| Hotline: 0983.970.780

"Cần có ngay quy hoạch phát triển kinh tế khu vực quần đảo Trường Sa"

Thứ Sáu 30/04/2010 , 08:30 (GMT+7)

NNVN đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – an ninh Quốc hội Nguyễn Kim Thoa xung quanh vấn đề cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế khu vực quần đảo Trường Sa.

NNVN đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – an ninh Quốc hội Nguyễn Kim Thoa xung quanh vấn đề cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế khu vực quần đảo Trường Sa. 

Ông Nguyễn Kim Thoa - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – an ninh Quốc hội

Được biết, đây là lần thứ hai ông ra Trường Sa. Mỗi chuyến đi ông có cảm nhận gì mới không?

Chắc cảm nhận của tôi cũng như cảm nhận chung của nhiều người ra với Trường Sa lần này, đó là Tổ quốc, lãnh thổ, chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo rất thiêng liêng. Có thể nói, vị trí quần đảo Trường Sa có vai trò rất trọng yếu trong phát triển KT-XH của đất nước, trong thời kì CNH, HĐH. Nghị quyết TƯ 4 đã xác định đến năm 2020 kinh tế của các vùng biển phải đạt giá trị GDP 53% là rất đúng đắn.

Thưa ông, để đạt được mục tiêu đó, trước tiên chúng ta phải làm gì?

Với biển, trước tiên chúng ta phải tiến hành bảo vệ. Bảo vệ vững chắc mới tiến hành quản lí, khai thác, sử dụng biển được. Nếu không bảo vệ được chủ quyền thì chúng ta cũng không làm gì được. Biển khác đất liền vì liên quan đến chủ quyền. Trên vùng chúng ta đi hầu hết là vùng quyền chủ quyền, trong khi đó còn tiềm ẩn những nhân tố của sự mất ổn định dù quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của chúng ta, đó là điều không thể tranh cãi.

Nghĩa là chúng ta phải tăng cường hơn nữa về sức mạnh quân sự trước khi tính đến việc phát triển kinh tế?

Chủ trương của chúng ta là xây dựng đảo lớn mạnh để làm chủ vùng biển, rồi từ đảo tiến ra biển, chứ nếu chỉ ngồi trên đảo không thì không thể phát triển kinh tế. Xây dựng đảo để làm chủ quyền. Đảng ta đang có chủ trương thực hiện dân sự hoá và phát triển kinh tế khu vực này. Dân sự hoá sẽ xác định rõ chủ quyền, sẽ mở rộng các hoạt động kinh tế, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng. Khi đã có sự hiện diện của nhân dân, thực thi được chủ quyền và quyền chủ quyền của mình một cách thực sự sẽ tạo ra được thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, tăng cường tiềm lực, thế trận, giữ vững chủ quyền và từng bước thực hiện mục tiêu khai thác.

Thưa ông, chủ trương lớn của Đảng là như vậy, nhưng sẽ không thể làm được nếu không cụ thể hoá bằng luật, chính sách, cơ chế?

Tại kỳ họp thứ 7 tới đây, Quốc hội sẽ cho ý kiến và có thể sẽ thông qua Luật Biển. Đây là Luật rất quan trọng để chúng ta cụ thể hoá chủ trương của Đảng về pháp lý, cơ chế, chính sách, công tác quản lí nhà nước về biển, thu hút các nguồn lực để khai thác, phát triển kinh tế biển một cách vững chắc.

Ngay bây giờ, theo ông Chính phủ cần phải làm gì?

Khu vực biển Đông và đặc biệt là Trường Sa, kinh tế của đảo bao giờ cũng phải gắn với đất liền. Tôi cho rằng, sau khi có cơ sở pháp lí, Chính phủ phải có ngay quy hoạch cụ thể phát triển kinh tế cho vùng biển Trường Sa và DK1, sau đó có chính sách thu hút đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài vào vùng biển này. Tôi được biết nhiều nước trên thế giới và rất nhiều bà con Việt kiều ở nước ngoài quan tâm đến việc đầu tư ở đây. Nếu chúng ta làm tốt cơ chế chính sách, tạo nên môi trường đầu tư thật tốt thì chúng ta sẽ làm được điều chúng ta mong muốn.

Ông có cho rằng phát triển kinh tế ở quần đảo Trường Sa, mũi nhọn là khai thác, chế biến hải sản?

Muốn phát triển kinh tế ở vùng biển quần đảo Trường Sa ta phải tập trung vào khai thác và đánh bắt hải sản. Mà muốn làm được thì phải đầu tư thật tốt cho cơ sở hạ tầng. Hiện nay, hạ tầng dịch vụ hậu cần đã manh nha rồi, nhưng rất nhỏ bé, mà chỉ có một số dịch vụ thôi, như cấp nước ngọt, xăng dầu, sửa chữa nhỏ. Trong khi đó, nhân dân đi rất xa, ngoài đảm bảo tốt các dịch vụ đó, vấn đề họ cần hơn nữa là tiêu thụ, chế biến và các hoạt động giao thương khác. Đó phải là kinh tế tổng hợp gắn với các dịch vụ hậu cần chứ không thể đơn độc được.

Trong rất nhiều hạng mục hạ tầng này, cái cần đầu tư trước tiên là gì thưa ông?

Đó là hệ thống cầu cảng, âu tầu, các khu hậu cần nghề cá, khu chế biến, tiêu thụ, thành lập các Cty trên cơ sở các Cty đã có của hải quân và Bộ NN-PTNT. Trước mắt là mở ra các dịch vụ ban đầu, cơ sở ban đầu sau đó từng bước dân sự hoá dần các hoạt động kinh tế, tạo ra các giao lưu giữa bờ và đảo.

Được biết Uỷ ban Ngân sách Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và nhiều Bộ, ngành TƯ rất ủng hộ đầu tư mạnh cơ sở hạ tầng cho khu vực quần đảo Trường Sa. Nhưng một số ý kiến e ngại đầu tư hạ tầng rồi vẫn không có ngư dân ra thì rất lãng phí?

Để thu hút nhân dân ra quần đảo Trường Sa phải xây dựng được các khu kinh tế quốc phòng, đoàn kinh tế quốc phòng làm nòng cốt, trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia các hoạt động kinh tế và dần dần chuyển giao cho dân sự, dân sự hoá, thì sẽ thành công. Trên đất liền, nhiều đoàn kinh tế quốc phòng như Binh đoàn 15 ở Tây Nguyên đã mở mang những vùng xa xôi, nguyên sơ, từ đó thu hút dân vào và giờ đây đã thành những vùng kinh tế. Ở quần đảo Trường Sa, chúng ta hoàn toàn có thể làm được, Chính phủ đã có Nghị định về đoàn kinh tế quốc phòng trên biển rồi, chỉ còn là việc triển khai như thế nào thôi.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm