| Hotline: 0983.970.780

Thân cò vạc nhà quê

Thứ Năm 09/06/2011 , 11:02 (GMT+7)

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tâm sự: "Những người đàn bà thôn quê sống như ở một thế giới khác và một thời khác thời chúng ta đang sống..."

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tâm sự: "Những người đàn bà thôn quê sống như ở một thế giới khác và một thời khác thời chúng ta đang sống. Họ chỉ biết đến trâu bò, lợn gà, phân gio, bùn đất, cấy hái, con cái và muôn vàn nỗi lo khác. Và điều đau lòng mà tôi biết, họ không mấy khi có được một giấc mơ đẹp. Bởi hình như họ chẳng có một ngày thanh thản để một giấc mơ đẹp có thể bay về và trú ngụ trong tâm hồn họ…". Nhận định đó đồng cảm với chúng tôi khi thực hiện loạt phóng sự này.

Những phụ nữ quang gánh xuyên biên giới 

Dịch vụ thương mại chiếm trên 44 tỉ đồng trong tổng cơ cấu kinh tế của Cao Dương (Thanh Oai, Hà Nội) phần đa nhờ vào những đôi vai yếu mềm phụ nữ.

Bắt cóc, trấn lột... chuyện hằng ngày

"Bình thường, sáng tôi bắt xe từ biên giới đi Bằng Tường (Trung Quốc) đổ hàng, chiều lại về. Bữa đó tôi đi xe của A Thành. Được một đoạn, có bốn thanh niên Trung Quốc lên xe. Đến chỗ đường vắng, một đứa đứng dậy trả tiền, ba đứa phía sau bất ngờ lôi tuột tôi xuống theo. Hoảng quá, tôi chỉ kịp kêu: “A Thành ơi, cứu em với” đã bị chúng bịt mồm, kéo xềnh xệch lên một khu đồi toàn cây xấu hổ. Mỗi lần oằn người ghìm lại chúng lại đánh, lại đạp.

Lúc xốc nách, lúc kéo sấp mặt, lúc kéo lật ngửa. Sực nhớ đến cái túi chứa 10 triệu đồng cùng trên 4.000 NDT vẫn đeo ở cổ, tôi mới bảo: “Tôi có nhiều tiền lắm. Thả tôi ra cho tôi về với chồng con, tôi biếu các anh hết chỗ tiền này”. Một đứa nghe thấy vậy liền giật cái túi rồi lại lôi tôi đi tiếp. Gần qua đỉnh đồi, thấy mấy cái xe máy đợi sẵn. Đầu nghĩ nếu phen này không thoát được chỉ có nước cắn lưỡi mà chết, tay tôi liền bám chặt vào một gốc cây. Lôi ra mãi không được, một thằng rút bật lửa định đốt vào mặt tôi, thằng khác liền can: “Đốt mặt có sẹo, bán không được tiền, đốt vào tay ấy”. Lửa bùng lên. Da thịt cháy khét lẹt, tôi vẫn không buông. Tức quá một thằng tháo giày đập thẳng vào mặt. Máu mũi, máu mồm trào ra, đau đớn tôi vẫn không rời. Mấy thằng xúm lại cạy từng ngón tay của tôi rời khỏi thân cây rồi đứa tóm tay, đứa tóm chân, khiêng đi như khiêng lợn. Bỗng có tiếng súng nổ của công an Trung Quốc. Bọn bắt cóc hoảng hốt ném tôi xuống đất tháo chạy”.

Đến bây giờ chị Nguyễn Thị Quyên (làng Thị Nguyên, Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội) vẫn nhớ như in cái ngày hãi hùng ấy. Thoát nạn rồi nhưng bị đòn đau, chị mắc chứng dù đói mấy nhưng hễ ăn vào lại thốc tháo nôn ra. Đi cắt thuốc, uống đến đâu, chỗ bị đấm đá vàng lên như nghệ, thâm dần rồi bớt nhức. Chân tay chị cả tháng sau vẫn còn mưng mủ. Những chỗ mưng, lấy kim kều nhể ra được hàng trăm cái gai dại. Dưỡng thương một thời gian, hoàn hồn rồi Quyên lại đi buôn đường dài. Có điều chị không bao giờ dám đi một mình nữa.

Cứ ba hôm chị đi một bận, mỗi bận dăm bảy ngày, buôn từ cái kẹo dừa đến lọ nước hoa, hộp phấn sáp. Trưa hôm trước từ nhà đi, cơm tối ở Hà Nội, lên tàu hai giờ sáng đến Lạng Sơn, nháo nhào chuẩn bị hàng họ qua cửa khẩu Trung Quốc cho kịp buổi chợ sớm. Tối về lại đất Lạng Sơn, Quyên mới được ăn cơm vì mải trông hàng, chuyển hàng, bán hàng nhiều lúc qua bữa lúc nào không hay, chỉ uống nước cầm hơi. Cả ngày không ăn gì với bụng rỗng cồn cào đói hôm sau gặp bữa chị cũng chỉ dám xới một lượt không dám ăn no vì sợ bụng đau. Những lúc giáp rằm trung thu, thị trường Trung Quốc khan bánh dẻo, chị đi miết 15-20 ngày liền, về đến làng khi đã nhọ mặt người, tiếng trống ếch, điệu hát tùng rinh rinh vang rền khắp lối.

Chị Nguyễn Thị Lý, một người cùng làng chuyên đi đánh hàng nón đường dài, lại một phen hút chết vì cướp giật. Lúc ấy, chị mang tiền hàng từ Trung Quốc về để trong ca bin xe tải. Biết đoạn đường nguy hiểm, chị còn cẩn thận bọc túi tiền vào mớ vải rách rồi ngồi lên trên. Không ngờ, từ cửa khẩu Pò Chài về đến đèo Sài Hồ trên đất Lạng Sơn có một chiếc Minskhơ chở ba tên cướp lặng lẽ bám đuổi. Chọn khúc cua vắng, chúng rồ ga chắn ngang đầu xe tải, đu lên cabin đánh lái xe để uy hiếp tinh thần cả nhóm.

Đánh chán, chúng quay sang vớ lấy cái chai bia, đập bay đít làm hung khí rồi xông vào bóp cổ chị. Vỏ chai cứa vào tay tên cướp. Những ngón tay vấy máu bấu chặt lấy cổ chị. Máu chảy tràn từ cổ xuống đến gót chân, chị vẫn cố kêu trong tiếng nấc nghẹn: “Em còn ba đứa con dại ở nhà, có gì xin các anh tha mạng”. Sau một chặp lục lọi không thấy tiền nong gì, bọn cướp hậm hực đào tẩu. Lý vào một nhà dân ven đường, mượn bộ quần áo để thay rồi kỳ cụi rũ sạch máu vấy từ bộ đồ cũ, cả tối hong khô để sáng mặc về. Phiên chợ sau, chị vẫn góp mặt.

Quăng quật với áo cơm

Ở Thị Nguyên, từ hồi kinh tế thị trường bung ra đã hình thành những tổ đội buôn đường dài của phụ nữ làng. Buôn trong nước có tổ Sơn La trên 100 người, tổ Lạng Sơn buôn quốc tế cỡ 30 chị. Ai ngược Sơn La thạo tiếng Mông, tiếng Thái, tiếng Mường. Kẻ buôn Trung Quốc biết tiếng Hán, tiếng Choang, tiếng Quảng. Buôn xuyên biên giới, hậu phương của họ phần đa là những ông chồng ở nhà cơm ngon, canh ngọt. Buôn đường dài đùm đúm vợ chồng con cái cùng theo. Những biệt thự đang mọc lên ngày một nhiều ở làng.

Trong ngôi nhà tiền tỉ mới xây, tôi lặng nghe chuyện đời chị Trần Thị Thuận. Chị được mẹ chồng truyền nghề buôn nón cách đây đã 30 năm. Hồi đó, mỗi chuyến nón đi Lạng Sơn mất ba ngày, một ngày đi, một ngày bán, một ngày về. Sáng sấp ngửa ở chợ Cao, chợ Chuôm thu gom nón, đóng thành hàng, thành dây. Chiều tất tả một gánh nón trên 400 chiếc nặng ngót 50kg trên vai kẽo kẹt đi bộ gần 20km đến ga Thường Tín đón tàu Nam Định lên Hà Nội. Ga xép, tàu đỗ chưa đến chục phút nên phải tranh thủ người trèo qua cửa sổ leo lên giành ghế, người phía dưới đẩy chồng nón lên sau. Lượt đi, chật chội mọi người cứ ngồi lên đống hàng mà ngủ, lượt về thưa hàng mới trải áo mưa nằm dưới gầm ghế ngả lưng. Tiền nong bó mo nang quẳng vạ vật đánh lạc hướng trộm cắp. Lạng Sơn tháng có sáu phiên chợ, chị Thuận góp mặt không thiếu phiên nào. 31 năm ròng như thế, chỉ một lần ốm mẹ chồng gàn không cho đi, phúc đức thế nào chị thoát chết trong vụ nhà xe Quang Gù đổ dốc Sài Hồ, mấy chục lái buôn bỏ mạng. Máu đỏ vấy cùng nón trắng, rải tang tóc cả một triền núi xám.

Chiến tranh biên giới kết thúc, không chấp nhận chỉ buôn bán dạng cò con ở Lạng Sơn, chị Thuận mang loại nón cổ truyền 16 vòng qua Lũng Vài, Pò Chài đi tiếp thị bên Tàu. Muốn buôn bán với bạn hàng ngoại quốc phải học tiếng. Đầu tiên là học những từ đơn giản như đồng, hào, cách đếm tiền, xấu là thế nào, đẹp nó ra sao. Chị học bất kỳ ở đâu, lúc rảnh rỗi buổi chợ ế, lúc gà gật quang gánh, giữa những cơn xóc nảy của tàu xe. Thân gái dặm trường mà sâu trong nội địa Trung Quốc như Thượng Hải, Triết Giang... chị cũng từng đặt chân tìm mối.

Những năm 90 (TK XX), cả làng Thị Nguyên rủ nhau đi buôn nón rồi đồng loạt dính đòn. Buổi đầu khách Tàu bảo nhau trả giá một đồng một chiếc, sau lùi xuống bảy hào, sau nữa năm hào. Giá nón cứ thế tuột dốc. Đem về thì tốn kém, giữ lại chẳng đủ tiền thuê kho, hàng trăm dân buôn chỉ còn nước bán tống bán tháo, khánh kiệt tài sản. Lúc mất dăm ba vạn nón do bạn hàng trốn nợ, lúc khốc liệt cạnh tranh với những thủ đoạn dìm hàng, chị Thuận vẫn kiên cường bám trụ. Vừa duy trì buôn bán vừa thanh lọc bạn hàng, phát triển lên chị còn mua xe tải riêng để chở nón. Mỗi tháng xuất bốn năm chuyến, mỗi chuyến chừng ba bốn vạn, từ nón Quảng Bình, nón Huế, nón Nam Định đến nón Trung Quốc kiểu Lâm Xung, nón Tây kiểu Mêhicô…Đối tác cứ email mẫu mã là chị lần mò, đặt hàng cho bằng được.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm