| Hotline: 0983.970.780

Đất Ba Vì “nổ lốp”

Thứ Năm 03/06/2010 , 07:15 (GMT+7)

Sau cơn sốt như lên đồng, mấy ngày qua giá đất ở Ba Vì lại đang quay đầu. Trước người ta tấp nập đi thu gom đất bằng bất cứ giá nào thì nay cũng rồng rắn đi bán đất đông không kém. Giờ này cơ quan chức năng mới giật mình nhìn lại công tác quản lý đất đai ở nơi được cho là đặt Trung tâm hành chính quốc gia thì Ba Vì đã kịp... nát bươm.

Nhà nước, tư nhân thi nhau bán đất

Sau cơn sốt như lên đồng, mấy ngày qua giá đất ở Ba Vì (Hà Nội) bắt đầu quay đầu. Trước người ta tấp nập đi thu gom đất bằng bất cứ giá nào thì nay cũng rồng rắn đi bán đất đông không kém. Giờ này cơ quan chức năng mới giật mình nhìn lại công tác quản lý đất đai ở nơi được cho là đặt Trung tâm hành chính quốc gia thì Ba Vì đã kịp... nát bươm.

1 mảnh đất, 4 hợp đồng khoán

Cò D đưa cho tôi một bản hợp đồng giao nhận khoán 50 năm giữa chủ đất tên là Doãn Thị N. và Nông trường Việt Nam – Mông Cổ, xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội). Bản hợp đồng thời hạn 50 năm, bắt đầu từ năm 2005, trong đó hộ được giao nhận khoán có trách nhiệm trồng rừng, canh tác trên thửa đất hơn 2.800m2, đồng thời đóng thuế nhà đất hằng năm. Sau khi xem qua, D. dẫn tôi đi một vòng quanh thửa đất. Đó là một quả đồi nhỏ, thoai thoải theo chiều hướng ra sân gôn Đồng Mô. Phải thừa nhận rằng, nếu để xây biệt thự, nhà vườn, hoặc xây một khu du lịch sinh thái mi-ni thì đây là vị trí đắc địa. 

Hợp đồng nhận khoán này đã được “cò” nhân bản để bán đất

Tuy nhiên, tôi bỏ ngay ý định “quy hoạch” quả đồi này khi D phát giá đúng 2,5 tỷ, không bớt. Thủ tục cũng hết sức đơn giản, D trao cho tôi bản hợp đồng, cộng thêm một giấy viết tay, không có chứng nhận của cơ quan thẩm quyền. “Mua bán kiểu này thì độ rủi ro quá cao”, tôi thầm nghĩ và chuồn.

30 phút sau, tôi có mặt tại một Trung tâm thông tin nhà đất trên đường lớn dẫn từ TX Sơn Tây về xã Yên Bài. Ông “giám đốc” trung tâm cũng chìa ra cho tôi một hợp đồng giao khoán y hệt hợp đồng mà cò D đã đưa ra, cũng là bản chính. Tôi thắc mắc thì được ông ta giải thích, bản hợp đồng này mới là chuẩn, còn các bản khác chỉ là xin thêm, hoặc giả mạo. Tìm hiểu kỹ, chúng tôi lại có trong tay tiếp 2 bản hợp đồng của cùng một chủ đất Doãn Thị N với Nông trường Việt Nam – Mông Cổ từ những cò đất khác.

Ở Yên Bài, không hiếm việc bán đất thuộc diện hợp đồng nhận khoán. Ông Nguyên ở khu Đảo Dài, một trong những người đầu tiên bán đất hợp đồng 50 năm cho một đại gia ở Hà Nội, đã từng ốm lên ốm xuống vì bán đất rẻ quá. Khi ông bán mảnh đất gần 4.000m2 với giá 1,4 tỷ vào buổi sáng, ngay buổi chiều đại gia này sang tay cho một nhà đầu tư khác với giá 3,6 tỷ đồng.

Vì sao lại có tình trạng này? Một cò không chuyên lý giải: Trên cùng một thửa đất, những nhà môi giới sẽ làm tiếp các bản hợp đồng, hoặc giả mạo hoặc làn cách nào đó. Sau khi gặp “gà”, cò sẽ chìa ra bản hợp đồng dẫn đi thăm một thửa đất bất kỳ, sau khi “gà” đồng ý, cò lập tức thảo sẵn giấy mua bán, giao thêm hợp đồng nhận khoán và lấy tiền. Cách đây khoảng 2 tuần, khi đất đang sốt, không có chuyện cò nhận tiền đặt cọc, nếu thân chủ đồng ý thì ngay lập tức “cốp” tiền luôn, nếu không sẽ mỗi lúc một giá khác- ông "giám đốc" trung tâm môi giới đất nói với tôi.

Đất công, “ông” cứ bán

Cơn sốt đất ở Ba Vì, đặc biệt là tại các xã Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh…đã dịu xuống, các nhà đầu từ cũng đi đâu hết, thời điểm người này cũng là lúc người ta bắt đầu nhìn lại công tác quản lý đất đai tại đây. Đoàn kiểm tra liên ngành của Hà Nội vừa có báo cáo UBND TP về tình hình sử dụng đất đai của 33 đơn vị là các Nông, lâm trường trạm trại và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Ba Vì. Theo đó, kết quả kiểm tra đã lòi ra chuyện chính các cơ quan nhà nước cũng mua bán, chuyển nhượng đất nhận khoán trái phép. 

Những đồi chè, thửa đất thuộc quản lý của Cty Việt Mông được người dân vô tư rao bán

Đoàn kiểm tra liên ngành của Hà Nội kết luận: TT Dịch vụ và chuyển giao kỹ thuật lâm nông nghiệp Ba Vì đã để gần 183 ha đất hoang hóa, trong đó có 58,58 ha đang bị các hộ dân trong vùng lấn chiếm. XN Nông Lâm nghiệp Sông Đà tự ý chuyển đổi 12,4 ha đất nông nghiệp thành đất thổ cư…Những sai phạm nêu trên đã diễn ra nhiều năm. Tổng số thửa theo bản đồ đo đạc năm 2008 là 4.897, trong đó mới quy chủ được 3.060 thửa, còn lại 1.837 thửa không biết chủ nhân thực sự là ai!

Điển hình là Cty Cổ phần Việt- Mông (trước đây là Nông trường Việt- Mông thuộc Bộ NN- PTNT). Cty này đã giao 455,6 ha đất cho các hộ cá nhân làm vườn, trồng rừng không đúng quy định. Trong số 925 ha đất được bàn giao, Cty chỉ trực tiếp sử dụng gần 30 ha, chiếm tỷ lệ 0,03%. Kết luận của Đoàn thanh tra đã nói rõ, không ít người ký hợp đồng khoán nhận đất với Việt- Mông có địa chỉ ở nhiều vùng miền khác nhau. Đặc biệt, sau khi nhận khoán, những cá nhân này lại tiếp tục chuyển nhượng đất cho người từ nơi khác đến, nảy sinh tình trạng đầu cơ, đẩy giá đất ngày càng cao hơn. Nhiều khu đất đã được xây tường bao xung quanh, có cổng kiên cố bảo vệ chắc chắn.

Thực trạng này đã được PV NNVN kiểm chứng và khẳng định chắc chắn, rất nhiều lô, thửa đất, nhiều quả đồi thuộc sự quản lý của Cty Việt- Mông đã được chuyển chủ theo dạng “trao tay”. Khi được hỏi tại sao không mang giấy đến chính quyền, hoặc đến thẳng Cty để xác nhận việc chuyển nhượng, những người dân đã chuyển nhượng đất và nhiều cò khẳng định, chỉ có giấy mua bán trao tay, vì đất này hiện không có cơ quan nào quản lý, nói cách khác là vô chủ nên chủ đất mặc nhiên…được bán. Đem sự việc trên đến chất vấn lãnh đạo Cty Việt- Mông, ông Dương Quang Huy, GĐ điều hành Cty, khẳng định, Cty nhận bàn giao từ Nông trường trước đây toàn bộ diện tích hơn 914ha, và có trách nhiệm quản lý. Những việc mua bán, chuyển nhượng nêu trên là hoàn toàn trái phép.

Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, những sai phạm này cùng với hiện tượng mua bán, chuyển nhượng đất trái phép tại đây nếu không kịp thời ngăn chặn thì Nhà nước sẽ bị “chảy máu” tài nguyên đất, nhất là khi khu vực Ba Vì đang trở thành “điểm nóng” như thời gian qua.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm