| Hotline: 0983.970.780

Người chăn nuôi "chết" đến thắt lưng rồi

Thứ Sáu 25/05/2012 , 11:46 (GMT+7)

Không có gì chính xác hơn nếu nói chăn nuôi hiện đang chết dần chết mòn. Đáng buồn ở chỗ họ sắp chết mà chẳng có ai cứu.

Loạt bài “Người chăn nuôi gặp đại họa” đăng trên NNVN tuần qua đã phản ánh trúng thực trạng ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia cầm hiện nay. Không có gì chính xác hơn nếu nói chăn nuôi hiện đang chết dần chết mòn. Đáng buồn ở chỗ họ sắp chết mà chẳng có ai cứu.

>> “Khủng hoảng thừa” sẽ nghiêm trọng hơn?
>> Lỗ không còn ngóc đầu lên được
>> Trứng chất như núi

Ông Cao Xuân Đạm, nguyên GĐ Cty CP Giống gia cầm Lương Mỹ - một người đã rũ bỏ nghiệp nuôi gà được mấy năm nhưng trước những thông tin tồi tệ của ngành gia cầm đã bốc máy lên gọi cho tôi: “Đây là cú đánh trực diện vào người chăn nuôi nặng nhất từ trước đến nay. Chưa lúc nào người nuôi gà mặt mũi tối tăm, thua lỗ liểng xiểng như lúc này. Ô hay, giờ chẳng thấy ai lên tiếng cứu họ. Những người mới năm ngoái lên diễn đàn phát biểu hùng hồn phải nhập khẩu thịt gà, thịt lợn về ngay để kéo giá thực phẩm xuống không chẳng mấy chốc người chăn nuôi giàu to do chăn nuôi quá lời nay đi đâu hết rồi. Tôi phân tích cho ông thấy, mỗi quả trứng gà loại to mới đạt 100g, 10 quả trứng mới được một ký, bán 10.000 đồng. Mà để có 10 quả trứng mất 1,5 ký cám. Mỗi ký cám đã 12.000 đồng, vị chi 1,5 ký cám là 18.000 đồng. Như vậy cứ làm ra 10 quả trứng gà lỗ 8.000 đồng, thử hỏi một trang trại có chục ngàn mái đẻ một ngày lỗ bao nhiêu?”.

Ông Đạm nói vui chăn nuôi mấy năm nay y như đi… hát chèo. Cứ lỗ dập lỗ vùi một năm thì ngóc đầu dậy được đôi ba tháng giáp tết. Lúc lỗ thì khóc, lãi được tí lại cười y hệt mấy anh hề chèo, vừa nãy ra sân khấu khóc rống lên, đến hoạt cảnh sau xuất hiện cũng trên cái sân khấu ấy lại cười hềnh hệch. Nhưng cái cười ấy đau lắm, lặn vào bên trong, đằng sau tiếng cười là bao nước mắt. Nói như ông Đạm, với người nuôi gà khi nụ cười chưa hiện trên môi thì nó đã tắt trong cổ họng từ bao giờ. Cty CP Giống gia cầm Lương Mỹ là đơn vị gia cầm quốc doanh gần như duy nhất còn sót lại sau những cuộc đổ bộ của làn sóng đầu tư nước ngoài vào ngành chăn nuôi gia cầm với 2 đại gia sừng sỏ là C.P (Thái Lan) và Japfa (Indonesia) từ đầu những năm 1990. C.P ngay bên cạnh, sừng sững chỉ tìm cách đè bẹp Lương Mỹ.

Tuy nhiên, thương hiệu gà giống Lương Mỹ vẫn tồn tại, trở thành niềm tự hào của gà giống nội. Nước ngoài chèn ép không “chết”, nhưng đến khi thịt nhập khẩu vào thì Lương Mỹ chịu thua. Giá gà giống nhảy múa như lên đồng, ba ngày béo bảy ngày gầy, cứ giá lên được tí lại rơi thẳng đứng. Nhưng giá lên thì Nhà nước tìm cách cứu người tiêu dùng, còn giá xuống thì không thấy Nhà nước cứu người chăn nuôi gà. Những ngày này không riêng Lương Mỹ mà hàng trăm, hàng ngàn trại gà giống hoặc xối nước vứt bỏ cả triệu con gà mới bóc vỏ hoặc ăn trứng gà lộn mệt nghỉ, phát lương cho công nhân bằng trứng gà. Bởi đơn giản gà giống bán không ai mua.

Một lãnh đạo ngành Chăn nuôi cho rằng, cơ chế điều hành giá cả đặc biệt là giá thực phẩm hiện nay không xuất phát từ cái gốc của ngành. Phải xác định, cái gốc rễ ngành chăn nuôi là người chăn nuôi. Đây chính là những người SX ra thực phẩm cung cấp cho hơn 80 triệu dân Việt Nam. Chăn nuôi nước ta chưa đủ sức XK nhưng chính việc đảm bảo gần đủ thực phẩm tiêu dùng nội địa đã chứng tỏ người chăn nuôi đang gián tiếp làm giảm nhập siêu, cân bằng dần cán cân XNK. Một đất nước không thể ngành hàng nào cũng chiếm hàng đầu, chúng ta có gạo, cá, tôm, tiêu, điều, cao su… xuất khẩu số 1, số 2 thế giới thì khó đòi hỏi chăn nuôi cũng đứng vào bảng vàng này. Đơn giản Việt Nam không có thế mạnh về chăn nuôi. Tuy nhiên mỗi khi giá thịt lên việc điều hành chính sách thường đánh thẳng vào khâu SX, tức là người chăn nuôi bằng giải pháp NK thịt.

Câu nói của ông Chung Kim giữa lúc giá mỗi ký heo hơi trên trăm ngàn đồng, có người cười nhạt cho ông là lừa đảo, thấy lợi muốn ăn một mình, đánh lạc hướng xui người khác đừng làm. Nửa năm sau chắc hai ý kiến trên nhiều người đã quên.
Đây là cách điều hành đơn giản, cho hiệu quả tức thì tức là kéo giá thực phẩm hạ xuống ngay được. Nhưng về lâu dài thì hậu quả để lại lớn hơn hiệu quả. Đó là người chăn nuôi vốn thu nhập thấp, thường hưởng lợi nhỏ nhất trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi (DNSX con giống - người chăn nuôi - thương lái giết mổ) lại là người bị ảnh hưởng nặng nề do thịt NK ồ ạt, thậm chí các trang trại chăn nuôi bị phá sản hàng loạt. Người chăn nuôi chết sẽ kéo theo DNSX con giống, NMSX thức ăn gia súc chết theo, khiến kinh tế đình đốn, nhiều người mất việc làm. Cũng theo vị chuyên gia trên, thế mà chẳng những không rút ra kinh nghiệm tệ hơn đã nhiều năm nay các Bộ, ngành vẫn điều hành giá thực phẩm theo lối mòn chết người này. Một hệ quả tích tụ lại là người nào yêu chăn nuôi nhất cũng dần rũ bỏ chăn nuôi, vì cứ lúc thăng lúc giáng, nên bỏ bao công sức, tiền của, thời gian cho chăn nuôi mười năm, hai mươi năm sau nhìn lại vẫn y như ở vạch xuất phát.

Hồi giữa năm ngoái, tại một cuộc họp quan trọng tổ chức tại Bộ NN- PTNT, trong lúc hàng loạt ý kiến của Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước… bàn cách kéo giá thịt xuống càng nhiều, càng nhanh càng tốt thì có 2 ý kiến “lạc đề” nhưng đáng chú ý. Ý kiến thứ nhất của ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi đại khái là: “Chuyện giá thịt lên xuống là bình thường. Theo những thông tin chúng tôi nắm được thì dân đang tái đàn mạnh lắm, lượng thịt sẽ đủ trong 1-2 tháng tới, thậm chí dư thừa. Tôi lo mấy tháng sau chúng ta lại ngồi đây họp bàn cách nâng giá lên cứu người chăn nuôi”. Mấy người phía dưới nói ông Giao lo hão, đang chống hạn thì sợ trời mưa. Ý kiến thứ hai của một người nuôi heo nhiều nhất Nam bộ là ông Chung Kim: “Giá thịt không giữ ở mức cao được lâu đâu, các anh cứ tin tôi. Cái gì có lãi chẳng ai bảo dân cũng đổ vào làm. Chăn nuôi sẽ bung ra mạnh, thịt sẽ hạ giá rất mạnh. Nên ai đổ tiền vào căn nuôi heo thì đổ, tôi sẽ bán hết đàn heo lấy tiền đi… du lịch”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm