| Hotline: 0983.970.780

Khuất sau vó ngựa trường đua

Thứ Năm 04/11/2010 , 11:41 (GMT+7)

Đua ngựa là môn thể thao hấp dẫn, kịch tính. Ở Việt Nam, qua tìm hiểu chúng tôi thấy có nhiều điều bất ổn, góc khuất khó ngờ ở phía sau vó ngựa.

Đua ngựa là môn thể thao hấp dẫn, kịch tính. Ở Việt Nam, đua ngựa được cho phép hoạt động trở lại từ năm 1989 và dường như chỉ có ở trường đua Phú Thọ (TP.HCM). Qua tìm hiểu chúng tôi thấy có nhiều điều bất ổn, góc khuất khó ngờ ở phía sau vó ngựa.

Ngàn lẻ kiểu gian lận

Thứ bảy và chủ nhật, trường đua Phú Thọ tổ chức trung bình 10 lượt đua, diễn ra từ 12 giờ đến khoảng gần 17 giờ. Tuy nhiên do số lượng người đến xem không nhiều, lượng cá cược dự thưởng chính thống không cao nên tiền thưởng cho chủ ngựa thấp…

Đến để cá độ

Trọng tài phất cờ, 12 cửa chuồng ngựa được người Pháp thiết kế từ những năm 1932 tự động bung ra, các nài ngựa (người điều khiển ngựa - hầu hết là dưới 18 tuổi) thi nhau thúc những chú chiến mã tung vó trên cự ly đua 1.500 mét. Con ngựa cái có tên Hồng Nữ Xuân nhanh chóng vượt lên dẫn đầu. Phía sau, một tốp ngựa đang đeo bám quyết liệt.

Kịch tính hơn cả là vào khúc cua ở khoảng 2/3 đường đua nhiều chiến mã đã thấm mệt, bất ngờ con ngựa đực mang tên Anh Mỹ tung vó rầm rập, bụi bay mịt mù kè sát con Hồng Nữ Xuân. Cuộc so kè bất phân thắng bại một đoạn dài và khi chỉ cách đích chừng 100 mét bỗng con Anh Mỹ cắm đầu bứt phá vượt lên nửa mình so với Hồng Nữ Xuân rồi về đích trước.

Tiếng hò reo, cổ vũ vang dội cho chú ngựa thắng cuộc cũng như những tiếng than phiền, thở dài của không ít người bị thua cược. Riêng nài Phan Văn Dũng ở xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cưỡi con Anh Mỹ rời đường đua với nét mặt hớn hở, rạng rỡ. Hào hứng, kịch tính là vậy, thế nhưng trường đua Phú Thọ vẫn luôn vắng vẻ.

Theo ghi nhận của NNVN, ở trường đua cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nghiêm trọng. Khu vực khán đài cũ kỹ đến tệ hại. Chỗ ngồi không được dọn dẹp luôn bụi bặm, cáu bẩn và đầy rác. Cảnh buôn bán hàng ăn diễn ra hết sức chộp dựt đến bát nháo. Đáng nói, khu vực nhà vệ sinh thì rất dơ bẩn. Bất cứ khán giả nào có nhu cầu vào đây phải bịt mũi, nhăn mặt chịu trận bởi mùi hôi, xú uế nồng nặc.

Tại trường đua, chúng tôi thấy ngoài chủ ngựa, nài và một số ít người tìm đến thì số còn lại là những người lao động chân tay hoặc làm nghề tự do, buôn bán nhưng đều có cùng một sở thích là mê… cá cược hơn là giải trí. Nhiều khán giả tỏ ra bức xúc, khó chịu trong đó có không ít phụ nữ miệng không ngớt buông ra những lời lẽ tục tĩu nhất là khi ngựa chuẩn bị đua và trên đường đua.

Đáng chú ý, khi nài lên yên tại khu vực quần ngựa, nhiều người bỗng đổ xô đến để xem ngựa và nài. Ngỡ tưởng đây chỉ là chuyện tò mò, nhưng với nhiều người thì đến chủ yếu để xem nài tên gì, cưỡi con ngựa nào để…bắt độ. Hầu hết họ cầm bút đánh vào tờ “Bản tin chương trình đua ngựa” để cá cược.

Khi ngựa bắt đầu đi vào đường đua hướng về phía khu vực xuất phát cũng là lúc mọi người đổ về quầy mua vé dự thưởng. Một số người còn gọi điện mua vé từ các đầu nậu cá cược. Một cán bộ của CLB thể thao Phú Thọ cho biết, bán vé dự thưởng là nguồn thu nhập chính của trường đua. Dự thưởng khiến cho môn đua ngựa hấp dẫn và hứng thú hơn bởi những tiếng cổ vũ, reo hò.

Thu nhập tạo ra từ đua ngựa một phần được trả tiền thưởng cho chủ ngựa, phần đóng thuế cho Nhà nước và các chi phí khác cho hoạt động của trường đua. Nhưng hiện nay số tiền bán vé cá cược chính thức trong trường đua là một thì số tiền cá cược bên ngoài lớn gấp nhiều lần. Vì sao người chơi không chọn cá cược chính thức để tránh những rủi ro như bị “xù” khi trúng lớn- chúng tôi hỏi. Cán bộ này cho biết, cá bên ngoài tiền thưởng lớn hơn so với cá cược chính thức, bởi đầu nậu không phải đóng bất kỳ loại thuế nào.

Ông Lê Văn Nhiệm, gia đình có ba đời gắn bó với việc nuôi ngựa và đua ngựa (ở xã Đức Lập Hạ- Đức Hòa, Long An), cho biết “vì cơ sở vật chất không được đầu tư đúng mức để thu hút người xem cùng với luật đua ngựa còn mập mờ, tổ chức chưa chuyên nghiệp làm nản lòng những người tâm huyết và hâm mộ. Nếu thắng một trận, tiền thưởng trả các khoản chi phí như vận chuyển ngựa, trả công cho nài, phần còn lại chỉ đủ chi phí nuôi ngựa trong một tháng. Trong khi đó, một con ngựa đua mỗi tháng chỉ được đua có một lần. Chưa kể trước khi đua ngựa phải được chăm sóc kỹ và bồi dưỡng rất tốn kém”.

 Chủ ngựa Mai Văn Giỏi cũng ở Đức Lập Hạ than: "Tiền thưởng thấp quá khiến chúng tôi chán không buồn làm. Nếu không thắng cuộc chắc chắn bị lỗ tiền chuyên chở từ Long An lên Phú Thọ để đua. Với chúng tôi việc nuôi ngựa, đua ngựa là niềm đam mê. Nếu vì mưu sinh thì chắc chắn đã giải nghệ lâu rồi".

Đủ kiểu gian lận

Do được một người quen giới thiệu, chúng tôi gặp L, một trùm cá độ ở trường đua. L khẳng định: "Ở đây có nhiều “ông trùm” lắm, các ông mà chơi nhỏ thì không sao, còn chơi lớn cỡ nào cũng thua. Các trùm cá độ lậu có đủ mánh khóe, gian lận để tạo kết quả cuộc đua theo ý của mình. Thông thường, trùm bỏ tiền mua đứt chủ ngựa, nhằm dàn xếp ngựa thắng thua. Tiền thưởng cho ngựa thắng cuộc thấp khiến cho một số chủ ngựa dễ dàng bị các đầu nậu cá cược mua chuộc. Và khi đã bị mua chuộc thì chủ thường bỏ đói ngựa hoặc cho uống thuốc ngủ để khi ra đua ngựa vật vờ, không chịu tung vó".

+ Trường đua Phú Thọ ra đời từ năm 1932 với diện tích ban đầu 48 ha do người Pháp xây dựng, từng được xếp loại là một trong những trường đua nổi tiếng nhất châu Á. Đến năm 1975, trường đua Phú Thọ tạm thời ngừng hoạt động và cho đến năm 1989 được tái hoạt động trở lại dưới sự quản lý của Sở Thể dục Thể thao (nay thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Tháng 12/2000, UBND TP Hồ Chí Minh có quyết định thành lập Câu lạc bộ Thể thao Phú Thọ như một doanh nghiệp hoạt động có thu, quản lý và khai thác môn đua ngựa và thể thao giải trí ngoài trời.

+ Năm 2004, Cty TNHH Thiên Mã đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Câu lạc bộ thể thao Phú Thọ để cùng quản lý khai thác, tổ chức đua ngựa. Tuy nhiên, hợp đồng hợp tác liên doanh này qua gần 7 năm hoạt động đã làm thất vọng nhiều chủ ngựa cũng như những người yêu thích môn giải trí này vì tổ chức không chuyên nghiệp.

Tuy nhiên phát hiện được chiêu này, quản lý trường đua kiểm soát khá gắt gao nên chủ ngựa không sử dụng thuốc ngủ mà dùng chiêu cho ngựa đi quần nước. Nếu như buổi chiều ngựa tham gia đua thì sáng hôm đó chủ cho ra sông hay kênh rạch cho ngựa lội nước suốt buổi để làm tổn hao sinh lực. Ngựa mỏi chân, mệt nhừ nên buổi chiều vào đua không thể tung cao vó so với ngựa khác được.

Theo trùm L, việc mua chuộc nài ngựa cũng khá phổ biến tại trường đua Phú Thọ. Các trùm tìm cách mua chuộc nài, bởi nài gian lận rất khó bị phát hiện. Đa số nài ở trường đua Phú Thọ là trẻ em, thời gian làm nài ngựa lại rất ngắn (chỉ vài năm) nên dễ bị dụ dỗ bán độ. Các nài chỉ cần quất roi mạnh hay không là có thể làm ngựa chạy nhanh hay chậm.

 Tinh vi hơn là việc quất roi vào bộ phận sinh dục làm nó đau đớn sẽ chạy chậm hẳn lại để làm thay đổi kết quả cuộc đua. Hoặc bằng động tác điệu nghệ, nài ngựa níu cương là ngựa chạy chậm lại. Nhiều nài làm độ chuyên nghiệp đến mức còn biết tâm lý của từng con như kẹp chân vào bụng, thúc gót vào háng cũng làm ngựa chạy chậm lại. Điều này khiến trọng tài khó mà bắt lỗi.

Chuyện níu ngựa để làm đảo lộn kết quả dự đoán xảy ra như cơm bữa. Tuy nhiên, cũng có lúc nài gặp tình huống làm đủ chiêu nhưng con ngựa vẫn hăng máu tung vó lao về phía trước. Nài sợ bị trùm cá độ xử nên giả vờ buông cương ngã xuống và rồi dù ngựa có về nhất thì kết quả không được công nhận vì vi phạm nội quy

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm