| Hotline: 0983.970.780

Câu hò trên công trường Nam Thạch Hãn

Thứ Tư 25/09/2013 , 11:01 (GMT+7)

Lần theo những thông tin ít ỏi, chúng tôi tìm gặp được vị “nhạc trưởng” trên công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn năm xưa - đó là ông Nguyễn Đức Hoan.

Cùng với hàng vạn người dân Quảng Nam - Đà Nẵng đi xây hồ Phú Ninh sau giải phóng, ngày 8/3/1977, nhân dân Bình Trị Thiên (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) cũng vai gánh, tay cuốc tiến về huyện Triệu Hải (huyện Triệu Phong và Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị bây giờ) phá đồi, ngăn đập xây dựng công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn.

>> Người “khai sinh” hồ Phú Ninh lần hai
>> Những người xây hồ đập miền Trung

Nhạc trưởng trên thân đập

Lần theo những thông tin ít ỏi, chúng tôi tìm gặp được vị “nhạc trưởng” trên công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn năm xưa; đó là ông Nguyễn Đức Hoan, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, nguyên Phó ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.

Ông Hoan chậm rãi kể: Thời gian khảo sát, thiết kế, thi công đập rơi vào đúng giai đoạn khó khăn nhất vì dân tình đói khổ, tỉnh mới nhập sau giải phóng nên áp lực vô cùng. Yêu cầu xây đập đặt ra hết sức bức xúc vì Triệu Hải là vùng trọng điểm của toàn tỉnh, sẽ là vựa lúa của Bình Trị Thiên khi đập hoàn thành. Thời điểm ấy, Nam Thạch Hãn là công trình lớn nhất tỉnh về tất cả mọi mặt.

Khi công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn được khởi công, ông Hoan là Phó Ban chỉ huy Thường trực. Thời điểm ấy, Trưởng ban đang ở TP Huế bận rộn với hàng ngàn công việc sau giải phóng nên ông Hoan cầm trịch chỉ huy công trường luôn.


Ông Nguyễn Đức Hoan, vị “nhạc trưởng” trên đại công trường Nam Thạch Hãn năm xưa

“Tôi phải nằm lại trên công trường chỉ huy thi công ngày này qua tháng khác. Tôi là một kỹ sư thủy lợi nên hầu như mọi việc đều phải tự tổ chức thực hiện, làm việc tính toán từng li. Vùng đất có nhiều bom đạn chiến tranh còn sót lại rất nhiều, chúng tôi phải dàn người thành hàng, dùng gậy chọc xuống đất. Chọc thấy mìn thì cắm cờ báo hiệu, chờ công binh đến xử lý”, ông Hoan nhớ lại.

Lúc này, dân công, thanh niên xung phong đào xới dưới lòng hồ rồi gánh lên đắp đập, kênh mương. Bộ đội tận dụng bom mìn, tháo ngòi, lấy thuốc nổ đánh sập đồi, xẻ núi. Phần sắt thép thì chế thành dụng cụ đào đất.

Khí thế xây hồ đập ngút trời. Lúc huy động thanh niên lớn nhất lên đến 2 vạn người. Khi đó thanh niên đồng bào dân tộc ở các huyện Hướng Hóa, A Lưới, Nam Đông, Minh Hóa, Tuyên Hóa… cũng theo từng đoàn xe với cuốc xẻng trên vai vượt rừng núi xuống Triệu Hải để góp sức xây dựng công trình Nam Thạch Hãn.

“Khi làm xong công trình thì có đến trên 150 người chết và bị thương. Trong đó nhiều cô gái tuổi mới đôi mươi dẫm phải mìn nổ đứt lìa bàn chân”, ông Hoan buồn bã nhớ lại.

GIỮ CHÂN NGƯỜI RA ĐI

Sau khi đập được xây xong, nguồn nước mát chảy thẳng về những cánh đồng. Vụ mùa đầu tiên nhân dân Quảng Trị trúng đậm. Một vùng cát trắng, sỏi đá rộng lớn được phủ một màu xanh bạt ngàn của lúa và hoa màu. Người dân Quảng Trị truyền tai nhau câu vè khi công trình thủy lợi thành công: “Thôi hết cạn rồi chợ Cạn ơi”. Vùng chợ Cạn trước đây quanh năm thiếu nước, người dân phải đi chắt nước uống vô cùng cực khổ. Sau khi nước từ Nam Thạch Hãn về, người dân sống trong ngất ngây sung sướng.

Đến tận bây giờ chất lượng công trình vẫn vô cùng tốt, chưa có một hạng mục nào làm vào thời gian ấy bị hư hỏng. Sau đó, Nam Thạch Hãn còn được công nhận là công trình thủy lợi tốt nhất của châu Á.

Cũng theo ông Hoan, công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn ngoài việc tưới tiêu cho hàng chục ngàn héc ta lúa của tỉnh Quảng Trị và huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế), nó còn có ý nghĩa về chính trị đặc biệt quan trọng. Bởi vùng Hải Lăng, Triệu Phong toàn cát trắng, sỏi đá lổm ngổm chẳng cây gì sống nổi. Dân tình đói kém, khốn khổ trăm bề.

Lúc này có rất nhiều người theo nhau di dân vào Nam khiến làng mạc tiêu điều. Sau khi có đập, dân không còn bỏ làng đi nữa mà còn quay về làm ăn. “Đó còn là công trình thể hiện sự đoàn kết, là biểu tượng của sự đoàn kết của nhân dân Bình Trị Thiên sau ngày hòa bình”, ông Hoan nhấn mạnh.

CẢM HỨNG CHO VĂN NGHỆ SĨ

Từ QL1A, chúng tôi theo dấu chân của hàng vạn người đi xây đập năm xưa, tìm lên vùng Trấm - Đá Đứng. Trước mắt chúng tôi, đập Nam Thạch Hãn sừng sững giữa mênh mang núi rừng.

Ông Võ Xuân Tân (cán bộ vận hành đập) vồn vã kể chuyện về bài hát “Câu hò trên công trường Nam Thạch Hãn” của nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác sau khi chứng kiến hàng vạn người dân Bình Trị Thiên hồ hởi “chân đồng, vai sắt” đi xây đập.

Ông Tân nguyên là bộ đội 186, tham gia trực tiếp xây dựng đập. Đập hoàn thành, ông xin ở lại bảo vệ và vận hành đập. “Hồi đó thanh niên cả 3 tỉnh hăng hái theo lời hiệu triệu: Đập Trấm là cơm no áo ấm. Nó trở thành động lực thôi thúc và thách thức cả một thế hệ trẻ. Lúc đó, những ai không khăn gói lên đường đi xây đập nếu như không có nhiệm vụ khác thì cũng xem như là hèn nhát, thiếu chí khí”, ông kể lại.

Tiễn tôi ra về, ông Tân cất lại lời bài hát “Câu hò trên công trường Nam Thạch Hãn”: Khoan ơi dô khoan xin mời các bạn, hò là khoan/ Ta nắn dòng mương bắc qua sông qua suối/ Ta cho dòng nước biếc đó chảy xuống đồng xa/ Anh em ta ơi, ới chị em ơi/ Ta bắt tay vào nhanh ta đào thật sâu/ Khoan ơi dô khoan xin mời các bạn/ Khoan ơi dô khoan ơi hò là dố khoan/ Chừ đượm mồ hôi để ngày mai say mùa/ Cho đồng hoang hóa lên xanh lúa xanh mầu…


Một khu vận hành của đập Nam Thạch Hãn để điều tiết đưa nước về xuôi

Bài hát ấy từng truyền tai một thế hệ thanh niên Bình Trị Thiên qua loa phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau đó lại được chép trao tay nhau hát dậy cả công trường những lúc mệt nhọc.

Cũng theo “nhạc trưởng” Nguyễn Đức Hoan, lúc công trường đang sôi sục thi công thì có một đoàn nhà văn, nhạc sĩ ghé thăm xin đi thực tế để lấy cảm hứng. “Tôi là chỉ huy nên trực tiếp ra tiếp đoàn. Lúc đó tôi có biết anh Tường (nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường), thấy anh ca ngợi Trịnh Công Sơn lắm. Nào là tay viết tài hoa, nhạc sĩ rất có tài. Khi đó tôi cũng không để ý lắm vì không phải trong giới nghệ sĩ. Vả lại, chẳng mấy khi được nghe nhạc của ông Sơn. Nhưng tôi đồng ý và dẫn các anh ấy đi thực tế. Sau đó thì ông Sơn viết bài về công trường thật”, ông Hoan hồi tưởng.

Sau chuyến đi thực tế trên công trường đại thủy nông Nam Thạch Hãn, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết bút ký "Nam Thạch Hãn những ngày đầu tháng Ba". Bút ký này được các thế hệ nhà văn đánh giá cao, đồng thời là một tư liệu quý giá về một thời rần rật khí thế đi xây hồ, đắp đập của thanh niên Việt Nam.

“Chúng tôi là những người kế thừa, vận hành công trình nhưng chưa bao giờ thấy lòng hồ cạn nước. Dù hạn hán khô hết sông hồ thì Nam Thạch Hãn vẫn đầy ắp nước phục vụ tưới tiêu cho hàng chục ngàn héc ta lúa và cả nước sinh hoạt cho nhân dân”, GĐ Xí nghiệp Thủy nông Nam Thạch Hãn Hồ Trọng Long. 

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm