| Hotline: 0983.970.780

Trang trại gián của Trung Quốc

Thứ Hai 04/11/2013 , 09:12 (GMT+7)

Theo tờ Telegraph của Anh, loài gián đang trở thành một động vật được nuôi với số lượng lớn ở Trung Quốc để làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Chỉ với 2 lần chao qua dầu đang sôi, những người dân miền Bắc Trung Quốc có thể thưởng thức món gián chiên một cách ngon lành.

Theo tờ Telegraph của Anh, loài gián đang trở thành một động vật được nuôi với số lượng lớn ở Trung Quốc để làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Chỉ với 2 lần chao qua dầu đang sôi, những người dân miền Bắc Trung Quốc có thể thưởng thức món gián chiên một cách ngon lành.

"Vị thuốc tự nhiên"

Gián là loài động vật có ruột đặc như phô mai, kèm theo đó là mùi khai đặc trưng của amoniac trong cơ thể chúng. Tuy nhiên, người Trung Quốc không ăn gián vì mùi hay vị mà là tin tưởng vào khả năng chữa bệnh của thịt gián.

Lưu Vũ Sinh, giáo sư của Trường Đại học Nông nghiệp Sơn Đông, người đứng đầu Hiệp hội côn trùng tỉnh Sơn Đông nói: “Chúng thực sự là một phương thuốc thần kỳ. Gián có thể chữa được một số bệnh và thậm chí có tác dụng nhanh hơn các thuốc Tây y thông thường”.

Ông Wang, một nông dân đã nuôi gián đất trong 10 năm để làm dược liệu y học cũng phải "chuyển mình" theo xu hướng của thị trường khi chuyển sang nuôi gián thường. Hai năm trở lại đây, Wang đã đầu tư nuôi gián thường, những con vật màu đồng, bay được và có mùi hôi đặc trưng.


Chủ trang trại gián nuôi gián

Wang nói: “Đây không phải là những con gián bạn thường thấy trong nhà. Có hàng trăm loài gián khác nhau nhưng không phải con nào cũng có khả năng chữa bệnh. Loài mà tôi đang nuôi có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông”.

Đột nhập ổ gián

Bên trong chiếc hầm Wang dùng để nuôi gián là hàng trăm chiếc tổ của loài côn trung này. Chúng được vít chặt vào trần bê tông và nằm dọc theo dãy hành lang tối tăm của căn hầm. Những chiếc tổ được ngăn bằng lưới thép nhưng vẫn có một số con gián thoát ra và bò lên trần hầm ẩm thấp, không khi bên trong hầm sặc một mùi hôi khó chịu của gián. Ông Wang nhún vai: “Đây là mùi đặc trưng của chúng”.

Tháng 9 là thời điểm thu hoạch mùa màng của các nông dân Sơn Đông. Trong khi những đồng nghiệp trong tỉnh chất đầy nhà táo và ngô thì ông Wang lại gom riêng cho mình những bao tải đầy gián.

Wang chia sẻ bí quyết chăn nuôi gián: “Tôi phải giết chúng trước khi được 4 tháng tuổi, vì khi đó chúng sẽ mọc cánh và bay khắp nơi. Để giết những con gián đạt tiêu chuẩn rất đơn giản, chỉ cần đem những thùng nước sôi vào hành lang sau đó nhúng tổ của chúng vào đó”.


Những bao tải chứa đầy xác gián đã bị nhúng nước sôi chờ đem bán

Toàn bộ sản lượng gián thu được sẽ cung cấp cho các Cty dược phẩm và giá cả đã tăng mạnh trong vài năm trở lại đây. Chính vì thế, Wang đã đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng lên 100 tấn/năm, gấp 5 lần kể từ năm 2011 và thuê 8 công nhân để chăm sóc gián.

Không chỉ tự chăn nuôi gián, Wang còn giúp đỡ những nông dân khác phát triển nghề nuôi gián kỳ dị này. Đã có nhiều người đến xin ông để tham quan mô hình nuôi gián, khoảng 100 nông dân trong tỉnh đã được Wang giúp đỡ, xây dựng 30 trang trại nuôi gián.

Đổ xô đi nuôi gián

Xiao Zhongwu, một chủ nông trang nhỏ ở Qufu, Sơn Đông nói: “Trước đây tôi có một xí nghiệp xe tải nhỏ. Chuyên vận chuyển đá hoa, đá cẩm thạch, giấy và một vài sản phẩm nông nghiệp cho các doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên, từ khi nghề nuôi gián bùng nổ tôi đã đi theo nghề này, rất dễ để có thể kiếm được nhiều tiền”.

Xiao nói ông đã đầu tư hơn 160.000 bảng Anh (khoảng 5,3 tỉ đồng) để xây dựng hàng loạt các trang trại nhỏ nuôi gián và đầu tư để ngăn các tấm nhựa trong trên cửa sổ của khu nuôi gián, chống không cho chúng bò ra ngoài.

Với số tiền đầu tư nhiều như vậy nhưng Xiao tiết lộ mỗi năm ông có thể thu được 30.000 bảng Anh tiền lãi từ các trại côn trùng, thậm chí năm nào trúng mùa, được giá còn có thể thu được đến 90.000 bảng. Xiao chia sẻ: “Mặc dù giá mua gián được các Cty dược phẩm đưa ra, nhưng tôi sẽ ghim hàng ở kỳ thu hoạch và chỉ bán giá khi nhu cầu lên cao để thu được nhiều lãi nhất”.

Xiao nuôi lũ gián của mình với một "công thức đặc biệt" với phế liệu và rau nghiền nhỏ, theo ông, điều này sẽ khiến chúng tổng hợp được nhiều hơn lượng axit amin, giá trị mà các Cty dược phẩm cần nhất từ những con gián. Ngoài ra, Xiao cũng chia sẻ rằng nuôi gián rất đơn giản, “chỉ cần duy trì nhiệt độ đủ ấm là chúng sẽ sống ổn định”.

Chưa được công nhận

Đến nay, dù đang phát triển nhưng nghề nuôi gián ở Trung Quốc vẫn gần như hoạt động khá âm thầm. Tuy nhiên, trong tháng 8 vừa qua, vụ "đào tẩu" của hơn 1 triệu con gián ở một trang trại tại Giang Tô đã khiến các phương tiện truyền thông chú ý đến chúng.

Chủ trang trại là Wang Pengsheng, một kỹ sư nông nghiệp 38 tuổi cho biết đã đầu tư tiền mua nhiều lô đất để xây dựng trang trại nuôi côn trùng sau 6 tháng nghiên cứu về nghề chăn nuôi cũng như thị trường mua bán gián. Wang đã đầu tư 10.000 bảng Anh để mua hơn 80 kg trứng gián về ươm giống trong các trang trại của mình.

Thế nhưng, trong khi ông ra ngoài để kiểm tra các trang trại dê và lợn khác của mình ở vùng lân cận, chính quyền địa phương đã xem việc nuôi gián là bất hợp pháp và đập bỏ trang trại của ông.

Wang nói: “Khi tôi trở về vào buổi tối, tất cả mọi thứ gần như biến mất, tất cả chỉ còn lại những đống đổ nát. Sau đó một số nhân viên của chính quyền đã xuất hiện và cố gắng giết hết những con gián đang tìm cách trốn chạy”.

Mặc dù gặp khó khăn với chính quyền nhưng Wang vẫn quyết định sẽ làm lại từ đầu. “Vấn đề hiện nay là chính phủ đang đứng trước áp lực từ những người cho rằng gián là loài động vật có hại và không nên chăn nuôi trên diện rộng”, ông nói.

Trong khi đó, một nông dân cũng tên Wang khác ở Tế Nam, Sơn Đông lại rất suôn sẻ trong quá trình chăn nuôi gián của mình. Ông đã đưa ra lời chia sẻ với sự khó khăn của người đồng nghiệp cùng tên ở Giang Tô.

Người nông dân này cũng khẳng định chưa hề có tiền lệ về việc gián của ông "đột kích" ra khỏi trang trại: “Ban đầu có một số con gián đã tìm cách chui ra ngoài, nhưng chúng tôi đã nhanh chóng dùng lưới thép dán kín các cửa sổ, từ đó chúng không thể chui ra ngoài được nữa”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm