| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân ngậm ngùi trước biển

Thứ Sáu 05/09/2008 , 08:00 (GMT+7)

"Giờ ngư dân đang đối mặt với việc ra khơi thì lỗ, bám nghề thì đau nên chỉ biết ngậm ngùi nhìn biển..." - ngư dân Hồ Đăng Ninh (xã Đức Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình) buồn bã nói.

Ngư dân Hồ Đăng Ninh (xã Đức Trạch- Bố Trạch -Quảng Bình) chậm rãi: “Trước đây, đội tàu đánh bắt xa bờ hùng hậu của Đức Trạch được xem như điểm sáng của ngành thuỷ sản cả tỉnh. Giờ ngư dân đang đối mặt với việc ra khơi thì lỗ, bám nghề thì đau nên chỉ biết ngậm ngùi nhìn biển...”.

Ngư dân ngậm ngùi trước biển

Vay nóng để ra khơi

Chúng tôi về xã Đức Trạch đúng mùa trăng thượng tuần tháng tám, tàu thuyền neo đầy bãi.

Ông Phan Thanh Lung, cán bộ Văn phòng UBND xã vốn là một ngư dân cự phách nói: “Toàn xã có 463 tàu thuyền, trong đó 177 chiếc tàu công suất trên 90 CV, 100 tàu dưới 90 CV, số còn lại là thuyền dưới 20 CV.

Được tin Chính phủ hỗ trợ dầu, bà con ngư dân rất phấn khởi, cho dù mức hỗ trợ chưa nhiều nhưng cũng an ủi ngư dân phần nào. Xã đã hướng dẫn người dân làm các thủ tục liên quan và xét duyệt, hiện toàn bộ hồ sơ đã chuyển cho huyện xem xét, thẩm định. Tuy nhiên, ngư dân được nhận tiền vào lúc nào thì khó nói trước...”.

Theo nhiều bà con cho hay, sau khi xăng dầu tăng giá thì việc mua bán dầu phải theo quy luật “tiền trao cháo múc” chứ không còn được mua trước trả sau hoặc nợ một phần như trước đây. Điều này làm cho nhiều ngư dân lâm cảnh khó khăn bởi họ đã thiếu vốn, nay nếu không được nợ dầu thì không có nguyên liệu ra khơi.

Mặt khác, các ngân hàng không cho vay đại trà như trước, nên ngư dân càng khó khó xoay xở.

Tin liên quan
. Hỗ trợ tiền dầu cho ngư dân ở ĐBSCL: Vẫn chưa hết vướng
. Kiên Giang: Mới có 10/256 tỷ đồng hỗ trợ đến tay ngư dân
. Thủ tướng yêu cầu đơn giản hoá thủ tục hỗ trợ ngư dân
. 1.900 tỷ vẫn chưa đến tay ngư dân…
Ở Đức Trạch đã nảy sinh tình trạng cho vay “nóng” đối với ngư dân.

Lão ngư Nguyễn Văn Đa với tay bẻ một cành phi lao rồi vạch ngang dọc trên cát: “Vay nóng 1 triệu lãi suất 4.000 đồng/ngày và một chuyến đi khơi số tiền cần có để chi phí khoảng 50 triệu đồng chứ không ít. Thành ra, mỗi chuyến ra khơi 15 ngày phải cõng thêm chi phí lãi vay ngót 3 triệu đồng. Nếu chẳng may, chuyến đó mà bị lỗ thì trả tiền lãi cũng chóng mặt, đứt hơi...”.

Được biết, hơn 30% số tàu ở Đức Trạch phải vay “nóng” như thế để ra khơi, nhưng nếu không đi biển thì lấy gì sống?

Biển xanh đấy, ngư trường rộng lớn đấy, song ngư dân đành bất lực và xót lòng nhìn biển.

Ghé vào thôn Thượng Đức, một thôn mạnh nhất trong đánh bắt xa bờ của xã Đức Trạch. Ông Hồ Đăng Ninh sở hữu mấy tàu trước đây ăn nên làm ra lắm nay cũng khó khăn như gặp... bão.

Vừa mời nước, ông vừa mở tủ lấy ra một cuốn sổ đọc cho mọi người cùng nghe: Tàu QB 2514 TS (do con trai trưởng Hồ Minh An làm thuyền trưởng) mỗi năm bình quân đi 22 chuyến biển với thời gian 10 ngày/chuyến.

Cái thời dầu từ 10.000 đồng/lít tăng lên 14.000 đồng/lít thì chi phí riêng dầu đã tăng 85 triệu đồng; rồi từ 14.000 đồng tăng lên 16.000 đồng/lít dầu hiện nay, tiền dầu tăng thêm 45 triệu đồng.

Như vậy, qua mấy lần tăng giá dầu, chiếc tàu đã phải chi thêm 130 triệu đồng.

Năm 2007, tổng thu của tàu là 494 triệu đồng, chi phí hết 240 triệu đồng (trong đó 80% là tiền dầu). Số còn lại sau khi chiết trừ khấu hao tàu thì được chia cho thuyền viên với mức bình quân 24 triệu đồng/người.

Năm nay, nếu mức thu tương tự như vậy nhưng phần chi phí phải cộng thêm 130 triệu đồng nên chỉ còn hơn 120 triệu để trả khấu hao tài sản và chia cho thuyền viên. Mức thu nhập còn lại khoảng 12 triệu đồng! 

Bơ nan... cứu cánh

Bơ nan phát huy hiệu quả

Hệ quả của việc xăng dầu tăng giá là đội tàu đánh bắt xa bờ của Đức Trạch từ 350 chiếc, nay giảm xuống còn 177 chiếc.

Ngược lại, loại thuyền có công suất dưới 20CV (bà con thường gọi là bơ nan) lại có cơ hội trỗi dậy.

Đội thuyền này chỉ có hơn 100 chiếc, giờ tăng lên gần gấp đôi. Chi phí mua bơ nan chỉ trong khoảng 15-18 triệu đồng, nghề chủ yếu là câu và rớ ghẹ.

Thông thường mỗi chuyến rớ ghẹ chỉ ra biển trong vòng một ngày đêm, khai thác loại cá nhỏ ở vùng lộng. Giá trị thu được mỗi chuyến khoảng 2 triệu đồng.

Do chi phí thấp nên sau mỗi chuyến, ngư dân còn lãi chừng 1,2 triệu đồng. Nếu đem số tiền này chia cho hai lao động của mỗi thuyền thì trung bình mỗi ngày cũng kiếm được 600 ngàn đồng- một con số các thuyền viên trên tàu đánh bắt xa bờ hiện đang thèm muốn.

Chính vì vậy, đội thuyền bơ nan đang gia tăng khá mạnh.

Ngay tại thôn Thượng Đức, nơi có đội tàu đánh bắt xa bờ nổi tiếng cũng đang ưu tiên cho những chiếc bơ nan nhỏ bé. Nhiều ngư dân chưa bán được tàu lớn phải neo bờ tranh thủ dùng bơ nan kiếm cơm, gạo hàng ngày.

Tuy nhiên, phát triển bơ nan cũng chưa phải giải pháp cứu cánh cho ngư dân vùng biển. Cho dù đây là biện pháp linh hoạt nhưng ẩn chứa mâu thuẫn lớn.

Theo cách lý giải của ông Trương Công Hoạt: “Nhà nước khuyến khích lập những đội tàu đánh đánh bắt hải sản xa bờ vì ở vùng lộng gần bờ các tôm đã cạn. Bây giờ ngư dân trở ngược lại bỏ khai khác vùng khơi vì bị lỗ, chen nhau đánh bắt gần bờ thì lấy chi mà bắt...”. Ngẫm ra, lời ông Hoạt nói có lý quá.

Ở cửa sông Lý Hoà, phía Đức Trạch, bơ nan nối nhau nằm sóng xoài sau chuyến đi biển. Ông Hoạt chỉ tay rồi thở dài: “Mới gần hai trăm bơ nan mà đã nằm choán đầy bãi ra vậy rồi, nếu cả Đức Trạch này mà ai cũng dùng bơ nan thì không biết để đâu cho hết...”.

Trong số tàu xa bờ ở Đức Trạch, có 10 chiếc nằm bờ do sản xuất thua lỗ. Ông Phạm Minh Thành ở thôn Thượng Đức có chiếc tàu đóng mới trị giá 540 triệu đồng sau 2 năm đi biển đã bán lại 270 triệu đồng. Trong khi đó, với giá hiện tại để đóng mới chiếc tàu này phải mất trên 700 triệu đồng...

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm