| Hotline: 0983.970.780

“Ông Kim Ngọc” ở Thanh Văn

Thứ Tư 27/03/2013 , 10:54 (GMT+7)

Bất cứ người dân nào cũng đều gọi ông là “Bí thư Thỉnh của chúng tôi”. Và họ đều rất hào hứng khi kể cho chúng tôi nghe việc họ đã phải “đấu” với huyện để “giành lại” ông Bí thư của mình như thế nào.

Bất cứ người dân nào của Thanh Văn (Thanh Oai, TP Hà Nội) được chúng tôi hỏi chuyện cũng đều gọi ông là “Bí thư Thỉnh của chúng tôi”. Và họ đều rất hào hứng khi kể cho chúng tôi nghe việc họ đã phải “đấu” với huyện để “giành lại” ông Bí thư của mình như thế nào.

TẦM NHÌN TỪ CÁI TÂM

"Về Bí thư Đảng uỷ xã Thanh Văn Quang Văn Thỉnh, hầu hết đều xem là “như Kim Ngọc”, nhưng Ban biên tập chúng tôi cho rằng ông có phần trội hơn Kim Ngọc.

Thứ nhất do Kim Ngọc chỉ là người ủng hộ khởi xướng của dân. Còn Quang Văn Thỉnh vừa khởi xướng vừa cùng dân thực hiện thành công. Thứ hai, Kim Ngọc chủ yếu là cải cách về kinh tế, mang tính tồn tại. Trong khi đó, cải cách Quang Văn Thỉnh - Thanh Văn không chỉ thay đổi về kinh tế mà quan trọng là xây dựng thành công một chính thể mới, một văn hoá mới. Thứ ba, Kim Ngọc được đánh giá khi sự việc đã là quá khứ, còn Quang Văn Thỉnh - Thanh Văn tự mình khẳng định bằng hiện tại và tương lai” (Công trình nghiên cứu Chính trị - Xã hội mang tên “Giai đoạn mới, Văn hoá mới, Chính thể mới” trang 221, do Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển SENA Hà Nội xuất bản, tháng 12/2012).


Ông Quang Văn Thỉnh trong vườn lan nhà mình.

Những dòng nhận định trên khiến chúng tôi bị “sốc”. Tìm về xã Thanh Văn, chúng tôi chưa gặp ông Thỉnh vội mà la cà khắp xã để hỏi chuyện nhiều người, từ người dân cho đến các đảng viên... Điều thật thú vị là không chỉ đảng viên mà bất cứ người dân nào của Thanh Văn được chúng tôi hỏi chuyện cũng đều gọi ông là “Bí thư Thỉnh của chúng tôi”. Và họ đều rất hào hứng khi kể cho chúng tôi nghe việc họ đã phải “đấu” với huyện để “dành lại” ông Bí thư “của mình” như thế nào.

Dân tha thiết giữ lại làm cán bộ

Ngày 1/8/2010, Đại hội lần thứ 22 của Đảng bộ xã Thanh Văn nhiệm kỳ 2010- 2015 khai mạc. Chủ trương của Huyện uỷ Thanh Oai là nhiệm kỳ này ông Quang Văn Thỉnh sẽ nghỉ (tính đến lúc đó, ông đã làm Bí thư Đảng uỷ liên tục 7 khoá, 23 năm, tuổi cũng đã 70).

Một điều không thể không nói đến ở Thanh Văn, là ngay từ năm 2000, khi tỉnh Hà Tây (cũ) chưa có chủ trương phát triển trang trại ở đồng bằng thì lãnh đạo xã đã vận động bà con chuyển đổi những diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả sang làm trang trại. Kết quả là hiện ở Thanh Văn có trên 50 trang trại. Những trang trại này đang mang lại cho chủ nhân của chúng nguồn thu nhập gấp nhiều lần cấy lúa.

Một đoàn cán bộ, trong đó có 3 Phó Bí thư Huyện uỷ, đã được Huyện uỷ cử về Thanh Văn để dự đại hội và chỉ đạo trực tiếp. Tại đại hội, Phó Bí thư Huyện uỷ phụ trách cơ sở Đảng đã công bố quyết định của Huyện uỷ để ông Quang Văn Thỉnh, Bí thư Đảng uỷ xã đương nhiệm, nghỉ hưu. Bản thân ông Thỉnh cũng xin nghỉ với lý do tuổi cao.

Nhưng ngay lập tức, hàng chục đảng viên đã liên tiếp có ý kiến không nhất trí với quyết định của Huyện uỷ và với ý kiến của ông Quang Văn Thỉnh. Các ý kiến đều rất thẳng thắn, rất thật lòng, rất quyết liệt: Quang Văn Thỉnh là một bí thư có tâm, có tài, có đức, có tầm nhìn xa, có lối sống trong sạch, đã lãnh đạo đảng bộ và nhân dân Thanh Văn một cách đúng đắn, sáng tạo, mang lại đời sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, bình yên cho nhân dân...

Khi vào đảng, mỗi đảng viên đều có lời thề “Phấn đấu đến hơi thở cuối cùng cho dân, cho nước, cho lý tưởng”. Vì vậy, khi đảng bộ và nhân dân còn tín nhiệm thì đảng viên không được thoái thác nhiệm vụ. Chọn bí thư là quyền của đại hội chứ không phải quyền của Huyện uỷ. Yêu cầu ông Thỉnh không được rút.

Sau mỗi ý kiến, tiếng vỗ tay lại ran khắp hội trường. Bên ngoài, nhân dân cũng kéo đến rất đông, thiết tha xin ông Thỉnh hãy tiếp tục nhiệm vụ. Kết quả là đại hội đã bầu ông vào cương vị bí thư với số phiếu tuyệt đối. Và thế là ông lại phải làm. Đó quả là một “đại hội lịch sử”, một đại hội “vô tiền khoáng hậu”.

Nhìn xa trông rộng

Theo Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Thanh Văn Nguyễn Thanh Hài đi thăm đồng, chúng tôi vô cùng thích thú và khâm phục, khi thấy toàn bộ đường nội đồng của xã (cách khoảng 500 m một đường) đã được bê tông hoá. Mặt đường rộng 4 m, không kể lề đường 2 bên, bê tông đổ dày 20 cm.

Đầu đường nội đồng nào cũng gối vào trục kinh tế Bắc - Nam (rộng 40 m) chạy qua Thanh Văn. Những con đường nội đồng cứ thẳng tăm tắp, còn đẹp hơn đường trục chính, đường liên xã của rất nhiều địa phương khác.


Bộ ba lãnh đạo ở Thanh Văn hiện nay: Chủ tịch UBND xã Trần Văn Tuấn (trái), Bí thư Đảng uỷ xã Quang Văn Thỉnh và Phó Bí thư Thường trực Nguyễn Thanh Hài.

Ông Hài cho biết, tổng chiều dài đường nội đồng ở Thanh Văn là 21 km. Ngoài việc để ô tô và các loại máy nông nghiệp lưu thông khi làm đất, chuyên chở vật tư nông nghiệp ra đồng và chở lúa từ đồng về, sau thu hoạch, mỗi hộ dân còn được phép sử dụng 60 m2 mặt đường để phơi lúa.

 Hỏi tổng số tiền làm đường là bao nhiêu, đáp rằng chưa kể giá trị diện tích đất hàng chục ha, nếu tính bằng giá làm đường do Nhà nước công bố là 6 tỉ đồng/km, thì giá trị của 21 km đường nội đồng của Thanh Văn đã là gần 130 tỉ đồng rồi. Nhưng do Thanh Văn tự thiết kế, tự làm, dưới sự giám sát chặt chẽ của dân, nên tiết kiệm được rất nhiều, chỉ xấp xỉ 100 tỉ đồng. Hỏi tiếp, thế trên cho được bao nhiêu tiền để làm được chiều dài đường đó?

- Cho đến nay, trên chưa cho đồng nào.

Thế nghĩa là toàn bộ từ đất cho đến tiền đều từ dân, từ xã mà ra. Làm thế nào mà một xã thuần nông, chỉ có trên 6.000 khẩu, lại có thể huy động được một lượng đất, lượng tiền lớn như thế? Huy động trong thời gian bao lâu? Có “vắt kiệt sức dân” không? Thì ra ngay từ năm 1987, khi được bầu vào cương vị Bí thư Đảng uỷ xã, ông Quang Văn Thỉnh đã chủ trương quy hoạch lại đồng đất Thanh Văn một cách bài bản, hiện đại.

Theo ông, muốn nông nghiệp phát triển, muốn nông dân giàu lên từ đất thì đồng phải cho ra đồng, đất phải cho ra đất. Chủ trương đó của ông được đảng bộ ủng hộ. Từ đảng bộ, chủ trương trên trở thành của toàn dân và được bắt tay vào thực hiện với sự đồng thuận rất cao. Muốn có đường, có mương nổi mương chìm thì đầu tiên là phải có đất.

Thế nên ngay từ khi giao đất canh tác lâu dài cho dân, lãnh đạo xã đã cân nhắc, tính toán, dành lại một diện tích đất để phục vụ cho công tác quy hoạch đồng ruộng sau này. Việc dành lại một quỹ đất như vậy đã khiến không ít người, cả dân, cả cán bộ địa phương lẫn cấp trên “nhức mắt”.

Suốt mấy năm trời, công an đã đặt ông Thỉnh trong “tầm ngắm” chỉ vì số diện tích được “giấu đi” ấy. Chỉ đến khi tiến hành làm đường nội đồng, xây dựng mương máng... thì người ta mới thấy được cái tầm nhìn xa của ông: Xã hoàn toàn chủ động được về quỹ đất, khác hẳn nhiều địa phương khác, do không có đất nên phải vận động dân hiến đất rất gian nan.

Về tiền, do xã nghèo nên có hai cách, một là phải chắt chiu. Dân chắt chiu, xã chắt chiu. Hai là phải phát triển được kinh tế, phải làm cho dân giàu lên thì mới có tiền. Đời sống của dân giàu lên bao nhiêu thì sự đóng góp nhẹ nhàng đi bấy nhiêu.

Thanh Văn đã làm bằng cả hai cách. Những đồng tiền dành dụm ấy được quản lý hết sức chặt chẽ, minh bạch, dưới sự giám sát của dân. Cùng với việc quy hoạch đồng ruộng, Thanh Văn đã dồn điền đổi thửa ngay khi tỉnh Hà Tây (cũ) chưa có chủ trương này, nên hiện giờ mỗi hộ dân chỉ duy nhất có một thửa đất canh tác.

Hai việc trên cùng với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, đã khiến nông nghiệp của Thanh Văn có sự chuyển biến căn bản về chất: Giá trị mỗi ha đất tăng gấp mấy lần trước. Cánh đồng Bồ Nâu vốn là nơi có thứ gạo nổi tiếng, được dùng tiến vua ngày trước, nay trở thành cánh đồng mẫu lớn có diện tích trên 200 ha, chuyên cấy lúa chất lượng cao, và Thanh Văn đã xây dựng thành công thương hiệu “gạo Bồ Nâu”, rất có uy tín trên thị trường.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm