| Hotline: 0983.970.780

Bí ẩn cuộc sống cựu quân nhân chuyển giới

Thứ Tư 24/04/2013 , 09:58 (GMT+7)

Trong môi trường kỷ luật thép như quân đội, nhưng Trương vẫn lén tiêm hormone nữ giới vào người để rồi sau đó bỏ sang Hong Kong.

Trong môi trường kỷ luật thép như quân đội, nhưng Trương vẫn lén tiêm hormone nữ giới vào người để rồi sau đó bỏ sang Hong Kong sống cuộc sống ẩn dật trong cơ thể một phụ nữ suốt hàng chục năm.

>> Vợ chồng chuyển giới sống thế nào?
>> Người đầu tiên chuyển giới ở Trung Quốc

Trương Khắc Sa được biết tới như là phụ nữ chuyển giới có cuộc sống bí ẩn bậc nhất ở Trung Quốc kể từ sau ca phẫu thuật chuyển giới ở Bắc Kinh năm 1988. Cuộc đời Trương dần dần được làm sáng tỏ sau lần trò chuyện với báo giới trong một ngôi nhà nhỏ hẹp tại Hong Kong, nơi “cô gái” này chọn làm chốn xa lánh thị phi.

Thích làm phụ nữ từ nhỏ

Trương sinh ngày 23/5/1962 tại thành phố Đại Liên, một trong những thành phố công nghiệp lớn nhất Trung Quốc. Là con út trong gia đình có tới 7 anh chị em, trước Trương còn một người chị và 5 anh trai.

Bố Trương từng là chỉ huy một đơn vị trong quân đội, mẹ ở nhà bán hàng tạp hóa. Cuộc sống khó khăn những năm 80 thế kỷ trước và thêm bố mẹ già yếu khiến bố Trương sớm xin ra khỏi quân ngũ, ở nhà chạy việc giúp gia đình.

Việc chuyển giới của Trương có phần nào liên quan tuổi thơ của cựu quân nhân này.

Từ khi mới lọt lòng, mẹ Trương thường hay đối xử với con út không khác gì chị gái kế.

Trương thường mặc quần áo của chị, không bao giờ mặc đồ của các anh để lại và cũng thích chơi với các em bé gái cùng lứa hơn.

Người Trung Quốc xưa thường có thói quen đặt tên con gái, mặc đồ con gái cho bé trai với niềm tin ma quỷ sẽ bị lừa và không ám quẻ hay khiến cậu bé mắc bệnh tật.

Nhưng Trương Khắc Sa nói mình từ nhỏ đã cảm thấy mình là phụ nữ, cậu bé không dám chơi với những bé trai, vì luôn bị bắt nạt và chỉ tìm thấy sự thoải mái nhẹ nhàng khi vui đùa cùng bé gái.

Cho tới giờ, trên đầu Trương vẫn còn mấy vết sẹo do bị đám con trai cùng xóm đánh lúc nhỏ.

Cậu bé càng ngày càng giống nữ giới, thậm chí, đi vệ sinh cùng các bé gái và cũng… ngồi.

Thú vui của Trương là chơi búp bê, khâu vá, thêu thùa và mặc váy diễn những điệu múa thướt tha.



Hình ảnh về Trương Khắc Sa

Hormone nữ quá nhiều cũng là vấn đề của Trương khi suốt thời cắp sách tới trường, cơ quan sinh dục của cậu bé không hề phát triển.

Bởi thế, Trương không dám đi vệ sinh cùng đám bạn nam mà len lén đợi lúc nhà vệ sinh không có ai mới vào.

Giáo viên và bạn học của Trương kể lại, cậu bé thường dành dụm tiền ăn, tiền đi xe bus của bố mẹ gửi cho để mua quần áo… phụ nữ mặc. Trương cũng để tóc dài cho giống phụ nữ từ thời học tiểu học.

Sự việc ngày càng căng thẳng, tới mức bố mẹ Trương đành cho con nghỉ học vì không chịu nổi áp lực từ hàng xóm, và cũng chẳng thể bảo con mình sống đúng với giới tính.

“Cũng may mà gia đình cho tôi một nơi bình yên, nếu không với những lời cạnh khóe, ánh mắt khinh bỉ mọi người ném về phía mình hằng ngày sẽ khiến tôi đau khổ tới mức tự tử”, Trương kể với giọng xúc động.

Lén tiêm hormone nữ trong doanh trại quân đội

Năm 1979, Trương nhập ngũ tại một đơn vị quân đội thuộc quân khu Quảng Châu, Trung Quốc. Suốt thời gian phục vụ, Trương không một lần tắm cùng các đồng đội nam mà chỉ thích tắm một mình.

Trong môi trường kỷ luật thép như quân đội, nhưng Trương vẫn lén tiêm hormone nữ giới vào người với mong muốn mình giống phụ nữ nhất có thể.

Người sau này trở thành “nhân vật chuyển giới bí ẩn” khiến dư luận Trung Quốc xôn xao nhiều năm nói rằng mình biết làm thế sẽ gặp rắc rối, nhưng mong muốn làm phụ nữ “bừng bừng trong người, không thể cưỡng lại”.

Ba năm sau, rời quân ngũ với mái tóc dài ngang vai và về nhà với bộ quần áo nữ giới, Trương gặp vô số rắc rối khi không nơi nào dám nhận anh vào làm việc.

Nhờ rất nhiều mối quan hệ, Trương được nhận vào làm tại một xưởng sản xuất đồ chơi trẻ em. Tại đây, Trương mau chóng kết thân với những nữ đồng nghiệp và sớm tối chơi đùa với họ như những người phụ nữ đích thực, cho dù ít nhiều bị mang tiếng “lại cái”.

Chuyện dần dần lan xa, Trương bị mất việc do nhiều đồng nghiệp đơn giản là “cảm thấy buồn nôn khi phải chứng kiến một nam thanh niên lả lướt hơn cả đàn bà”.

Lánh nạn đến Hong Kong

Từ sau lần mất việc đó, Trương liên tiếp nhiều năm sống trong cảnh trông chờ tiền “viện trợ” của bố mẹ do đi đến đâu cũng chỉ làm được ít thời gian rồi bị đuổi do mang tiếng là “yêu quái”.

Năm 1988, sau khi bố mẹ khóc hết nước mắt không khuyên được con trai, họ đành cho Trương tiền để đến Bắc Kinh phẫu thuật chuyển giới tính. Sau đó, để tránh điều tiếng xóm giềng, cả nhà Trương chuyển đến nơi khác, trong khi, “thiếu nữ” Trương Khắc Sa sang Hong Kong sinh sống.

Một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày phẫu thuật chuyển giới, cho tới nay Trương vẫn sống thui thủi một mình. Từng có người đàn ông chấp nhận cô, nhưng sự phản đối gay gắt của gia đình nhà trai khiến cả hai đành rời xa nhau.

Bố mẹ mất trong bệnh tật, Trương cũng không dám về quê chịu tang vì sợ cả họ sẽ mang tiếng xấu về mình.

Trương nói mơ ước lớn nhất hiện tại là tự truyện “Giấc mơ phụ nữ” của cô sẽ được xuất bản và hy vọng bạn đọc hiểu, thông cảm với mình.

Trung Quốc lần đầu chấp nhận người mẫu chuyển giới

Trần Lệ Lệ, một người mẫu chuyển giới 24 tuổi đến từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đã bị đập tan giấc mộng phô diễn vẻ đẹp và đường cong của mình trong cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ Trung Quốc năm 2004.

Nổi bật với nhan sắc kiều diễm và chiều cao 1m74, sau khi bị phát hiện việc phẫu thuật chuyển giới, cô vẫn được ủy ban này cho tham dự tiếp cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Trung Quốc.

Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, họ đã rút lại quyết định của mình với lý do "Trần Lệ Lệ không là phụ nữ thuần túy".

Tuy nhiên, đây cũng là dấu mốc về việc người chuyển giới tham dự vào những cuộc thi sắc đẹp lớn. Sau khi không được quyền tham dự Hoa hậu Hoàn vũ, Trần Lệ Lệ đã cố gắng chứng minh vẻ đẹp của mình bằng cách tham dự và đạt giải Á Hậu tại cuộc thi Hoa hậu phẫu thuật thẩm mỹ Trung Quốc.

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Acecook Việt Nam - Những dấu ấn bước đầu trong phòng chống thiên tai

Những năm qua, Acecook Việt Nam và Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa giúp cộng đồng nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai.