ 90CV trở lên, phải lắp máy thủy động cơ mới nhưng do giá máy quá cao (trên 1 tỉ đồng) trong khi đó mức trợ dầu chỉ được 80 triệu đồng/năm và chỉ hỗ trợ trong 3 năm, dẫn đến nhiều chủ tàu lắp máy cũ đã qua sử dụng nên chưa được hỗ trợ.

Tương tự, Trà Vinh có hơn 1.128 chiếc tàu khai thác hải sản, trong đó có trên 245 tàu khai thác xa bờ, công suất từ 75-350 CV. Vừa qua, Trà Vinh được tạm ứng trên 16 tỉ đồng hỗ trợ ngư dân nhưng do vướng mắc trong việc lập thủ tục xin hỗ trợ nên đến đầu tháng 8/2008 chưa có ngư dân nào nhận được trợ cấp. Hiện nay Trà Vinh đang gấp rút hoàn tất thủ thụ kê khai để kịp giải ngân cho ngư dân đợt đầu.

Riêng tại Bạc Liêu có hơn 850 tàu thuyền của ngư dân nằm trong diện được hỗ trợ, tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ trên 20 tỷ đồng. Thế nhưng đến nay việc giải ngân chưa được bao nhiêu là do Bạc Liêu có quá nhiều trường hợp chủ tàu đánh cá đang mắc nợ ngân hàng. Từ đó việc lập thủ tục xin trợ cấp trở nên phức tạp và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cũng lúng túng. Về phía ngư dân, họ cũng nhận thấy nhiêu khê nên nản lòng không muốn xin trợ cấp tiền dầu. Để giải quyết khúc mắc này, Sở NN-PTNT Bạc Liêu đang phối hợp với Ngân hàng NN-PTNT và các địa phương đối chiếu, xác nhận tình hình nợ vay của ngư dân để từ đó có hướng giải quyết.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm