| Hotline: 0983.970.780

Vì sao nhà tuyển dụng "ngán"?

Thứ Năm 19/08/2010 , 10:04 (GMT+7)

Bị cuốn theo cuộc sống xa hoa chốn thị thành, muốn có nhiều tiền mà không bỏ công sức, nhiều người lao động đã bị sa ngã, bước vào con đường phạm tội.

Bị cuốn theo cuộc sống xa hoa chốn thị thành, muốn có nhiều tiền mà không bỏ công sức, nhiều người lao động đã bị sa ngã, bước vào con đường phạm tội.

>> Lao động ly hương: Vấp ngã & hệ lụy

Thừa máu yêng hùng, thiếu chí làm ăn

Qua tìm hiểu ở các khu công nghiệp – chế xuất (KCN – CX) thì người lao động ở một số tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, đặc biệt là lao động người Nghệ An rất có "tiếng". Công nhân ở các tỉnh khác đến làm việc, bảo vệ tại các các Cty và người dân sinh sống quanh các KCN - CX đều thừa nhận là có một bộ phận không nhỏ công nhân ở các tỉnh này thừa máu yêng hùng và thiếu ý chí làm ăn chân chính.

"Ở một số Cty có một bộ phận người lao động không có chí làm việc, lại thường xuyên có xích mích, đánh lộn hoặc chơi bời, quậy phá gây ảnh hưởng đến lợi ích của Cty hoặc quyền lợi của người lao động khác, đa phần những xung đột đó thường có mặt của người lao động có quê ở Nghệ An, Hà Tĩnh nên khi tuyển dụng các Cty đều không dám nhận công nhân quê nơi đó", một nhân viên phụ trách tuyển dụng của Cty Han soll – Dwang Apperel, KCN Bình Đường cho hay.

Có nhiều trường hợp, công nhân có xích mích với công nhân làm việc cùng hoặc nhân viên quản lí trong Cty nên về rủ rê, kéo thêm nhiều bạn bè đến tận Cty để gây lộn, thậm chí đập phá máy móc, gây hư hỏng tài sản của Cty.

Người viết bài này cũng là người miền Trung nên cũng dễ dàng được một số lao động đồng hương chia sẻ. Thanh Hùng (Yên Thành, Nghệ An) đã từng có việc làm khá ổn định tại một Cty điện tử ở KCX Linh Trung cho biết: "Em vừa bị đuổi việc cách đây mấy bữa, giờ lại phải vất vả mang hồ sơ đi xin việc khác làm mà sống".

Lí do mà Hùng bị Cty đuổi việc là: "Cty có 6 người bảo vệ thì em đều quen hết, thỉnh thoảng đi làm về em lại giấu một ít thiết bị, máy móc vào trong người rồi ra bán cũng được vài trăm ngàn tiêu, tất nhiên là được mấy người bảo vệ làm ngơ, nhưng không hiểu sao Cty vẫn biết được và thế là em thành ra lại thất nghiệp".

Hùng kể chuyện đó với đôi mắt tỉnh queo, cứ như thế đó là một “chiến công” hoặc có chăng cũng chỉ là sự tiếc nuối khi cậu bị phát hiện sớm quá. Dường như Hùng không nhận thức được rằng việc cậu lấy cắp những thiết bị đó có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích Cty.

Cũng có nhiều công nhân kiếm thêm tiền bằng việc tăng ca nhưng số tiền kiếm được lại phung phí vào những cuộc nhậu cùng bạn bè, những cuộc thác loạn trong phút chốc, đến lúc tỉnh ra thì đã muộn.

Phạm tội có tổ chức

Trường hợp bạo động ở Cty Hung WaH (KCN Sóng Thần, Bình Dương) là một điển hình của dân “quê choa”. Dưới sự lôi kéo, xúi giục của đồng hương Vũ Thị X. (SN 1983), hàng trăm công đã reo hò, đập phá Cty, dưới con mắt bất lực của lực lượng bảo vệ. Hệ thống camera của Cty đã ghi lại được nhiều hình ảnh đập phá của nhiều công nhân. Mai Thị Y. đã dùng cây sắt đập cửa phòng bảo vệ, dùng nhiều cục đá ném vào sân Cty, giật một tấm tôn, lấy phấn viết: "Tăng lương, giảm giờ làm" và ra sức gào thét. Nguyễn Thị Th. cũng hung hăng xô ngã cổng Cty, rồi ném đá. Các đồng phạm khác tham gia đập bể cửa kính, nhặt kính vỡ quăng vào sân, xô đổ cổng, đập phá bảng hiệu Cty và la hét, chửi bới, tạo nên một cảnh tượng náo loạn chưa từng có.

Tháng 10/2006, tin nhóm trộm cướp do Nguyễn Văn Hoàng cầm đầu bị bắt đã làm cho đông đảo người dân hết sức vui mừng. Nguyễn Văn Hoàng và Nguyễn Văn Nga (Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) là hai anh em ruột vào làm việc tại Bình Dương từ năm 2005. Bản chất không phải người chí thú làm ăn nên chúng tụ tập thêm một số thành phần bất hảo khác là Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Tài Ba, Lưu Anh Tuấn, Phạm Văn Đức, Nguyễn Văn Phúc; có hộ khẩu thường trú từ các tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hoá, TP.HCM, chuyên môn dùng vũ lực và hung khí đi “xin đểu”, trộm cắp, gây gổ, nhằm chiếm đoạt tài sản người khác.

Mới đây nhất, công an huyện Dĩ An (Bình Dương) bắt giữ nhóm tội phạm dùng vũ lực đe dọa để chiếm đoạt tài sản của người bị hại trên địa bàn, có tuổi đời chỉ từ 18 - 22 tuổi. Kẻ đứng ra tổ chức là Hoàng Văn Bá, sinh năm 1992 (Đô Lương, Nghệ An), số đồng bọn còn lại có 3 là người Nghệ An, một ở Thanh Hóa, một ở Hà Tĩnh và một ở Bắc Giang. Chỉ trong 3 ngày từ 3 đến 5/2/2010, chúng đã thực hiện 11 vụ chiếm đoạt tài sản của người khác, chủ yếu là chiếm đoạt điện thoại di động bán để lấy tiền tiêu xài. Khi gặp "mục tiêu", những đối tượng này thường hỏi câu: "Sao mày đánh em tao?", sau đó dùng sức ép buộc "mục tiêu" phải đưa tiền hoặc điện thoại cho bọn chúng “kiểm tra”, rồi chiếm đoạt luôn.

Đã có hàng trăm án về ma túy, cướp giật, đánh nhau có liên quan đến những người lao động quê ở miền Trung. Ở Dĩ An có “làng nghề truyền thống” của người xứ Nghệ mà việc trộm xe máy được coi là “tuyệt kỹ”. Những vụ án đó xảy ra liên tiếp với những lí do hết sức đơn giản, và đa phần tuổi đời của những kẻ phạm tội còn rất trẻ. Ngày 06/11/2007, qua kiểm tra xe Honda của Trần Thị Sỹ (Thạch Hà, Hà Tĩnh) và Võ Thị Hải Yến (Bố Trạch, Quảng Bình), lực lượng công an huyện Dĩ An đã phát hiện trong xe có cất giấu 25 đoạn ống hút nhựa hàn kín hai đầu, bên trong có chứa 1,0708gram heroin. Qua điều tra, Sỹ và Yến đã thú nhận hành vì buôn bán ma túy với cách thức chạy xe Honda đến để giao hàng cho các con nghiện khi được yêu cầu qua điện thoại. (còn nữa)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khơi thông 'huyết mạch' những cánh đồng đất Cảng: Kênh mương 'cấp xã' chắp vá

HẢI PHÒNG Hệ thống công trình thủy lợi do các xã quản lý ở Hải Phòng được đầu tư từ lâu, đã xuống cấp do thiếu kinh phí tu sửa, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.