| Hotline: 0983.970.780

Rừng FSC - Vẫn “rập rình” thí điểm

Thứ Tư 28/09/2011 , 09:54 (GMT+7)

Để hỗ trợ cho quá trình quản lý bảo vệ rừng và chống cháy rừng (QLRBV và CCR) ở Việt Nam, Bộ NN-PTNT đã xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV và CCR...

Để hỗ trợ cho quá trình quản lý bảo vệ rừng và chống cháy rừng (QLRBV và CCR) ở Việt Nam, Bộ NN-PTNT đã xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV và CCR, trong đó soạn thảo 10 tiêu chuẩn để trồng rừng theo chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC tại Việt Nam và đề nghị các tổ chức quốc tế hỗ trợ cấp CCR. Tuy nhiên, cho đến nay hoạt động cấp chứng chỉ rừng vẫn ở giai đoạn thí điểm. 

>> Ngành gỗ “đói” nguyên liệu

Năm 2007, với sự hỗ trợ của Tổng cục Lâm nghiệp và Tổ chức SECO Thụy Sỹ thông qua tổ chức WWF Việt Nam, Chi cục Lâm nghiệp Quảng Trị đã triển khai thực hiện dự án Quản lý kinh doanh lâm sản bền vững tại Quảng Trị tại các thôn: Kinh Môn, Giang Xuân Hải xã Trung Sơn huyện Gio Linh; Thủy Ba Đông, Thủy Ba Tây, Linh Hải xã Vĩnh Thủy huyện Vĩnh Linh. 118 hộ gia đình tại đây đã được lựa chọn và tập huấn về kĩ thuật trồng, chăm sóc, khai thác rừng theo tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững (FSC).

Thông qua dự án, các hộ nông dân được đào tạo hiểu biết về các biện pháp lâm sinh theo phương thức quản lý rừng bền vững. Họ hình thành các nhóm hộ cùng nhau quản lí, bảo vệ rừng. Mỗi nhóm hộ bầu ra một nhóm trưởng cấp xã có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tài liệu liên quan theo phương pháp khoa học, nhằm phục vụ cho công tác tổ chức đánh giá rừng định kỳ. Lần đầu tiên, người dân trồng rừng ở Quảng Trị biết thiết lập sử dụng bản đồ quản lí rừng đến hộ gia đình. Nhờ đó nhóm trưởng có thể tiến hành theo dõi và cập nhật số liệu định kỳ đối với các hộ tham gia. Ngoài việc được đào tạo cách quản lí rừng khoa học, dự án còn tài trợ cho người dân trồng xen cây bản địa với rừng trồng, để đảm bảo đa dạng sinh học, giúp liên kết các nhóm hộ trồng rừng với doanh nghiệp tạo đầu ra cho sản phẩm.

Sau 3 năm triển khai, đến ngày 17/9/2010, khu rừng với diện tích 316,11 ha của 118 hộ gia đình đã được cấp chứng chỉ FSC trong thời hạn 5 năm. Đây là mô hình nhóm hộ đầu tiên ở Việt Nam có chứng chỉ. Ngay khi nhận FSC, nhóm đã ký hợp đồng với một công ty thành viên của Mạng lưới Kinh doanh Lâm sản VN. Theo đó, bên thu mua sẽ trả cao hơn giá thị trường 35%. Ngoài ra, gỗ có đường kính nhỏ hơn vẫn được chấp nhận là gỗ tròn với giá cao hơn gỗ dăm

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Tập đoàn IKEA Thuỵ Điển tài trợ kinh phí cho tỉnh Quảng Trị để mở rộng dự án thông qua Tổ chức WWF - Việt Nam, dự kiến triển khai trên địa bàn 4 huyện: Cam Lộ, Hải Lăng, Gio Linh, Vĩnh Linh và 2 Cty Lâm nghiệp: Đường 9 và Triệu Hải. Tháng 11/2010, Chi cục Lâm nghiệp cùng với Tổ chức WWF - Việt Nam triển khai phổ biến chứng chỉ rừng trồng (FSC) và chứng chỉ nhóm cho lãnh đạo UBND huyện, xã và các thôn có tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp thuộc đối tượng sản xuất nắm tổng quát về chứng chỉ FSC nhằm mục đích lựa chọn các huyện, xã và thôn có tiềm năng để triển khai mở rộng dự án với diện tích khoảng 7.000 ha.  

Dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Thụy Sỹ và tổ chức FAO, Dự án “Thúc đẩy quản lý rừng bền vững” cũng đang được triển khai tại Yên Bái, Bộ NN-PTNT cũng định hướng sẽ tiếp tục thúc đẩy ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai, ĐăkLak, Đăk Nông, Ninh Thuận… Có thể thấy, dù nỗ lực chuẩn bị triển khai trồng rừng FSC nhưng tới thời điểm này, không kể diện tích rừng do doanh nghiệp chủ động trồng, 300 ha ở Quảng Trị vẫn là mô hình rừng chứng chỉ duy nhất do Tổ chức nước ngoài phối hợp với Chính phủ thực hiện. Ngay cả sau 3 năm nữa, dưới sự hỗ trợ của FAO, của GTZ, các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị có thêm khoảng chục ngàn ha rừng đạt chuẩn FSC đi nữa thì tiến độ cấp chứng chỉ cho rừng trồng xem ra vẫn còn quá chậm. Đến bao giờ chứng chỉ rừng FSC mới phổ cập đến các nhóm hộ trồng rừng?  

 Cty lâm nghiệp Đoan Hùng và Cty Xuân Đài  là hai đơn vị đầu tiên thuộc Cty Giấy Bãi Bằng được cấp chứng chỉ FSC vào năm 2010. Theo ông Mạc Mạnh Đang – GĐ Cty lâm nghiệp Đoan Hùng, việc trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC thực chất chỉ là nâng cao năng lực quản lí rừng. Quy trình kĩ thuật trồng rừng, quy trình khai thác rừng đều có sẵn, người trồng rừng chỉ việc tuân thủ chặt chẽ, đảm bảo đạt 10 tiêu chuẩn của FSC. Ngoài ra trong quá trình trồng cũng như quản lí bảo vệ rừng mọi hoạt động chăm sóc, kiểm tra rừng đều phải theo kế hoạch và được lưu giữ bằng văn bản nhằm chứng minh diện tích rừng chứng chỉ luôn được kiểm soát.

Với những đơn vị trồng rừng nguyên liệu lâu năm như Cty lâm nghiệp Đoan Hùng thì để đạt tiêu chuẩn quản lí rừng FSC hoàn toàn không khó, chỉ dành thời gian 2 năm để đánh giá hiện trạng rừng, điều chỉnh phương pháp quản lí là Cty đã có thể xin cấp chứng chỉ cho hơn 6.000 ha rừng. Thậm chí, theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, rừng nguyên liệu của Cty còn đẹp hơn nhiều so với rừng FSC của các nước trong khu vực.

Sau Cty Đoan Hùng, 3 đơn vị khác thuộc Cty Giấy Bãi Bằng cũng được cấp chứng chỉ FSC vào năm 2011, nâng tổng diện tích rừng nguyên liệu có chứng chỉ thuộc Giấy Bãi Bằng lên trên 10.000 ha. Chỉ trong 2 năm, 5 đơn vị của Giấy Bãi Bằng liên tục được cấp chứng chỉ, cho thấy việc mở rộng diện tích rừng trồng FSC hoàn toàn khả thi. Vậy nếu trồng rừng FSC chỉ là nâng cao năng lực quản lí vậy tại sao trong nhiều năm qua các địa phương không thể thực hiện?

10 tiêu chuẩn rừng FSC tại Việt Nam 

1. Tuân theo pháp luật và Tiêu chuẩn FSC Việt Nam

2. Quyền và trách nhiệm sử dụng đất

3.Quyền của người dân sở tại

4. Quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân

5. Những lợi ích từ rừng

6. Tác động môi trường

7. Kế hoạch quản lý

8. Giám sát và đánh giá

9. Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao

10. Rừng trồng

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm