| Hotline: 0983.970.780

Thất trảm chi sớ, nghĩa động càn khôn

Thứ Năm 16/09/2010 , 10:36 (GMT+7)

Hành động dâng "thất trảm sớ" của Chu Văn An đều được các sử gia phong kiến ca ngợi "thất trảm chi sớ, nghĩa động càn khôn" (nghĩa khí của tờ sớ thất trảm làm chấn động cả trời đất).

Đền thờ Chu Văn An mới được trùng tu, tôn tạo
Chí Linh nghĩa là vùng đất tối thiêng. Quả vậy, Chí Linh có một địa thế rất đặc biệt. Trên có núi Côn, núi Phượng. Dưới có sáu con sông như sáu con rồng cùng chầu vào một viên ngọc (lục đầu giang).

>> Tôi sáng không gặp vua hiền
>> Nhà canh tân Nguyễn Trường Tộ
>> Khát vọng canh tân và bi kịch

Chính vì là đất thiêng nên tam tổ của Trúc Lâm (đệ nhất tổ Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ Pháp Loa, Đệ tam tổ Huyền Quang) có thời gian đã về đây tu hành và hoằng dương đạo pháp. Đây cũng là nơi đức Quốc Công Tiết chế Hưng đạo đại vương ở từ sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba cho đến lúc về trời, cuối triều Trần, Băng Hồ tướng công Trần Nguyên Đán cũng tìm về đây ở ẩn. Rồi cháu ngoại của ngài là khai quốc công thần triều Lê, danh nhân văn hóa thế giới (được UNESCO công nhận) Nguyễn Trãi, được triều đình cử vừa làm chức coi chùa Côn Sơn vừa trông coi đạo Đông Bắc, cũng có một thời gian dài sống ở Chí Linh. Ngày nay, Chí Linh là một huyện của tỉnh Hải Dương…

Đất thiêng thường có danh sơn, Phượng Hoàng là một dẫy núi tuyệt đẹp của Chí Linh, có 72 ngọn, có suối nước trong vắt, nằm trên địa phận xưa là xã Kiệt Đặc thuộc tổng Kiệt Đặc huyện Chí Linh. Kiệt Đặc là một xã nhỏ, thời phong kiến chỉ độ vài ba trăm dân mà có tới 18 vị đỗ đại khoa (tiến sỹ). Đây cũng chính là quê hương của Nguyễn Thị Duệ, người con gái bất chấp lệnh cấm của triều đình, đã giả trai đi thi, đỗ tiến sỹ vào cuối triều Mạc, sau được triều đình phong tặng là "nhất kính chiếu tam vương", còn dân thì gọi bà là “Bà chúa Sao Sa”. Chí Linh có "bát cổ" ( tám di tích lịch sử) thì Kiệt Đặc chiếm bốn. Đó là Huyền Thiên cổ tự ( chùa lớn làm từ đầu đời Trần); Thượng tể cố trạch (nhà cũ của Quốc phụ thượng tể Trần Quốc Trân thời vua Trần Minh Tông); Trinh Phi Cổ tháp (thờ bà Nguyễn Thị Duệ).

Nổi tiếng nhất là Tiều ẩn cổ bích hay Chu Văn Trinh ẩn cư xá (nhà cũ của cụ Tiều ẩn tức Chu Văn An). Quả vậy, Kiệt Đặc càng nổi tiếng từ khi được thầy Chu Văn An chọn làm nơi ẩn cư. Từ năm 1945, Kiệt Đặc mang tên mới là xã Văn An, để ghi nhớ một người thầy lớn, có một nhân cách lớn và một dũng khí lớn. Đền thờ thầy Chu nằm dưới chân núi Phượng Hoàng, trước đây khiêm tốn, giản dị như chính cuộc đời của thầy, nhưng từ năm 2008, đền đã được UBND tỉnh Hải Dương xuất 16 tỷ trùng tu, tôn tạo thành một ngôi đền rất hoành tráng…

Chu Văn An tên thật là Chu An, tên chữ là Linh Triệt, thời ở ẩn lấy hiệu là Tiều ẩn, sinh vào triều vua Trần Minh Tông tại làng Văn Thôn xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay là xóm Văn, xã Thanh Liệt huyện Thanh Trì (Hà Nội). Ông đỗ Thái học sinh (tiến sỹ) nhưng không ra làm quan, mở trường dạy học tại làng Huỳnh Cung bên kia sông Tô Lịch, chẳng bao lâu thầy Chu nổi tiếng là người thầy đức độ, tài năng. Câu chuyện miếu Gàn và đầm Mực ở Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội) còn đó, ghi lại chuyện vua Thủy Tề vì mến đức, phục tài thầy Chu An, đã cho hai con biến thành người đến xin thụ giáo. Gặp năm trời hạn hán, hai anh vì theo lời thầy nên trái lệnh trời, làm mưa cứu dân, kết quả là họ bị trời sai Thiên lôi đánh chết...

Ngoài 20 tuổi, thầy Chu Văn An được vua Trần Minh Tông mời làm chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám (Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên ở nước ta, lập từ đời Lý. Chức tư nghiệp tương đương với chức hiệu trưởng bây giờ), trực tiếp dạy Thái tử. Đến đời Trần Dụ Tông thì triều Trần đã suy. Vua mê muội, hôn ám, trác táng trụy lạc, không còn tư cách của một ông vua nữa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi lại một số hành động của vua như giết trẻ con lấy mật, hòa với “dương khởi thạnh” uống, thông dâm với chị ruột là công chúa Bảo Ninh để… chữa bệnh liệt dương (?), lại triệu những nhà giầu ở Bắc Ninh vào cung để cùng với mình… đánh bạc, mỗi tiếng bạc đến 300 quan tiền. Nhiều đêm vua lẻn ra khỏi cung cưỡi thuyền đi chơi, có lần bị bọn kẻ cướp cướp sạch cả ấn tín, kiếm báu…

Ngày nay, không ít kẻ chê thầy là xử sự một cách tiêu cực. Nhưng, thử hỏi hàng ngàn kẻ "mũ cao áo rộng" của mấy triều đại từ cổ chí kim, đã ai làm được như thầy?
Vua như vậy, nên bọn quyền thần thỏa sức "mình vuông hiếp chúng, gỗ tròn lăn dân", đời sống của dân vô cùng khốn khổ, trộm cướp nổi lên như ong. Thấy vậy, thầy Chu dâng sớ xin vua tiến hành cải cách một số lĩnh vực, làm trong sạch bộ máy hành chính, trước mắt chém ngay bảy tên tham quan, nịnh thần, đều là những kẻ được vua tin dùng, yêu quý, đồng thời chăm lo đến muôn dân. Tờ sớ đó được gọi là “thất trảm sớ”. Ngày nay, nội dung của tờ sớ ra sao? Những kẻ bị thầy kết tội, đòi chém là những ai? Chúng đã làm những điều tàn ác như thế nào? Chúng ta không còn được biết, vì sớ đã bị thất lạc.

Chỉ biết rằng việc làm đó của thầy đều được các sử gia phong kiến ca ngợi "thất trảm chi sớ, nghĩa động càn khôn" (nghĩa khí của tờ sớ thất trảm làm chấn động cả trời đất). Không được vua nghe theo, không chấp nhận việc sống chung trong triều với bọn quyền thần tham nhũng, thầy trả mũ áo về Kiệt Đặc ẩn cư "thân cùng mây trắng vấn vương - lòng như giếng cổ, chẳng thường gợn tăm"... Sau khi mất (26 tháng 10 năm Canh Tuất - 1370), bài vị của thầy Chu Văn An được thờ trong Văn Miếu, cạnh bài vị của bậc "vạn thế sư biểu" Khổng Tử, triều đình ban cho thầy tước “Văn Trinh Công”, có lẽ vì thế mà tên của thầy từ Chu An thành Chu Văn An. Trên sáu trăm năm nay đền thờ thầy - được xây dựng ngay ở nơi thầy ẩn cư - khói nhang không dứt. (còn nữa)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm