| Hotline: 0983.970.780

Chung một tình yêu

Thứ Năm 07/10/2010 , 11:09 (GMT+7)

Chưa bao giờ Hà Nội lại đón nhận nhiều tấm lòng hướng về mình đến thế. Quả đúng với tinh thần mọi trái tim đều hướng về thủ đô.

Chưa bao giờ Hà Nội lại đón nhận nhiều tấm lòng hướng về mình đến thế. Quả đúng với tinh thần mọi trái tim đều hướng về thủ đô.

>> Yêu bằng trái tim người trẻ
>> Người dẫn đầu đoàn trực thăng
>> Di sản trong lòng đất và con đường Guinness
>> Đêm Hồ Gươm lung linh
>> Nồng nàn Hà Nội

Yêu Hà Nội từ lòng biết ơn 

Tôi bắt đầu đầu đi tìm hiểu những tấm lòng dành cho Hà Nội từ làng gốm Bát Tràng. Nơi xuất xứ của phiên bản cụ rùa hồ Gươm bằng gốm và đôi rồng chầu bằng sứ được rất nhiều người quan tâm trong dịp đại lễ.

 Về Bát Tràng đúng dịp triển lãm gốm sứ 1000 năm cổ truyền và hiện đại nên ở làng quê cách xa trung tâm Hà Nội hàng chục cây số này không khí lễ hội vẫn rất hào hứng. Chủ nhân của “phiên bản cụ rùa bằng gốm cổ lớn nhất”, nghệ nhân Trần Độ còn khá trẻ nhưng suốt câu chuyện về tình yêu Hà Nội, về món quà của ông và nhân dân làng gốm Bát Tràng dâng lên đại lễ tôi có cảm giác đang hầu chuyện một bậc cao niên trong làng. Còn với nghệ nhân Nguyễn Văn Binh, vẫn là cái già trước tuổi ấy, nhưng khi đã thấm chuyện rồi mới hiểu vì sao họ có được cái “thần” như thế.

 Cả hai đều nói với tôi rằng món quà của họ là đại diện của nhân dân, của những người con Hà Nội đã chịu ơn dòng sông Hồng, chịu ơn lịch sử lâu đời đã mang nghề gốm sứ đến với mảnh đất này. Món quà họ dâng lên Hà Nội, dâng lên đại lễ chỉ có thể giải thích bằng tình yêu. Cũng chính vì tình yêu Thăng Long nghìn năm tuổi mà cả ông Binh, ông Độ cùng toàn thể dân Bát Tràng bỏ công sức đi tìm hình mẫu để tạo ra những tác phẩm từ chính quê hương mình. Hành trình của họ, những linh vật họ chọn như chính lời người trong cuộc giải thích là bằng cả con tim và khối óc.Để hoàn thành phiên bản cụ rùa – linh vật Kim Quy ông Độ và dân làng phải bỏ công nửa năm trời đi tìm hình mẫu. Cuối cùng họ chọn cụ rùa hồ Gươm.

Lý do? Thần Kim Quy đã được coi như biểu tượng tâm linh của người Việt từ xa xưa đến nay. Từ thời Vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa, đến thời Vua Lê Lợi và cho đến tận ngày hôm nay thì cụ rùa đã là một biểu tượng của văn hóa Hà Nội. Với những ý nghĩa đó, nghện nhân Độ và dân làng Bát Tràng đã dâng lên đại lễ món quà “biểu tượng tâm linh vô giá của Hà Nội nghìn năm văn hiến” bằng chính những sản phẩm từ quê hương mình. Bằng chính từng nắm đất mà họ vẫn luôn tâm niệm là nhờ “chịu ơn đất Thăng Long”. Ông Độ kể rằng, suốt quá trình hoàn thành phiên bản cụ rùa hồ Gươm mỗi người tham gia đều ý thức được rằng đó có thể là kiệt tác của đời họ. “Chúng tôi làm “cụ” bằng cả trái tim. Bằng tấm lòng của người Bát Tràng đối với Hà Nội. Thế nên sau khi hoàn thành đã làm lễ trình Thành hoàng làng, Tổ nghề gốm Bát Tràng không phải chỉ để báo công mà đó còn là cách thể hiện được “tinh hoa nghề gốm đất Thăng Long” vẫn đang được gìn giữ và phát huy”.

 Còn để tìm được hình tượng đôi rồng thời Lý, ông Binh phải lật hết sách sử về các triều đại ra đọc. Nghiên cứu rất kỹ về Vua Lý Thái Tổ, ông chọn hình tượng đôi rồng là vì dựa vào tích vua Lý Thái Tổ trước khi dời đô về Thăng Long đã nhìn thấy đôi rồng từ mảnh đất này bay lên. Tìm hiểu sâu hơn nữa thì biết rằng vùng đất rồng bay lên ấy nằm ở xã Tự Nhiên (huyện Thường Tín). Đây cũng là nơi truyền kỳ về mối tình Tiên Dung – Chử Đồng Tử nên ông muốn thực hiện hoàn thành đôi rồng ngay chính tại vùng đất này. Hình ảnh đôi rồng được uốn theo con số 1000 năm là cách mà ông cùng với người Bát Tràng muốn dành những gì thiêng liêng nhất, tinh hoa nhất trong ngày Thủ đô tròn một nghìn năm.  

Một tình yêu, vạn tấm lòng 

Nắm bắt thông tin liên tục từ đại lễ chúng tôi có cảm giác “bội thực” với những gì mà Hà Nội nhận được trong những ngày này. Có thể đó là đôi áo dài nhiều tà của người miền Nam, Bức trướng phong Chiếu dời đô mạ vàng của các nghệ nhân Hiệp hội làng nghề Việt Nam hay đơn giản chỉ là hành trình đón 1000 Anh hùng và Mẹ Việt Nam anh hùng từ 63 tỉnh thành về đại lễ, Bắt gặp sự trầm trồ của công chúng khi ngắm nhìn những tác phẩm ấy chợt nhận ra rằng tình cảm mà Hà Nội đón nhận quá nồng nàn. bộ sưu tập tem mang tên 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội của một nông dân ở An Giang… Nhưng hơn hết là tấm lòng, là tình yêu Hà Nội, là trái tim mọi miền hướng về thủ đô nghìn năm hào khí thiêng liêng. Lang thang đi tìm hiểu về những tấm lòng hướng về đại lễ và thật khó để làm được phép thống kê.

Dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã công bố 19 kỷ lục từ những công trình, tác phẩm kỷ niệm đại lễ. Những ghi nhận ấy chưa thể hiện hết được tình yêu khắp mọi miền đất nước và cả bạn bè quốc tế dành cho Hà Nội nhưng ít nhiều thể hiện được rằng tất cả những món quà dâng lên đại lễ nghìn năm đều hết sức độc đáo và thiêng liêng.
Trong số những tác phẩm dâng lên đại lễ tôi ấn tượng với Bức trướng phong Chiếu dời đô. Ấn tượng không chỉ vì kích thước phủ bì dài 4,58m, cao 3,85m, nặng gần 5,5 tấn với 300 chữ mạ vàng mà một phần từ tâm huyết từ một nghệ nhân già chung tay thực hiện. Thêm vào đó là sự đồng lòng, chung một tình yêu của những người con đất Thăng Long.

Để thực hiện bức thư pháp có một không hai này, nghệ nhân Nguyễn Thế Long ở làng gò đồng Đại Bái phải mất tới 200 ngày đêm miệt mài dùng đồng vẽ chữ bằng đôi tay trần mà không sử dụng bất cứ công nghệ nào. Điều gì thôi thúc nghệ nhân già ấy lao tâm cật lực nếu chẳng phải là tình yêu? “Tôi miệt mài làm việc chỉ với mục đích hoàn thành thật nhanh, thật đẹp để cùng dâng lên đại lễ. Để thể hiện tấm lòng của mình, của ê kíp thực hiện đối với Hà Nội nghìn năm. Suốt thời gian ấy không có bất kỳ một suy nghĩ nào khác ngoài Bức trướng phong Chiếu dời đô”. Nghệ nhân Long đã phát biểu như thế trong ngày trưng bày ra mắt tác phẩm tại Công viên Lý Thái Tổ.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất