| Hotline: 0983.970.780

Hết rút ruột mủ cao su XK, lại rút ruột đậu tương NK

Thứ Tư 14/04/2010 , 10:33 (GMT+7)

Nạn trộm cắp nhức nhối trên không chỉ xảy ra với các DNXK mà các DNNK cũng phải chịu cảnh mất tiền mà chẳng biết kêu ai.

Container nhập nông sản về tại cảng Cát Lái, TP HCM

Vấn nạn rút ruột container đang có chiều hướng bùng phát trở lại. Ngày 8/4 NNVN đăng bài “Có một đường dây trộm mủ cao su XK” phản ánh về tình trạng rút ruột container mủ cao su trong quá trình vận chuyển từ kho ra cảng. Nạn trộm cắp nhức nhối trên không chỉ xảy ra với các DNXK mà các DNNK cũng phải chịu cảnh mất tiền mà chẳng biết kêu ai.

>> Rút ruột container mủ cao su, không chỉ hàng Latex
>> Có một đường dây trộm mủ cao su XK

Sáng 13/4, chị Nguyễn Thị Lan – PGĐ Cty Đầu tư và phát triển công nghệ Quang Minh đã đến Toà soạn NNVN bày tỏ bức xúc trước nạn rút ruột container đang hoành hành. Chị Lan cho biết: Cty Quang Minh vừa NK từ Mỹ về hơn 300 tấn hạt đậu tương bằng đường biển. Trước khi về kho chứa hàng của Cty, 13 container phải đi qua trạm trung chuyển Cái Lân – Quảng Ninh. Sau đó hàng được vận chuyển bằng sà lan đến cảng Đoạn Xá – Hải Phòng. Từ Cảng Hải Phòng đậu tương tiếp tục được một Cty vận tải chuyên chở về Thái Bình. Chính vì đường đi lòng vòng và rườm rà như vậy nên Cty của chị gặp không ít phiền hà, khó khăn trong quá trình giao nhận hàng. Phiền hà về thủ tục giấy tờ thì đã đành, đằng này một số đối tượng trên đường đi đã lợi dụng rút ruột đậu tương hạt từ các công hàng ra khiến Cty thiệt hại nặng nề.

Sáng 12/4, Cty chị nhận được thông tin từ Cty CP SXKD- XNK Nam Sơn (đơn vị vận chuyển hàng từ Đoạn Xá về Thái Bình) thông báo một container hàng của Cty Quang Minh có dấu hiệu bị cạy kẹp chì và rút ruột đậu tương. Khi đơn vị này tiến hành kiểm tra lại thì phát hiện container đó bị mất seal (bấm chì niêm phong cửa container) và hụt mất 4,6 tấn đậu tương hạt. Chị Lan cho biết, đây không phải là lần đầu Cty bị rút ruột container trong khi vận chuyển, trước đây sự việc tương tự cũng xảy ra rất nhiều lần. Nhưng vì số lượng hàng không qua lớn, mỗi lần mất một ít nên Cty chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Việc thất thoát 4,6 tấn hàng lần này như giọt nước làm tràn ly khiến Cty rất bức xúc và mất lòng tin vào các DN vận tải.

Theo số liệu trên phiếu giao nhận hàng của Cty Quang Minh thì 13 container đậu tương NK từ Mỹ về đến cảng Cái Lân được Cục Hải quan Quảng Ninh xác nhận vẫn còn nguyên seal. Nhưng trong phiếu giao nhận hàng giữa Cty MSC (đơn vị nhận vận chuyển hàng từ Cái Lân về Đoạn Xá) và Cảng Đoạn Xá thì container mang số hiệu MSCU 8673067 bị mất kẹp chì 664826, vỏ container bị bẹp nhẹ, trục bị cạy, rách nhẹ gioăng, và hụt 4,6 tấn hàng. Điều này cho thấy, trong quá trình vận chuyển từ Quảng Ninh về Hải Phòng Cty MSC đã làm thất thoát hàng của Cty Quang Minh.

Khi đại diện Cty Quang Minh liên lạc với Cty MSC trình bày việc bị mất hàng trong container thì đại diện đơn vị này chối bỏ trách nhiệm. Họ biện hộ do trong quá trình vận chuyển seal kẹp chì bị đứt, Cty không đền bù số hàng bị thất thoát mà chỉ có nghĩa vụ xác nhận là container mang số hiệu MSCU 8673067 bị mất seal. Anh Nguyễn Xuân Hưng nhân viên của Cty Quang Minh lý giải với chúng tôi rằng: Seal kẹp chì ở container rất chắc và lồi hẳn ra ngoài, phải dùng búa đập mạnh rất nhiều lần mới có thể gỡ ra. Nếu seal bị đứt trong quá trình vận chuyển thì chắc chắn sẽ để lại dấu vết trên thùng container, nhưng đằng nay khi anh Hưng tiến hành kiểm tra thấy container đó không bị làm sao, điều đó cho thấy seal kẹp chì đã bị cắt.

Không chỉ có Cty Quang Minh mà rất nhiều Cty XNK khác cũng thường xuyên rơi vào hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan” như vậy. Mất hàng, mất tiền đã rõ rành rành mà không biết bắt đền ai? Các container bị rút ruột hầu hết là của các Cty XNK hàng nông sản như: gạo, ngô, đậu tương, hạt điều, mủ cao su...Do các mặt hàng này dễ tiêu thụ, khó kiểm tra nên các đối tượng trộm cắp thường xuyên nhòm ngó tới. Nhưng nguyên nhân chủ yếu khiến vấn nạn rút ruột container hoành hành là do các DN vận tải không có quy định chặt chẽ và chế tài quản lý nghiêm khắc với nhân viên của mình.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm