| Hotline: 0983.970.780

Đổi ruộng để đem... hiến

Thứ Hai 15/04/2013 , 10:24 (GMT+7)

Có đường về, trẻ con bản Hạ khóc ré lên, xô nhau chạy tháo thân khi thấy con “quái vật” không có mồm miệng mà cõng được hàng chục người trên lưng là cái ô tô đang ù ì lăn bánh.

Trong chiến tranh, nhiều gia đình sẵn sàng dỡ nhà, lấy cột kèo, giường tủ lót đường cho xe bộ đội qua. Nay, có những con người hiến cả vườn rau, sân phơi, cầm cố sổ đỏ, thậm chí đổi cả ruộng của nhà mình cho hộ không chịu hiến đất để thôn xóm có đường dẫn lối đưa văn minh về.

ĐỔI RUỘNG ĐỂ ĐEM... HIẾN

Có đường về, trẻ con bản Hạ khóc ré lên, xô nhau chạy tháo thân khi thấy con “quái vật” không có mồm miệng mà cõng được hàng chục người trên lưng là cái ô tô đang ù ì lăn bánh.

Có điện kéo đến, mấy cụ già mắt chằm chằm nhìn cái ti vi đang chiếu cảnh múa hát, miệng tò mò hỏi cháu con: “Sao chúng mày lại khiêng được nhiều người về nhà thế? Không thấy nặng à?”…

Bản Hạ thuộc xã vùng sâu Phú Mỹ (Văn Quan, Lạng Sơn) có 70 hộ dân tộc Nùng vốn là nơi tuyệt lộ, không có đường vào vì bị chia cắt bởi suối Cóc Cưởm. Muốn ra với thế giới bên ngoài, trước đây dân phải thắp đuốc từ đêm băng suối đến Vân Mộng nghỉ một chặng, giở cơm đùm cơm nắm ra ăn lấy sức rồi đi bộ thêm 3 tiếng nữa mới xuống chợ Tu Đồn dưới thị trấn Văn Quan.

Bản Hạ nghèo xơ xác, duy nhất có ông Phùng Then bán mấy con trâu đi sắm được cái xe máy nhưng phải gửi tít bên kia suối, có việc gì đi đâu ông lại cởi quần áo, lội qua suối rồi dắt bộ xe cả tiếng mới đến chỗ tạm gọi là đường. Mùa lũ nước duềnh cao, ai ốm đau hay hết lương thực, thực phẩm trong bản phải gác cây tre qua hai bờ suối, tay cầm sào chống giữ thăng bằng, chân run rẩy bước qua, cảnh nghẹt thở không kém gì xem diễn viên xiếc.


Con đường chạy vào bản Hạ

Lợn nuôi lớn đứng chật trong chuồng, ba toa chê không dắt được đi cũng phải mời anh em chung tay mổ rồi khiêng mấy cây số ra chợ bán, ế không hết lại đem về làm thịt treo ăn dần.

Học sinh của bản đi học bữa đực bữa cái, phụ nữ trở dạ gấp người nhà phải lấy chăn buộc hai đầu cái đòn mà khiêng như khiêng lợn. Trong một dịp như thế vợ anh Vi Xuân Hành đã đẻ rơi cả đôi giữa đỉnh dốc Hàng Ca, người thân cứ lấy quần áo cũ mà túm, mà đùm cả trẻ con lẫn nhầy nhớt rau thai mang về.

Ông Vi Văn Thành, Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỹ, kể với tôi về nỗi khát khao cái đường của đồng bào mình. Trước đây làm giao thông theo Chương trình 135 có đền bù giải phóng mặt bằng nhưng sau năm 2006 sợ cứ mỗi mét đường lại một mét tiền đền bù sẽ cạn vốn, không làm được mấy đường cho dân đi, trên mới cho chủ trương vận động dân hiến đất.

Người ta còn nghĩ ra cách ghi sổ vàng thống kê chi tiết những hộ dân hiến đất, cây cối, hoa màu, công trình trên đất kiểu như sổ vàng công đức trên đền chùa. Đường mở đến đâu, dân hiến đất đến đấy, đi đầu phong trào là bản Nham. Nhà hi sinh cái sân. Nhà chặt đi vài cây hồi, cây trám. Nhà phá cả vườn chuối, đu đủ đang thời kỳ cho quả.

Ngay nhà chủ tịch xã hồi ấy đường đến nơi, ông không ngần ngại xén cả giàn phơi thóc, xén cả bậc cầu thang của cái nhà sàn cho con đường đi chạy qua sao cho thật thẳng. Thấy bản Nham làm được cái đường, bảo dưỡng được đôi chân không như trước tối ngày đi bộ, dân bản Thượng, bản Hạ cũng đua nhau hiến đất làm theo.

 hi đường xuyên bản Hạ đoạn làm cầu qua suối Cóc Cưởm vướng vào thửa ruộng rộng 3 sào của nhà ông Nông Văn Chò. Thuyết phục thế nào ông cũng một mực không hiến. Bí thư xã, chủ tịch xã rồi các ban ngành đoàn thể nhiều lần đến nhà, ông cũng đều dãi bầy rằng: “Nhà tao có 3 con trai, đã nghèo lại ít ruộng, nếu hiến đi chỉ sợ chết đói thôi. Tao phải chống đến cùng”.

Không chỉ dọa suông, ông Chò còn viết cái đơn rất thống thiết gửi lên huyện với một yêu cầu duy nhất không cho cầu qua thửa ruộng của nhà. Đội thi công thấy hết cách đã định tập kết chuyển máy móc sang làm ở xã khác. Ước mơ có một con đường của người dân bản Hạ tựa như đốm lửa mới bùng lên đã bị dội một gáo nước lạnh.

Anh Lê Văn Lượng, một người dân trong bản Hạ không hề có ruộng trong diện phải giải phóng mặt bằng nhưng thấy cảnh ấy, trong lòng như có kiến cắn. Lượng nghĩ ra một cách là lấy ruộng của nhà mình đổi cho nhà ông Chò. Anh bàn chuyện đó với vợ bị chối đây đẩy.


Anh Lượng với đàn trâu

Chị xót cũng phải bởi ruộng nhà ít ỏi phải mua thêm của ông chú đi Nam với giá 2 con trâu một sào. Mất 3 sào cầm bằng mất cả đàn trâu. Vận động, thuyết phục mãi khi vợ xuôi xuôi anh mới đến nhà ông Chò để bàn một chuyện chưa hề có tiền lệ: đổi ruộng để hiến đất.

Ông Chò tròn mắt trước đề nghị của anh Lượng nhưng dăm lần bảy lượt vẫn lắc đầu nguây nguẩy. Tìm hiểu kỹ mới hay lý do của cái lắc đầu ấy phần vì có người bàn tán rằng ruộng nhà Lượng xấu hơn nhà Chò đổi chỉ thiệt, phần vì có người bảo chỉ e ông Chò hiến xong nhà Lượng sẽ nuốt lời không giao ruộng.

 Hiểu được gốc rễ của nỗi băn khoăn, anh Lượng cho gọi bí thư, trưởng thôn tới, lại mời cả họ hàng hai bên đến làm chứng cho việc nhà anh đổi 3 sào ruộng lấy 3 sào ruộng nhà ông Chò để có đất làm cầu vào bản.

Mọi việc vẫn chưa yên khi ông Chò còn có đơn kiện đang nằm ở trên huyện. Rủ xuống UBND huyện rút đơn thì ông Chò sợ bị… phạt vì tội chống đối chủ trương làm đường của thôn xã nên chẳng dám rời khỏi nhà. Đến nước đó, chủ tịch xã Phú Mỹ phải làm một cái đơn bảo lãnh cho ông Chò đi rút lại đơn kiện...

+ Hồi Phú Mỹ được huyện xây cho cái trụ sở UBND, dân xúm đông xúm đỏ đến xem, không ngớt miệng chê bai: “Không cột, không kèo làm sao mà làm được cái nhà vớ!”. Giờ tuy vẫn còn 76% hộ nghèo nhưng nhà xây không còn là chuyện hiếm ở nơi đây.

+ Với phong trào hiến đất, toàn xã Phú Mỹ đã làm được 12 km đường liên thôn, liên xã, đẩy lùi cái biệt danh "tiệt lộ, cùng cốc" thủa nào.

Có đường, tờ mờ sáng bản Hạ đã xốn xang tiếng rao: “Có ai bán gà không? Có ai bán lợn không?” của ánh lái buôn từ mạn Lạng Sơn, Na Sầm đổ về. Có đường ti vi, tủ lạnh theo nhau về, xe máy hầu như gầm nhà sàn ai cũng một hai cái. Có đường, người ốm đi viện chóng khỏi, dân bản chẳng ai còn mời thầy cúng đến nhà. Có đường, cái văn minh về bản nhanh hơn, người chết chỉ quàn trong nhà 1-2 ngày chứ không còn để 7, 8, 9 ngày như trước.

Tôi gặp anh Lượng ven suối với gánh củi trên vai, mồ hôi đẫm đượi nơi lưng áo. Hỏi chuyện đổi ruộng làm đường anh một mực bảo: “Không đáng để nói đâu”. Anh chỉ tiếc cho niềm vui của dân bản Hạ chưa trọn vì tiếng là có đường nhưng mới chỉ là đường đất nên trời mưa dân phải lắp dây xích hay quấn thừng vào bánh xe máy mới đi được.

Không phải đảng viên, trình độ văn hóa hết lớp 3, thuần túy trồng rừng, cấy lúa, đến tận khi hiến đi 3 sào ruộng, gia đình anh Lượng vẫn là hộ nghèo, mấy năm sau mới thoát ra khỏi danh sách…

Tối hôm đó tôi nghỉ lại nhà anh. Tiếng lục lạc kêu leng keng đầu chái. Tiếng trâu thở phì phì dưới sàn. Tiếng mấy đõ ong mật vù vù ngoài vách. Soạn xong chăn màn cho tôi ngủ, anh lặng lẽ xách đèn sang cái lán chăn lợn gần cầu. Cái tốt lành lẽ như khí trời, như nước trên mó, như hành động của người đàn ông dân tộc Nùng nơi miền phên dậu của Tổ quốc này.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Gần 400ha cây trồng ở Cao Bằng bị ảnh hưởng bởi mưa to, dông lốc

Tại tỉnh Cao Bằng, mưa to kèm dông lốc từ ngày 17/4 đến nay đã gây thiệt hại 395ha cây trồng và gần 2.500 ngôi nhà.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm