| Hotline: 0983.970.780

Nơi 15.000 sinh linh bị vứt bỏ

Thứ Tư 13/11/2013 , 09:59 (GMT+7)

Đã nghe kể nhiều, dự định từ lâu, nhưng mãi vừa rồi, tôi mới đến thăm nơi ấy được. Đó là nghĩa trang hài nhi ở TP Pleiku (Gia Lai), nơi chôn cất hơn 15 ngàn sinh linh bị vứt bỏ. Những nấm mồ hầu hết không có tên vì chúng chưa từng được sinh ra đời.

Đã nghe kể nhiều, dự định từ lâu, nhưng mãi vừa rồi, tôi mới đến thăm nơi ấy được. Đó là nghĩa trang hài nhi ở TP Pleiku (Gia Lai), nơi chôn cất hơn 15 ngàn sinh linh bị vứt bỏ. Những nấm mồ hầu hết không có tên vì chúng chưa từng được sinh ra đời.

 

Tất cả đều vô danh

“Mẹ ơi! Nếu mẹ không bỏ con, thì năm nay - Trung thu này, con tròn 3 tuổi. Chắc con cũng được mặc quần áo mới, tay xách đèn ông sao, được ăn bánh Trung thu nữa! Con còn hát cho mẹ nghe: "Cháu lên ba..." khi mẹ dắt tay con đến trường. Nhưng điều ấy sẽ không bao giờ xảy ra nữa rồi!”.

Đó là bức thư do một du khách thay lời cho một sinh linh vô danh, nằm trong một cuốn sổ cũng vô danh ở nghĩa trang hài nhi Pleiku.

"CHÚNG CON THA THỨ CHO CHA MẸ"

Anh Sáu Phụng, người đàn ông 55 tuổi, từng có 12 năm làm việc thiện ở nghĩa trang hài nhi này, lặng lẽ dẫn tôi đến nghĩa trang trên con đường lổn nhổn đá. Hai bên vệ đường, lẩn khuất trong lùm cây dại là những đống gạch cát nằm ngổn ngang. Ngay trước nghĩa trang, có một trang thờ chung với dòng chữ “Chúng con tha thứ cho cha mẹ”.


Trang thờ chung ở nghĩa trang hài nhi

Trước đó, anh Phụng kể, nghĩa trang này do linh mục Nguyễn Văn Đông ở ở nhà thờ Đức An, TP Pleiku, lập năm 1992. Ban đầu, linh mục Đông đến các bệnh viện nhận những thai nhi bị mẹ chúng phá bỏ, về chôn tại vùng đất dành cho những người không có thân nhân.

Vào dịp Trung thu năm 2004, người ta mang đến chỗ linh mục Đông một bọc ni lông khá lớn, đó là một bào thai, một em bé đã đầy đủ hình hài. Vị linh mục nhẹ nhàng dùng tay đỡ em ra đặt trên một tờ báo.

Thật bất ngờ, hài nhi đưa tay bấu chặt lấy ngón tay của linh mục, động tác đầu tiên và cuối cùng của em trên cõi đời này... Sau đó, linh mục đưa em về nghĩa trang hài nhi chôn cất và đặt tên cho em là Trung Thu.

Tôi đi một vòng quanh nghĩa trang. Hàng ngàn ngôi mộ nằm san sát nhau. Có những ngôi mộ được xây chắc chắn, quét sơn sáng sủa, nhưng cũng có những ngôi mộ chỉ là nắm đất đơn sơ, lạnh lẽo. Anh Phụng cho biết, những mộ được xây là có người thân, nhưng rất ít, còn lại là của các nhà hảo tâm.

Điểm chung của các ngôi mộ này là đều có tên Vô Danh: Nguyễn Thị Vô Danh, Dương Vô Danh, Võ Vô Danh... Có cháu tên Giáng Sinh, vì chào đời (và vĩnh biệt cõi đời) vào đêm Giáng Sinh. Cũng có ngôi mộ chẳng có dòng chữ nào.

Anh Phụng bảo, tên của các cháu là do cha mẹ “nuôi” đặt cho. Ai đến đây xin xây mộ đều có quyền đặt tên cho các cháu, xây mộ theo ý họ. Do đó, hàng ngàn ngôi mộ nằm đây cái to, cái nhỏ, mỗi cái một kiểu, màu sắc khác nhau.


Một góc nghĩa trang hài nhi. Hàng ngàn ngôi mộ nhỏ xíu nằm san sát

Bên cạnh những ngôi mộ được xây cất đàng hoàng cũng có những thai nhi vừa được mang về chưa có Mạnh Thường Quân đến hỗ trợ, xây cất. Khó ai cầm lòng trước cảnh năm, ba cháu nằm trên một mỏm đất nhỏ xíu, bên cạnh còn chiếc thùng giấy, nơi chứa các cháu khi vừa bị phá bỏ. Mỗi ngôi mộ được phân biệt bằng một cây nhang hay một cái que.

Chỉ hai ngôi mộ nhỏ mới xây, anh Phụng kể: Sáng sớm đi làm, anh thấy hai bọc nilông màu đen vướng lủng lẳng trên đọt cây xương rồng bên vệ đường. Quá quen thuộc với những cảnh tượng như thế, anh biết ngay đó là những hài nhi xấu số bị vứt bỏ đêm qua. Anh nhẹ nhàng gỡ xuống, dùng rượu rửa những vùng thân thể còn sót lại rồi đi mua quan tài về khâm liệm và chôn cất hai bé.


Một sinh linh trong bọc nilông bị vứt bỏ gần nghĩa trang được mang ra tẩm liệm

Hai nấm mồ nằm kề nhau, nén nhang đêm qua chưa kịp cháy hết đã tàn dưới làn sương đêm lạnh lẽo của phố núi, cành hoa cúc cắm vội trên hai nấm mồ cũng héo rũ. Gió thổi hiu hiu, nắm tro dưới lớp cỏ xanh bay là là xung quanh nghĩa địa… khiến nơi đây càng trở nên u tịch.

“Trong số những khách thập phương hằng ngày đến thắp nhang, xin xây mộ, có không ít người là cha mẹ các cháu. Họ đến trong sự ăn năn và cầu mong con tha thứ. Nhìn nét mặt họ, tôi biết”, anh Phụng nói.

BÀNG HOÀNG DÒNG NHẬT KÝ

Đọc những dòng trên ghi trong cuốn sổ vô danh, chúng tôi không thể cầm được nước mắt.

“Chỉ còn mấy phút nữa thôi là con tròn 20 tuần tuổi rồi. Con thường nghe mọi người nói chuyện với con, con cảm nhận được sự âu yếm của mẹ, lời nói của ba và… cả những cái vuốt nhẹ của chị nữa, con có thể xoay mình, thích thú đạp vào bụng mẹ, hoặc nheo mày để trả lời.

Con biết những lúc như thế mẹ thường gọi ba tới bên con. Đối với con bây giờ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất. Mọi cảm xúc của mẹ bây giờ sẽ ảnh hưởng đến con sau này, vì thế mẹ đừng làm việc quá sức, thức khuya hay căng thẳng vì bất cứ điều gì…Con luôn bên cạnh mẹ. Bây giờ con đã được 25 tuần tuổi rồi mẹ ạ! Con đang ngày một lớn lên…


Sau khi tắm rửa sạch sẽ, hài nhi được “quàn” trong chiếc quan tài nhỏ xíu

Thế rồi tự dưng mấy hôm nay con có cảm giác mọi người không còn yêu con như ngày xưa nữa? Con không còn được nghe thấy tiếng cười hạnh phúc của cả nhà, không còn được thưởng thức những bản nhạc giao hưởng tuyệt vời nữa. Có phải con hư không mẹ?

Mẹ biết không, lúc này con hoàn toàn có thể cảm nhận được mọi thứ, con đã biết buồn rồi mẹ ạ. Con hay mất ngủ lắm, những lúc buồn như thế con thường nghĩ về ngày con sẽ được chào đời, được nhìn thấy gia đình mình, con tự nhủ: “Lúc đó con sẽ thoải mái ngủ say…và sẽ thật ngoan”. Nhưng không hiểu sao xen vào đó luôn là những cơn ác mộng… 

25 tuần 3 ngày! Con đã biết vì sao ba mẹ không còn yêu con nữa, vì con lại là một... bé gái. Đối với con điều đó không quan trọng, nhưng có lẽ với ba mẹ thì khác! 25 tuần 7 ngày! Con cũng không biết rõ điều gì đang xảy ra, ba mẹ đang có một quyết định gì đó? Khi con ra đời ba mẹ sẽ từ bỏ con chăng? Những âm thanh lạ cứ vang lên bên tai con, không phải tiếng nhạc, cũng không phải lời trò chuyện của cả nhà, nó làm con sợ lắm!


Và chôn cất cho em

Hôm nay, con biết rằng mình sẽ không được sinh ra đời, con sẽ không được mơ, không được cười, không được nắm lấy tay ba và nhận những nụ hôn của cả nhà. Điều đó như một tiếng sét. 

Con biết nó sẽ đến nhưng con không nghĩ nó đến nhanh như thế. Có vật gì đang chạm vào con, con thấy đau, nó đang muốn tách rời con khỏi mẹ. Ba mẹ đang làm gì con vậy? Con không xứng đáng được sinh ra đời sao? Con từng nghĩ rằng cuốn “Nhật kí của con” sẽ không bao giờ kết thúc, nhưng bây giờ con đã biết đoạn kết của nó rồi mẹ ạ! Thế mà con đã từng nghĩ rằng sự hiện diện của con không hề vô nghĩa…”.

Những tia nắng cuối ngày đã tắt khiến nghĩa trang hài nhi càng thêm hiu hắt. Nhìn những ngôi mộ nhỏ bé sắp hàng san sát trong nghĩa trang, tôi rùng mình, không phải vì lạnh, mà vì chợt nghĩ đâu đó nơi phố thị, không ít cô gái trót dại đang sắp dứt bỏ mầm sống trong cơ thể mình.

Giá như một lần biết đến nơi này, biết đâu họ sẽ thấu lời ai oán của những sinh linh bị tước đi quyền sống mà dừng lại...

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm