| Hotline: 0983.970.780

Vai mẹ vai con trĩu nặng nỗi lo

Thứ Ba 05/07/2011 , 12:31 (GMT+7)

Không tập trung đông sĩ tử như ở Hà Nội nhưng không khí thi ở thành Vinh (Nghệ An) cũng nóng không kém...

Không tập trung đông sĩ tử như ở Hà Nội nhưng không khí thi ở thành Vinh (Nghệ An) cũng nóng không kém. Có lân la nghe phụ huynh tâm sự mới thấy hết được sức nặng đè lên đôi vai của sĩ tử lẫn phụ huynh ở đất học này lớn đến thế nào.

>> Nhọc nhằn sĩ tử quê

Con lo một mẹ cha lo hai

Bắt chuyện với một chị phụ nữ trông khuôn mặt khắc khổ, sạm đen và hốc hác đang ngồi chờ con thi môn đầu tiên (Toán) khối A ngay trước cổng Trường Đại học Vinh. Chuyện trò một lúc chị cho biết tên là Nguyễn Thị Mai, 54 tuổi, trú tại xã Đồng Văn, Thanh Chương. Chị Mai đưa cháu Lê Văn Hiền, con trai út đi dự thi vào Trường Đại học Vinh, khoa Công nghệ thông tin. Hiền là con thứ 3 và là trai út của chị, trước cu cậu có 2 người chị gái. Các chị của Hiền vừa học xong THPT là rủ nhau vào miền Nam làm công nhân may mặc, giày da để kiếm sống. Cho nên bằng mọi giá, vợ chồng chị quyết tâm cho cậu con út học hành đến nơi đến chốn. Hiềm một nỗi là học lực của Hiền chỉ thuộc diện trung bình khá nên cả 2 vợ chồng rất lo lắng. Không biết cu cậu lo đến mức nào nhưng cả 2 vợ chồng đã phải thức trắng từ mấy hôm nay.

Chị Mai bảo gia đình chị cũng hoàn cảnh lắm. Cả 2 vợ chồng đều là dân làm nông nghiệp nên ngoài mấy sào lúa, còn phải nuôi thêm con gà, con lợn để tăng thu nhập, có tiền lo cho cháu học tập. Vụ xuân này, gia đình chị vừa gặt xong 3 sào lúa, đang chuẩn bị thu hoạch 1 sào lạc và 4 sào ngô ngoài bãi bồi dọc sông Lam thì cơn lũ đầu mùa (bão số 2) bỗng dưng từ thượng nguồn đổ về cướp mất. Cũng may là mới bán xong lứa lợn con được 3,2 triệu đồng đang để giành để nộp các khoản quỹ, phí của xã, của HTX và của xóm nay đành tạm dừng lại dùng khoản tiền đó để đưa con đi thi.

Cũng may, từ xã Đồng Văn xuống đến TP Vinh chỉ khoảng trên 50 km nên hai mẹ con đi xe buýt xuống thẳng điểm thi tại trường nên chỉ mang theo 1 triệu đồng. May nhờ giá cả dịch vụ ăn uống và phòng trọ ở Vinh thấp hơn các thành phố khác nên cũng đủ chi tiêu trong 3 ngày. "Nói thật với anh, nhà tôi đang còn một ít tiền nữa, phải giành lại để vài hôm nữa lại đưa cháu đi thi đợt 2 (khối B). Thi cử của cháu chưa biết kết cục ra sao, nhưng một điều chắc chắn là khoản tiền để đóng các loại quỹ, phí, tiền giao thông nông thôn mà xã đang réo từng ngày, sắp tới chưa biết sẽ lấy đâu ra".

"Xuống Vinh, tuy lạ nước lạ cái nhưng cũng may đã thuê được chỗ trọ với mức giá 100.000 đồng/người/3 ngày. Ba mẹ con cả đợt thi chỉ hết 300.000 đồng tiền trọ. Nhưng 2 ngày đêm qua, phòng trọ không có quạt, không có chăn màn, chiếu thì rách nát, nước tắm múc từ dưới giếng khơi lên nước đục ngầu như nước ngoài ruộng mới bừa xong, rửa mặt, tắm táp xong thấy ngứa kinh khủng nên tôi đáng thức thâu đêm quạt cho chúng nó ôn bài và ngủ để lấy sức cho qua đợt thi. Thôi thì mình vất vả một vài hôm cho con nó có sức để thi thố với bạn bè… Không biết cả 2 đứa có làm nên cơm cháo gì không?", chị Sáu cười méo mó.

Chị Nguyễn Thị Sáu, 52 tuổi, trú tại thị trấn Dùng, ngồi kế bên nói xen vào: Nhà chị Mai có một cháu đi thi còn đỡ, nhà tôi đợt thi này cả 2 anh em nó đều dự thi cả nên mới khốn khổ. Anh tính, cháu Võ Mạnh Quyền năm nay mới dự thi năm đầu nhưng vừa đăng ký dự thi vào Đại học Vinh, khoa Xây dựng (khối A) vừa dự thi vào Trường Đại học Y Nghệ An (khối B) đợt 2. Còn cháu lớn Võ Mạnh Cường, năm nay bước sang năm thứ 2, Trường Đại học Hà Tĩnh (khoa Công nghệ thông tin) nay cũng xin bố mẹ cho dự thi lại. Hiện cháu đang thi tại điểm thi Trường THCS Hà Huy Tập. Gia đình tôi chỉ có 1 suất lương hưu của tôi 2 triệu đồng/tháng, chồng tôi nghỉ theo chế độ 176 nên giờ chẳng có thu nhập gì nên việc để cả 2 cháu được đi dự thi cùng một lúc hai vợ chồng đã phải nát óc tìm phương cách xử lý, phải vay mượn, giật chỗ nọ, chỗ kia thì mới lận lưng được 2 triệu đồng.

Chẳng biết có nên cơm nên cháo

Tôi ghé vào dãy nhà trọ của chị Nguyễn Thị Lam, tại phường Hưng Dũng, TP Vinh. Nhìn thấy 4 sĩ tử ăn uống rất khổ cực, trời nóng nên càng thêm nhếch nhác. Không có nhiều tiền mang theo, cả 4 thí sinh đành chen chúc ngủ vật vờ trên giường lẫn sàn nhà, sáng nhịn đói đi thi, trưa về mua bánh mỳ ăn cho xong bữa để chiều đi thi tiếp. Học trò quê nghèo thật khổ!

Chị Trần Thị Vân, quê tại xã Thanh Long, huyện Thanh Chương nghe chúng tôi hỏi về chuyện thi cử của con cái ra sao đã không giấu được vẻ buồn bã: "Cháu Trà (con gái chị) năm nay dự thi năm thứ 2. Cháu học Trường PTTH chuyên đại học Vinh (hệ B) 3 năm liền đều được xếp vào loại học lực khá nhưng khi dự thi vào Học viện Tài chính Ngân hàng cháu chỉ được có 14,5 điểm. Năm nay cháu quyết tâm thi lại  nhưng không biết có nên cơm cháo gì không".

Chị Vân bức xúc kể chuyện, cháu Trà tiếng là học lực vào loại khá của lớp nhưng suốt cả năm học cháu cứ học thêm hết môn này đến môn kia, hết ca này sang ca khác, hết theo học nhóm bạn của Trường PTTH Phan Bội Châu, chiều lại theo nhóm bạn của Trường PTTH Huỳnh Thúc Kháng, rồi lại nhóm bạn cũng lớp, theo hết thầy này đến cô khác cứ xoay tròn như chong chóng. Học thêm gần như kín lịch trong ngày, tính ra mỗi tháng tiền học thêm bên ngoài trường hết bình quân 2 triệu đồng chứ có ít đâu. Năm học lớp 12, tiền học thêm ngốn mất trên 20 triệu đồng.

Thấy cháu đi học thêm triền miên mà không giành thời gian để ôn luyện nên bố cháu đã bảo tôi: "Con đi học thêm kiểu ấy sẽ chẳng được tích sự gì, chẳng khác nước đổ đầu vịt" nên bắt cháu ngừng học thêm để tìm thầy học đúng theo chương trình SGK. Nhưng tôi đã không đồng ý với quan điểm của bố cháu.  Kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học năm ngoái đã chứng minh những điều bố cháu nói là đúng. Kết cục là ngoài tiền lương của cả 2 vợ chồng góp nhặt được nhà tôi còn phải bán mất một số thứ trong nhà mới lo xong các khoản tiền học thêm cho con. Năm nay, chúng tôi không cho cháu đi học thêm nữa. Buộc cháu phải lấy các bài giảng của thầy cô tại các lò năm ngoái ra tự ôn và làm lại rồi lên mạng để tìm bài và tự giải lấy. Không biết kết quả kỳ thi tuyển sinh năm nay có khả quan hơn không?!

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm