| Hotline: 0983.970.780

Sự thực về thời niên thiếu

Thứ Ba 27/09/2011 , 10:39 (GMT+7)

Lý Tiểu Long xuất hiện như ánh sao băng trên bầu trời võ thuật và điện ảnh. Sau khi anh đột ngột mất đi, những đồn đoán xung quanh cuộc đời anh cho đến nay vẫn là chủ đề tranh cãi.

Lý Tiểu Long và cha
Lý Tiểu Long xuất hiện như ánh sao băng trên bầu trời võ thuật và điện ảnh. Sau khi anh đột ngột mất đi, những đồn đoán xung quanh cuộc đời anh cho đến nay vẫn là chủ đề tranh cãi.

>> Huyền thoại Lý Tiểu Long

Đóng phim khi 3 tháng tuổi

Lý Tiểu Long sinh ngày 27/11/1940, đúng vào giờ Rồng của năm Rồng. Lý Tiểu Long sinh tại bệnh viện Jackson và lớn lên ở một khu phố người Hoa thuộc San Francisco, California. Cha là Lý Hải Tuyền và mẹ là Hà Ái Du, cả hai cùng làm diễn viên trong đoàn kịch lưu diễn tại Mỹ.

Cha anh đặt tên cho anh là Lý Chấn Phiên. Lúc nhỏ cậu bé rất ốm yếu, thậm chí các hộ sinh tại bệnh viện Jackson còn nói với cha anh rằng, thật khó tin cậu bé này có thể chào đời. Họ dặn cha mẹ cậu phải chăm sóc rất cẩn thận. Do được sinh ra trên đất Mỹ, Lý đương nhiên được mang quốc tịch Mỹ và có tên Mỹ là Bruce Lee.

Mẹ anh biết chuyện, đặt tên khác cho anh là Tế Phượng – một cái tên của con gái. Sau này, bà Hà Ái Du giải thích, người Trung Quốc thời đó thường đặt tên con gái cho con trai để xua đuổi tà ma, bệnh tật.

Mới được ba tháng tuổi, cậu bé được cha cho tham gia trong một cảnh phim quay trên đất Mỹ. Dù chỉ xuất hiện vài phút trong phim, nhưng sau này Lý vẫn hay đùa với bạn bè: “Tôi là diễn viên bẩm sinh, ba tháng tuổi đã biết đóng phim”.

Khi Lý hơn một tuổi, anh được cha mẹ đưa về Hồng Kông. Cho đến năm 18 tuổi, anh đã tham gia diễn xuất trong gần 20 phim nói tiếng phổ thông và tiếng Quảng Đông (ngôn ngữ chính tại Hồng Kông). Tuy chỉ là những vai phụ, nhưng anh được đánh giá khá cao ở khả năng diễn xuất.

Bà Hà Ái Du kể: “Thật khó mà bảo nó đi học, nhắc đến trường lớp là mặt xị ra. Nhưng nếu bảo nó đi đóng phim, bất kể đêm tối hay mưa gió, nó sẽ dành trước nửa ngày chuẩn bị mọi thứ”.

Đến trước năm 13 tuổi, ngoài chuyện nổi tiếng không thích học hành, Lý còn được nhiều người trong phố biết tới bởi... chuyên đi đánh nhau. Bạn bè anh kể rằng, dù dáng vẻ nhỏ bé nhưng Lý rất lỳ đòn, đi đâu cũng giắt theo sợi dây xích quấn quanh người làm vũ khí. Cậu bé luôn là kẻ lao lên đầu trong những cuộc chiến tranh giành “ảnh hưởng” giữa các băng nhóm nhí trong phố và cả những phố khác.

Sau này, khi đã là diễn viên và võ sư danh tiếng, Lý kể lại thời thơ ấu trong nhật ký: “Tôi không thích đánh nhau, nhưng cũng không muốn là kẻ bị bắt nạt. Ngày đó, đứa trẻ Hồng Kông nào cũng biết mình đang dưới quyền đô hộ của đế chế Anh. Những người da trắng mắt xanh hằng ngày nhìn chúng tôi với ánh mắt khinh bỉ.

Mọi thứ tiện nghi cũng được dành cho trẻ con Anh, còn trẻ con Hồng Kông đừng mong bén mảng. Tôi cũng như những đứa trẻ khác, tìm đến bạo lực chỉ vì không muốn là kẻ yếu hèn trên mảnh đất của mình”.

Khổ luyện và cách sống

Năm 1952 (12 tuổi), Lý Tiểu Long bắt đầu theo học tại trường trung học La Salle, một trường dòng Thiên chúa. Điều này là do mẹ anh theo Thiên chúa giáo, và bà cũng mong muốn con trai mình lớn lên thành người theo ngành Văn chứ không phải ngành Võ.

Nhưng ngoài giờ học, Lý vẫn thường hay tham gia đánh nhau trên đường phố. Thấy việc học ở trường chưa làm con thay đổi, cha anh quyết định đưa anh đến học với danh sư Diệp Vấn – bậc thầy Vịnh Xuân quyền của Hồng Kông. Bản thân Lý Hải Tuyền cũng giỏi Thái cực quyền, nhưng con trai ông không thích và chê “môn võ ấy quá chậm chạp”.

Nhưng Lý Hải Tuyền được phen rụng rời chân tay vì cậu con nói với vị võ sư già: “Ông có gì để trở thành thầy tôi?”. Diệp Vấn bật cười, hỏi: “Vậy theo cậu tôi cần phải thế nào?”. Lý nói: “Ông có thể đánh bại tôi nếu trong tay tôi có vũ khí không?”. Lý không ngờ vị võ sư già mỉm cười bảo cậu chọn lấy côn hoặc đao, kiếm trong sân tập. Và cậu còn bất ngờ hơn khi hết lần này đến lần khác mình “đo đất” chỉ vì một vài cái phẩy tay hoặc hất chân của Diệp Vấn.

Lý rạp người bái sư trong khi người cha còn đang tái mặt và toát mồ hôi trán vì sợ Diệp Vấn trách mình không biết dạy con. Nhưng Diệp Vấn chỉ cười và bảo Lý Chấn Phiên: “Cậu sẽ học được nghệ thuật chiến đấu nếu biết cách kiểm soát sự giận dữ và hiếu thắng, hay có thể gọi là khống chế sự sợ hãi trong lòng mình”.

Bốn năm khổ luyện cùng Diệp Vấn khiến Lý ngộ ra một điều mà sau này anh nhiều lần nói với môn sinh: Võ thuật là nghệ thuật chiến đấu để giảm bớt nội lực của đối phương cũng như giảm thiểu tối đa việc tiêu phí năng lượng của bản thân. Cả hai đều phải được thực hiện song song với sự bình tĩnh, không cần phải lên gân lên cốt.

Năm 1956, Lý vào học tại trường dòng Fracis Xavier. Nơi mà sau này, Lý thường hay nhắc đến thời gian học ở đó với giọng thân thương. Lý nói, ở đó anh được tiếp thu nhiều kiến thức, và quan trọng nhất là tìm được môn học khiến anh đam mê cho tới tận cuối đời: Lịch sử và Triết học.

Giáo viên trường Francis Xavier kể lại, họ vô cùng ngạc nhiên trước khả năng biện luận và tư duy của cậu học sinh họ Lý, và cũng rất khó hiểu tại sao năng lực tư duy ấy không được chứng tỏ trong Toán học hay những môn học tự nhiên khác. Dường như Lý chỉ dành toàn bộ thời gian cho sử và triết.

Ngoài đam mê võ thuật, điện ảnh, sử học và triết học, Lý còn dành nhiều thời gian tập nhảy cha cha cha. Anh giành chức vô địch khiêu vũ môn cha cha cha khi mới 18 tuổi. Cũng trong năm này, Lý đoạt ngôi quán quân võ thuật Hồng Kông sau trận chung kết đánh bại David Kefield cao thủ người Anh vô địch ba năm liền.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hậu Giang được phân bổ 200 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ sông

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.