| Hotline: 0983.970.780

Tôm gặp tai họa kép!

Thứ Tư 16/05/2012 , 10:09 (GMT+7)

Tình hình dịch bệnh liên tục xảy ra làm tôm nuôi ở ĐBSCL chết hàng loạt, sản lượng bị sụt giảm, nhiều nhà máy thiếu nguyên liệu chế biến, thế nhưng nghịch lý là giá tôm vẫn giảm mạnh.

Dù sản lượng thấp nhưng giá tôm nguyên liệu vẫn giảm mạnh

Tình hình dịch bệnh liên tục xảy ra làm tôm nuôi ở ĐBSCL chết hàng loạt, sản lượng bị sụt giảm, nhiều nhà máy thiếu nguyên liệu chế biến, thế nhưng nghịch lý là giá tôm vẫn giảm mạnh.

Hiện tôm sú nguyên liệu loại 20 con/kg thương lái thu mua chưa tới 200.000 đồng/kg, loại 30 con giá 145.000 - 150.000 đồng/kg, loại 40 con từ 120.000 - 125.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con được bán với giá 75.000 đồng/kg. Trong đó, giảm mạnh nhất là loại tôm cỡ lớn loại 20 con/kg khoảng 70.000 đồng/kg, còn lại giảm từ 25.000 – 40.000 đồng/kg.

Dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân ở nhiều địa phương đã đẩy nhiều hộ nuôi tôm lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần. Không những thế, ngay cả những hộ may mắn thoát được dịch bệnh cũng trở nên điêu đứng khi giá tôm nguyên liệu liên tục sụt giảm. Ông Nguyễn Văn Phong, ở thị trấn Cái Đôi Vàm, Phú Tân, Cà Mau, thở dài ngao ngán: “Năm nay rất ít người có tôm thu hoạch hoặc có thì sản sản lượng cũng không nhiều, nhưng không hiểu sao giá tôm vẫn giảm mạnh.

Từ đầu năm đền nay, mỗi kg tôm người nuôi đã mất đứt khoảng 50.000 đồng. Trong khi đó giá cả vật tư, từ xăng dầu bơm tát nước đến hóa chất xử lý, con giống, thức ăn cho nuôi tôm cái gì cũng tăng cao”. Theo ông Phong, với mỗi ha tôm công nghiệp, nếu thắng lợi thì người nuôi thu được khoảng 7 tấn tôm. Chỉ cần giá giảm 40.000 đồng thì đã mất gần 300 triệu đồng. “Gia đình tui có hơn 3 ha (8 ao tôm), gần đến cuối vụ tôm bị dịch bệnh nên phải thu hoạch sớm, năng suất chỉ đạt 4 tấn/ha nhưng cũng đã mất hơn 400 triệu đồng do giá giảm. Kiểu này thì coi như người nuôi tôm gặp họa kép rồi”, ông Phong than phiền.

Tại những vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến, tôm-lúa, người nuôi cũng gặp khó khăn không kém. Ông Tư Thiên (Tô Ngọc Thiên), ở xã Đông Hòa, An Minh, Kiên Giang, có 3,5 ha nuôi theo mô hình tôm lúa vừa thu hoạch được gần 1 tấn tôm nhưng vẫn không mấy vui. Theo ông Tư Thiên, giá tôm nguyên liệu năm nay rất khác thường. Tôm càng lớn thì mất giá càng nhiều. Thời điểm này năm ngoái giá tôm loại 20 con lên đến 270.000-280.000 đồng/kg nhưng năm nay giảm xuống mức dưới 200.000 đồng/kg. Trong khi đó, tôm loại nhỏ (40 con/kg) chỉ giảm khoảng 25.000 đồng/kg. Với giá cả như hiện nay thì càng nuôi lớn càng lỗ.

Dịch bệnh nhiều, cộng với giá tôm thương phẩm sụt giảm mạnh đã khiến không ít những DN đầu tư nuôi tôm công nghiệp mất tiền tỷ. Ông Nguyễn Danh Hiện, Giám đốc Cty TNHH Thủy hải sản Minh Phú – Kiên Giang (ở xã Hòa Điền, Kiên Lương, Kiên Giang) cho biết, trong tổng số 178 ha mà Cty đã thả nuôi (gồm cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng), từ đầu năm đến nay dịch bệnh đã làm cho 133 ha thiệt hại. Diện tích còn lại cho thu hoạch nhưng năng suất giảm khoảng 50%. Giờ lại thêm giá giảm nữa thì cầm chắc vụ tôm này Cty thua lỗ tiền tỷ. Theo ông Hiện, dù đang là thời điểm chính vụ nhưng nhiều đơn vị ở đây không dám thả tôm vì sợ bị thua lỗ do dịch bệnh và giá đầu ra thấp.

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, khó khăn hiện nay là các cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được nguyên nhân làm tôm chết hàng loạt khiến người nuôi rất dè dặt. Theo kế hoạch, năm nay toàn tỉnh sẽ thả nuôi 2.000 ha tôm công nghiệp nhưng đến nay mới thả nuôi được 900 ha. Giá tôm hiện nay lại giảm mạnh càng làm cho kế hoạch này khó có thể đạt được. Tôm nuôi công nghiệp của tỉnh cho năng suất bình quân 6 tấn/ha, chỉ cần giảm vài trăm ha thì sản lượng đã sụt giảm hàng ngàn tấn tôm... 

Đúng là người nuôi tôm năm nay gặp tai họa kép!

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm