| Hotline: 0983.970.780

"Quan huyện" săn lùng 100 trinh nữ

Thứ Năm 13/06/2013 , 09:32 (GMT+7)

Xét về độ bệnh hoạn, không ai qua nổi dâm quan Ngô Thiên Hỷ với "tâm nguyện" cưỡng hiếp 100 trinh nữ.

Cư dân mạng Trung Quốc nhẩm tính, cứ 10 vị quan tham thì có 9 vị thích bồ bịch, gái gú. Nhưng xét về độ bệnh hoạn, không ai qua nổi Ngô Thiên Hỷ với "tâm nguyện" cưỡng hiếp 100 trinh nữ.

>> Những thú vui bệnh hoạn


Ngô Thiên Hỷ bị bắt 

Cho đến ngày bị bắt, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Chính hiệp huyện Trấn Bình, đại biểu HĐND tỉnh, tổng giám đốc Tập đoàn Giả Tống, Ngô Thiên Hỷ nắm trong tay số tài sản kếch xù.

Hệ thống các Cty trách nhiệm hữu hạn của Ngô Thiên Hỷ với: Tài sản Cty là 107.6 triệu NDT, trong đó tài sản cố định là 64 triệu NDT, tài sản lưu động là 43.6 triệu NDT, có 18 doanh nghiệp thành viên và tổng cộng 1.380 nhân viên.

Thời trẻ, Ngô là một điển hình nông dân làm giàu ở huyện Phương Bình, thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Dù chỉ mới học hết sơ trung (tương đương trung học cơ sở ở Việt Nam), Ngô tự tay xây dựng nên cơ ngơi đồ sộ của mình.

Thời cơ hàn, để kiếm miếng cơm qua ngày, Ngô thường phải đi xin cơm thừa canh cặn khắp huyện bởi cái nghề đạp xe ba gác đi đưa cơm thuê không đủ sống.

Sau một thời gian lang bạt khắp nơi, Ngô tích lũy chút vốn rồi vay mượn họ hàng mở lò gạch, hành động được báo chí Trung Quốc mô tả là “ăn gan hùm” thời bấy giờ bởi Trung Quốc ngày đó còn dựa chính vào nông nghiệp và chẳng mấy ai có gan làm lò gạch kiếm sống.

Ngày đó, một viên gạch chỉ bán được 2 đến 3 xu, nhưng với số lượng nhiều, Ngô cũng kiếm được một khoản tiền kha khá. Rồi sau đó, Ngô mở thêm lò xay bột mỳ, xưởng sản xuất thịt đông lạnh và lần hồi trở thành đại gia số một ở huyện.

Ít lâu sau, Ngô nhảy sang con đường chính trị và dần dần leo tới chức Phó Chủ tịch Ủy ban Chính hiệp huyện Trấn Bình (tương đương Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân ở Việt Nam).

Tà thuật “thái âm bổ dương” bệnh hoạn

Ít học nhưng lắm tiền, cho dù đầu óc làm ăn kinh tế hơn xa những quan chức cùng thời nhưng Ngô cũng mắc cái thứ tật giống không ít trọc phú thời phong kiến: tin vào thuật thái âm bổ dương.

Cho tới nay, người ta vẫn không thể biết ai nhồi vào đầu Ngô cái thuật bệnh hoạn và mang nặng màu sắc mê tín ấy. Ngô khai rằng, một người “đắc đạo” từng chỉ dạy ông ta phải tìm mọi cách cướp đi cái ngàn vàng của phụ nữ để trẻ khỏe sống lâu, thăng quan tiến chức.

Thế nhưng trong xã hội hiện đại, muốn thực hiện mong muốn đồi bại của mình, Ngô đành nhờ đến những kẻ có “số má” trong giới xã hội đen. Lưu Bồi, “nữ đại ca” ở huyện Trấn Bình được Ngô dùng tiền, quyền thế mua chuộc để đi bắt cóc những nữ sinh yếu ớt về phục vụ dục vọng thấp hèn của Ngô.

Sau này, tại cơ quan điều tra, nữ sinh đầu tiên bị làm nhục là Lý Phong, học sinh trường sơ trung Giả Tống khai rằng, cô bị bắt cóc và được trả 2.000 NDT sau đêm kinh hoàng trong nhà nghỉ.

Thế nhưng, điều đáng nói là nữ sinh này lại tiếp tục “giới thiệu” các bạn học của cô là Hạ Khiết, Cam Vũ cho “Ngô bá bá". Rồi những nữ sinh kia lại giới thiệu những nữ sinh khác, tất cả họ đều khai rằng số tiền ấy quá lớn với một gia đình nông dân và vì sợ “Ngô bá bá” bán cho bọn ma cô cai quản gái điếm và sợ cả nhà bị hãm hại.

Tiếp tay cho Ngô Thiên Hỷ, “nữ đại ca” Lưu Bồi thường xuyên dọa nạt, đánh đập các nữ sinh trước khi tàn nhẫn ném họ vào nhà nghỉ cho con thú họ Ngô. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát huyện Trấn Bình, “quan huyện” Ngô Thiên Hỷ cho xây dựng hẳn nhà nghỉ hai tầng để hắn ăn nghỉ và “làm việc” ở đó.

Tầng 1 là một cơ sở sản xuất đông lạnh, còn tầng hai là phòng làm việc và chỗ nghỉ ngơi của Ngô. Đây cũng là nơi Ngô dẫn các nữ sinh về và cướp đi cái ngàn vàng của những cô bé thậm chí đáng tuổi cháu mình.

Những vụ cưỡng bức nữ sinh của “Ngô bá bá” – tên mà những nữ sinh bị hại hay gọi diễn ra suốt từ năm 2005 đến năm 2007, thời điểm Ngô bị cảnh sát hình sự tóm cổ. Tòa án huyện Trấn Bình cho biết, Ngô bị bắt sau khi đã làm nhục hơn 20 nữ sinh. Trong đó nạn nhân nhỏ nhất là 12 tuổi và lớn nhất là 16 tuổi.

Một số nguồn tin cho rằng có đến 36 nữ sinh nhưng nhiều cô không xác định rõ danh tính vì e ngại, không dám tố cáo.

Tiêm thuốc độc, tử hình “dâm quan”

Khi được hỏi vì sao không tố cáo, những nữ sinh bị hại đều khai: “Cả nhà đều nói rằng đành chịu vậy, Ngô Thiên Hỷ là quan to, thế lực lớn, nên không dám báo án sợ ông ta trả thù".

Đau buồn hơn là ban giám hiệu và các giáo viên của trường học nơi các nữ sinh bị hại học cũng biết việc các học sinh của mình bị hại nhưng họ vẫn giữ im lặng không dám tố cáo.

Những nữ sinh góp phần “giới thiệu” để Lưu Bồi bắt cóc, đánh đập rồi mang đến dâng cho Ngô chỉ bị cảnh cáo do xét hoàn cảnh gia đình nghèo khó, bố mẹ ly hôn, ít tuổi, thiếu hiểu biết luật pháp.

Một giáo viên nói: “Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên đến các em học sinh đều rất hoang mang lo sợ. Chúng tôi cảm thấy áp lực vô cùng lớn, giáo viên không yên tâm dạy học, học sinh không dám ra ngoài một mình, gia đình phải đích thân đưa đón con cái. Ngay tại cổng trường cũng phải cử giáo viên đứng gác từ lúc tan trường đến lúc học sinh về hết”.

Có nhiều vụ, nữ sinh chỉ đi quãng đường 200 m từ nhà đến trường cũng bị bắt cóc rồi làm nhục, nhưng Ngô Thiên Hỷ cứ thế ung dung suốt 2 năm trời không bị công an sờ gáy.

Hai năm sau ngày bị bắt, Ngô đã phải đền mạng cho tội ác ghê tởm mà hắn gây ra. Tòa án huyện Trấn Bình tuyên tử hình và buộc Ngô bồi thường 500.000 NDT (khoảng 10 tỷ VNĐ thời bấy giờ).

Tại tòa, Ngô luôn miệng kêu oan và cho rằng “thiếu hiểu biết luật pháp, bị cáo nghĩ rằng cứ tiền trao cháo múc là được chứ không nghĩ đến việc giao cấu với trẻ vị thành niên là tội nặng có thể tử hình”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm