| Hotline: 0983.970.780

Đủ đường mánh khóe

Thứ Sáu 15/07/2011 , 11:55 (GMT+7)

Như chúng tôi đã phản ánh, hoạt động mại dâm ở vùng ven TP. HCM khá nhộn nhịp và công khai nhưng vì sao các cơ quan chức năng không để mắt đến?

Như chúng tôi đã phản ánh, hoạt động mại dâm ở vùng ven TP. HCM khá nhộn nhịp và công khai nhưng vì sao các cơ quan chức năng không để mắt đến?

Hoạt động tinh vi

>> Trần tình của một má mì
>> Giác hơi ôm với ''Hai lúa''
>> Đào di động
>> Nhức nhối tệ nạn vùng ven

Tôi hỏi bà Hồng, chủ quán cà phê M.H ở Q.12 (TP. HCM):

- Tại sao quán chị không cho tiếp viên chiều khách “tới bến”, vừa được nhiều tiền lại thu hút được khách? 

- Nhà chị toàn người làm ngành luật nên chị rành chuyện này lắm. Nếu quán mà bị kiểm tra phát hiện tiếp viên của chị có hành vi kích dục cho khách bằng tay hoặc bằng miệng thì chỉ bị phạt vi phạm hành chính có mấy trăm ngàn à. Còn nếu chị mà cho "đào" quan hệ với khách mà bị phát hiện thì chỉ có nước mà đi tù mọt gông. Không vì tội “môi giới mại dâm” thì cũng bị tội “chứa chấp mại dâm”.

Hồi trước mới mở quán, chị bị “gài” hoài. Có mấy ông (sau này mới biết là công an) tới, cứ khen "đào" quán chị đẹp rồi rủ đi khách sạn với giá cao nhưng chị kiên quyết không cho, nếu không bây giờ vô nhà đá cả rồi. Ngoài ra, chị còn nhờ mấy ông xe ôm ở đầu đường làm “đề lô” (canh chừng công an). Bù lại, thỉnh thoảng chị bao cho em út phục vụ miễn phí nên thấy động là mấy ổng chạy ù vào đóng cửa dùm, hoặc alô thông báo là ổn cả. Nhờ vậy mấy lần quán chị bị kiểm tra mà chẳng bị sao.

Tại quán cà phê U.V ở ấp Bến Đò 1, xã Tân Thới Trung (Củ Chi) chúng tôi làm quen được N, chủ quán cà phê có em út sẵn sàng đi khách sạn với khách bất cứ giờ nào.

- Chị mở quán hoạt động công khai vậy hàng tháng có “chung” (làm luật) cho công an không? Tôi hỏi.

- Em có làm gì đâu mà phải "chung"?

- Nhưng “đào” của chị đi khách sạn với khách, chỉ nhìn vào là biết rồi...

- Quán em hiện nay đang nuôi cơm miễn phí 6 “đào”. Em báo với công an là có mấy đứa cháu hàng ngày qua phụ bán giúp. Khách vào em chỉ thu tiền nước ngọt (đổ đồng giá 20 ngàn/chai), sau khi khách vào thoả thuận với “đào”, chúng nó đi đâu thì em không biết, không quản lý, chỉ thu tiền nước thôi. Do đó, nếu có phát hiện “đào” của em đi với khách thì em vẫn vô can vì em có ăn chia đồng nào với chúng nó đâu? Không những vậy, hàng ngày ngoài việc nuôi cơm tụi nó em còn giặt đồ, dọn dẹp phòng cho chúng nó ngủ. Vì thế, quán em nhiều lần bị kiểm tra đột xuất nhưng chưa bao giờ bị xử phạt gì cả.

Tương tự tại Biên Hoà, khi chúng tôi hỏi quản lý: Nhà hàng mình có hay bị kiểm tra đột xuất không? Quản lý cho biết: Nếu phát hiện thì cùng lắm quán chỉ bị phạt hành chính vì tiếp viên ăn mặc "thiếu vải" hoặc phòng chứa quá số lượng tiếp viên quy định thôi. Còn nếu phát hiện “đào” đi với khách thì chúng nó bảo đó là bạn trai hoặc bạn gái, vì thông thường khi chuẩn bị “lên giường” với nhau thì chúng cũng đã biết tên, tuổi của nhau ngay từ phòng hát rồi...

Nhờ "chú công an tốt bụng"

Tại một quán “cạo gió giác hơi” mà nhân viên sẵn sàng phục vụ khách “tới bến” tại Củ Chi, tôi hỏi chủ quán:

- Chị kêu em vào trong quan hệ với “đào”, nếu nhỡ công an đến bắt quả tang thì sao? 

Nghe câu hỏi ngờ nghệch của tôi, chủ quán cười lớn rồi khoát tay:

- Em yên tâm đi, không công an nào vào kiểm tra quán chị đâu. Trước đây thỉnh thoảng quán chị bị kiểm tra, sau đó nhờ có một anh cán bộ “thương” cho số điện thoại rồi dặn: Khi nào có đoàn kiểm tra thì tôi alô cho. Từ đó đến nay, một số quán ở đây bị công an ập vào kiểm tra chứ quán chị thì không vấn đề gì.

- Thế hàng tháng chị có phải chung chi không?

- Quán chị thu nhập có đáng là bao đâu mà chung chi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng lễ tết thì mình cũng có chút quà cáp gọi là. Chủ yếu là để khi có sự việc gì thì mình nhờ cho dễ… Vừa rồi, khoảng 1 giờ đêm, quán chị có bốn thằng côn đồ say xỉn tự nhiên vào uống nước rồi đập bể ly gây sự và đòi “bảo kê” cho quán. Lần đó chị không nói gì. Đến lúc nó kêu tính tiền chị chỉ tính chai nước. Nó bảo: Sao không tính mấy chai bị đập vỡ. Chị bảo: Thôi, anh lỡ tay không đáng gì đâu, lần sau ghé quán ủng hộ em là vui rồi. Thế là nó bảo: “Bà mà tính tiền thì tôi san bằng cái quán này”.

Tưởng xong nào dè khoảng 8 giờ tối hôm sau chúng lại tới và lấy chai nước ngọt đập bể cả quầy của chị. Thấy không ổn, chị nháy mắt cho đứa tiếp viên điện thoại cho “chú công an tốt bụng”. Chỉ chừng 5 phút là công an và dân quân có mặt khiến cả bọn lên xe bỏ chạy tán loạn và từ đó không còn dám bén mảng tới quán chị nữa.

Còn Q. chủ một quán cà phê ở khu vực gần cầu Đồng Nai thuộc huyện Dĩ An (Bình Dương) cũng cho hay:

- Quán chị tiếp viên làm gì thì sao mà qua mắt được cơ quan chức năng chứ. Nhưng ở đây, chị toàn người quen, em cứ yên tâm vào trong cho “đào” của chị phục vụ đi. Nếu quán chị mà bị bắt hoài thì ai mà dám vào, khách nào mà dám đến.

Có thể thấy những kiểu đối phó tinh vi với cơ quan chức năng mà chúng tôi đã nói ở trên đang ít nhiều là những nguyên nhân khiến các tệ nạn xã hội ở vùng ven không chỉ có đất sống mà ngày càng có dấu hiệu tung hoành mạnh mẽ.

Nếu những chiêu bài nói trên không nhanh chóng bị “lật tẩy” và xử lý nghiêm minh thì tình hình tệ nạn sẽ còn phức tạp và gây những hậu quả khôn lường.

Riêng ở nhà hàng câu cá giải trí X- ĐII (ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, Củ Chi), tiếp viên ngoài giờ làm sẽ được các quán cà phê mời đến phụ bán. Nếu gặp khách có nhu cầu “nhảy dù” thì tiếp viên sẽ chiều với giá từ 2 đến 3 “xị”. Ngược lại, trong quá trình phục vụ tại quán nhậu, nếu khách tới đây cần “đào” ngồi cùng hoặc sau đó đi “tăng 2” thì tiếp viên sẽ sẽ báo quản lý điện thoại cho chủ các quán cà phê gần đó “điều đào” tới hỗ trợ.

Chính vì thế, khi chúng tôi tới đây, L là nhân viên hỏi: Anh có cần “đào” ngồi cho vui không? Chúng tôi bảo "cho hai em", thì lập tức L báo ngay quản lý điều chính em gái ruột của L là An (19 tuổi) và cô bạn tên Trang (21 tuổi) đang bán cà phê gần đó chỉ 10 phút là có mặt và sẵn sàng đi chơi tới…sáng.

Gặp An, chúng tôi không khỏi giật mình bởi tính cách "chơi xả láng”, ngay cả trên chiếc áo đang mặc cũng in hàng chữ to đùng phần nào thể hiện tính cách này: “Cuộc đời là những đắng cay - Tình yêu là những tháng ngày khó quên”. Không những thế, An còn vô tư vạch áo khoe những hình xăm kỳ quái ở nhiều chỗ “nhạy cảm” trên thân thể. Theo một nhân viên, việc “liên kết” giữa quán ăn với quán cà phê đang diễn ra rất tinh vi và khá phổ biến hiện nay. (Hết)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm