| Hotline: 0983.970.780

Ngàn lẻ chuyện quanh “top 4C”

Thứ Ba 21/09/2010 , 14:00 (GMT+7)

Nhiều cán bộ thời nay có được chỗ ngồi “hên”, không phải do tài năng. Chính sách luân chuyển cán bộ tạo cơ hội cho những người có quyền lực sắp xếp con cháu và những người thân tín vào các vị trí quan trọng. Trước mỗi kỳ đại hội người ta ngỡ ngàng thấy xuất hiện những gương mặt mới, trong đó có nhiều vị nằm trong “top 4C” (CCCC)…

Khá nhiều người dân đi tố cáo cán bộ
Nhiều cán bộ thời nay có được chỗ ngồi “hên”, không phải do tài năng. Chính sách luân chuyển cán bộ tạo cơ hội cho những người có quyền lực sắp xếp con cháu và những người thân tín vào các vị trí quan trọng. Trước mỗi kỳ đại hội người ta ngỡ ngàng thấy xuất hiện những gương mặt mới, trong đó có nhiều vị nằm trong “top 4C” (CCCC)…

>> Tai họa những quyết định ngẫu hứng
>> Rượu chè, bài bạc, con rơi...
>> Chuyện Chủ tịch xin từ chức& Bí thư xã đi xe Lếch - xù
>> Bản ''sớ'' 22 điều& chuyện quan ''rụng'' ở Cộng Hòa
>> ''Bom phân'' & đòn tinh thần
>> Tìm được cán bộ đàng hoàng khó quá
>> Hai mặt lá phiếu, lá đơn
>> Dân mong gì ở cán bộ?

Cách nay khoảng chục năm, tôi được anh bạn giải thích bốn chữ C là: Con cháu các cụ. Hôm rồi lại nghe anh bạn giới thiệu ông X nằm trong “top 4C”, tôi chưa hiểu “top 4C” nghĩa là gì, thì anh bạn viết luôn ra giấy bốn chữ C, lúc đó tôi mới hiểu “top 4C” là thế nào, dân Việt Nam mình bây giờ nhiều người giỏi tiếng Anh quá, đến đứa trẻ bập bẹ đã được mẹ dạy nói “bai bai”…

Ông tiến sĩ Th làquan chức tỉnh M, mọi người gọi là “bác cả”. Ông đưa con cháu và người thân khắp các sở, ban ngành, đến nỗi người ta phải kêu lên: Con cháu “bác cả” có thể thành lập được một xã ở đây. Chỉ tốt nghiệp đại học hệ chuyên tu, nhưng khi có chức vụ, để làm đẹp cho cái danh của mình ông đi học thi lấy bằng phó tiến sĩ. Mọi người nói vui là “phò tiến sĩ”, khi Bộ GD- ĐT bỏ học vị phó tiến sĩ thì ông nghiễm nhiên trở thành tiến sĩ sau một đêm ngủ dậy. Là tiến sĩ, nhưng ông không biết một câu tiếng Anh, nhưng khi giới thiệu ông với khách nước ngoài thì không ai dám quên hai chữ “tiến sĩ”.

Trước khi về hưu, ông cho sửa chiếc xe của cơ quan ban nọ hết gần trăm triệu, máy móc thay gần như mới, sau đó thì thanh lý luôn chiếc xe ấy cho người nhà của ông. Chuyện chưa dừng ở đấy, ông xin bằng được mấy nghìn mét vuông ở đầu công viên đối diện với cửa khẩu biên giới, dựng một ngôi nhà sàn gọi là khu văn hoá ẩm thực. Dân bức xúc kiện cáo tứ tung, trước thềm đại hội Đảng bộ tỉnh, để cho êm chuyện người ta bật đèn xanh cho một DN mua lại ngôi nhà đó với giá thoả đáng, “bác cả” mới chịu nghe.

 Chưa hết, ông còn xuất bản một tập sách, bao gồm: Tự truyện, thơ, ảnh của ông đi Tây, đi Tàu và ảnh của cả gia đình. Mọi người nói vui: Nếu thêm ảnh mấy cô bồ của “bác cả” thì tập sách sẽ đầy đủ hơn. Lạ thay, một tập sách như vậy, lại được ông Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Tổng biên tập tờ báo địa phương đứng tên trong Hội đồng biên tập. Trước khi về hưu ông đều tới các huyện, ban ngành tặng sách, ai được ông ấy tặng thì đều phong bao, gọi là: Giúp “bác cả” tý ti tiền in sách…

Sở X của tỉnh Z có tới 4 phó GĐ, ông Th nguyên là GĐ Cty xây dựng đang làm ăn phát đạt, được bổ nhiệm giữ chức phó GĐ Sở. Người khác được lên chức thì mừng, còn ông Th lại chả thích thú gì, gọi là phó GĐ cho oai, chứ công việc của ông chỉ phụ trách mỗi phòng hành chính. Công việc có trưởng phòng lo rồi, thành ra ông chả có việc gì làm, suốt ngày uống nước chè xót cả ruột, quan chức nào có cha mẹ chết, thì ông được cử đi viếng. Tìm hiểu ra mới biết, ông Th được đá ngược lên chức phó GĐ để có chỗ cho em của quan đầu tỉnh. Đại hội kỳ này khả năng vị đó còn được bầu vào BCH tỉnh ủy.

Người dân chuẩn bị hồ sơ tố cáo cán bộ (Ảnh mang tính minh họa)

Việc em của quan đầu tỉnh có thể được bầu vào BCH Tỉnh uỷ, nhưng cũng có thể không trúng. Vì ông này ở khối DN, thuộc diện “cơ cấu mềm”. Còn ông H, nguyên PGĐ Sở Công thương vừa nhậm chức Bí thư Thị uỷ N, nằm trong “cơ cấu cứng”, theo cách nói dân gian, cho vào cối giã cũng không trật xuất Tỉnh uỷ viên.

Ông H là em vợ ông Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, năng lực cũng thường thôi, trước khi đi làm Bí thư Thị uỷ, ông được giao tổ chức “Hội chợ thành tựu 25 năm KHKT tỉnh Z”. Thành tựu KHKT gì ngoài mấy giống lúa lai, ngô lai, mấy thanh gỗ dán, vài miếng đá xẻ… còn lại thì ngập tràn xúc xích và những bộ quần áo may sẵn đã lỗi thời, khiến dân la ó om xòm. Điều đó chả hề gì, vì ông anh rể đã cấp “dù” để ông nhảy xuống thị xã N làm Bí...thơ rồi.

Cuộc  phân chia  quyền lực đang diễn ra với nhiều kịch bản- sếp nhất đưa người của mình vào các vị trí lãnh đạo các cấp thì sếp nhị cũng đòi hỏi đưa người của mình. Nếu sếp nhất gạt người của sếp nhị thì sếp nhị cũng gạt người của sếp nhất. Thành ra có sự thoả thuận ngầm. Điển hình là ông V ở cơ quan truyền thông nọ, là người của sếp nhị, năng lực chả có gì, cạy răng cả ngày chả nói được một câu ra hồn, nhưng được cơ cấu là tỉnh uỷ viên, nghĩa là sau đại hội nếu ông V trúng Tỉnh uỷ viên sẽ giữ chức GĐ. Trước đại hội cơ sở hai tháng mà có tới gần 50 ghế được bổ nhiệm, trong số đó có nhiều người thuộc “top 4C” khiến cho một vị quan chức ở UBKTTW phải thốt lên rằng: Việc bổ nhiệm một loạt vị trí lãnh đạo, chả khác gì chuyện cưới chạy …

Trở lại chuyện xã nơi chị tôi đang sống, cứ điểm mặt một số chức danh của xã, thì thấy người nọ là anh em con chú con bác với ông bí thư, người kia có họ hàng với ông chủ tịch… Chị tôi bảo: Đến chức trưởng thôn được hưởng phụ cấp ít ỏi cũng là người nhà của các quan xã. Chỗ nào chấm mút được thì người ta đưa con cháu, anh em họ hàng vào làm. Mỗi chức phó thôn thì dân bầu thoải mái, cái chức phó thôn gõ kẻng chả có phụ cấp gì, nếu có phụ cấp thì xã giới thiệu để dân bầu chứ đâu được tự do lựa chọn?
Trên tỉnh thì như vậy, cấp huyện cũng chả kém gì. Ông H nguyên là Bí thư huyện T, đây là huyện đặc biệt khó khăn. Từ năm 2009 thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, mỗi năm huyện T được đầu tư trên 3.000 tỷ đồng trong thời gian 10 năm. Đây là nguồn vốn khổng lồ mà huyện T chưa bao giờ dám mơ tới, vì thế BQL dự án trở nên cực kỳ quan trọng. Các nhà thầu chạy quanh Ban quản lý dự án như đèn cù để được trúng thầu. Chuyện đấu thầu xem ra chả có ý nghĩa gì, bởi BQL dự án thích nhà thầu nào thì nhà thầu đó được, với rất nhiều lý do họ đưa ra đều có sức thuyết phục cả. Ghế trưởng BQL dự án nhiều người nhòm ngó, ông H dự kiến đưa con trai mình lên cái ghế đó, nhưng chả dại gì nêu ý kiến mà bật đèn xanh cho tổ chức đề xuất.

Công chức xã bây giờ cũng có giá lắm, các vị quan xã trước khi về hưu cũng nhét bằng được con cháu và người thân của mình vào những vị trí ngon xơi. Tháng 3 vừa rồi tôi về xã N thuộc tỉnh LC, nơi cách nay 35 năm tôi dạy học ở đó, ai ngờ cậu học sinh lớp hai thuở nào bây giờ giữ chức chủ tịch UBND xã. Cậu là con trai ông bí thư xã đã qua đời ít năm, cậu chả giấu diếm: Mấy lãnh đạo xã bây giờ đều do bố em đào tạo…Tôi hỏi mấy vị quan chức xã, cậu giới thiệu người này là anh vợ, người kia là em con ông chú, cháu nọ là con ông anh…Vui quá, anh em họ hàng làm trong uỷ ban đều là “đồng chí” của nhau. (Còn nữa)

Xem thêm
Thủ tướng yêu cầu không để lặp lại tình trạng thiếu điện cục bộ như năm 2023

Bộ Công thương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo EVN đảm bảo dự án được đấu điện trước 30/6.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trữ nước sông Hà Thanh, cấp nguồn vùng Nam Phù Mỹ

Với 164 hồ chứa và 31 đập chính trên sông, hệ thống thủy lợi của Bình Định đã khá hoàn chỉnh, nhưng vẫn còn những ‘lỗ hổng’ mà tỉnh này đang nỗ lực lấp đầy…

Bình luận mới nhất