| Hotline: 0983.970.780

Đỉnh cao sự nghiệp

Thứ Năm 29/09/2011 , 14:02 (GMT+7)

Những diễn viên võ thuật sau này như Lý Liên Kiệt, Thành Long, Chân Tử Đan đều thừa nhận Lý Tiểu Long là diễn viên Trung Quốc đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh Hollywood (Mỹ).

Những diễn viên võ thuật sau này như Lý Liên Kiệt, Thành Long, Chân Tử Đan đều thừa nhận Lý Tiểu Long là diễn viên Trung Quốc đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh Hollywood (Mỹ). Và Lý cũng là người có công đưa võ thuật lên đỉnh cao mới cả về tính thực chiến cũng như trên màn ảnh.

>> Hành trình ''hóa rồng''
>> Sự thực về thời niên thiếu
>> Huyền thoại Lý Tiểu Long

Gây sốt trên màn ảnh Mỹ

Năm 1966, Lý Tiểu Long cùng gia đình rời đến Los Angeles. Đây là nơi anh đọc kịch bản và luyện tập, diễn xuất cho tập phim truyền hình The Green Hornet (Thanh Phong Hiệp) trong vai Kato. Nhà sản xuất trả Lý 400USD cho mỗi phần. Đến tháng 9 cùng năm, Thanh Phong Hiệp là một trong những phim ăn khách nhất tại Mỹ. Lý kể, vai diễn này đến với anh “hoàn toàn là sự may mắn, kết hợp nhiều thứ ngẫu nhiên”.

Trước đó, ngày 2/8/1964, Ed Parker, được biết đến như cha đẻ của karate Mỹ mời Lý Tiểu Long biểu diễn. Lý Tiểu Long đã biểu diễn đòn Cú đấm ¾ inch (sau này được coi là tuyệt kỹ trong Triệt Quyền Đạo) và chống đẩy chỉ bằng 2 ngón tay.

Ed Parker sau khi chứng kiến và nói chuyện cùng Lý đã tuyên bố với báo giới: “Lý Tiểu Long là người duy nhất trong số 2 tỷ người trên trái đất hiện nay có thể làm được những điều anh ta nói. Triết lý võ thuật của anh ta thực sự khiến tôi vô cùng kinh ngạc”.

Tại giải Karate quốc tế lần đầu này, còn có sự hiện diện của William Dozier, một nhà sản xuất, đang kiếm tìm diễn viên cho loạt phim truyền hình. Dozier cực kỳ ấn tượng với khả năng siêu phàm của Lý Tiểu Long và mời anh diễn thử.

Bộ phim sau đó được nói rằng phải bỏ dở vì Lý Tiểu Long, nhân vật phụ, trở nên nổi tiếng còn hơn cả nhân vật chính của phim.

Báo chí Mỹ không tiếc lời ca ngợi những pha võ thuật của Lý. Tờ NewYork Times viết: “Thật khó tin khi biết những pha chiến đấu của anh ta không dùng đến kỹ xảo hay đóng thế. Lý Tiểu Long là diễn viên Trung Quốc đầu tiên nổi tiếng trong loạt phim truyền hình”.

Nhưng ít ai biết, Lý được chọn không chỉ vì khả năng võ thuật, mà theo lời anh thì: “Trong phim có nhân vật chính là Britt Reid và tôi là người Trung Quốc duy nhất ở bang California phát âm đúng cái tên này”.

Nhiều hợp đồng phim tới tấp đến với Lý, nhưng anh không mấy thành công với những phim sau này. Triết lý điện ảnh của anh rất khác với nhà sản xuất, hơn nữa, người ta luôn yêu cầu những pha nhào lộn trong phim – điều anh luôn phản đối.

“Nhảy nhót như một con khỉ chỉ khiến bạn thành bia đỡ đòn của đối phương. Chiến đấu trên đường phố và ngoài đời không có chỗ cho những pha nhào lộn trên không rồi đấm đá đối thủ, điều đó thật phi lý”, Lý Tiểu Long nói.

Nhưng dù sao, chính Lý cũng thừa nhận, những vai diễn trên đất Mỹ khiến anh trở thành “ngôi sao” trong mắt khán giả quê nhà, và là “mỏ vàng” được các nhà điện ảnh Hồng Kông nhắm tới.

Đỉnh cao sự nghiệp

Thời kỳ hoàng kim của Lý là những ngày anh đóng phim tại Hồng Kông, với phim do anh viết kịch bản và đạo diễn. Năm 1971, bộ phim đầu tiên Đường sơn đại huynh (phát hành tại Mỹ dưới tên The Big Boss) tạo nên làn sóng hâm mộ ở Hồng Kông. Doanh thu của bộ phim đạt hơn 3,5 triệu USD chỉ trong 3 tuần – kỷ lục chưa từng có của phim ảnh Hồng Kông.

Một năm sau, Tinh võ môn (phát hành tại Mỹ với tên The Chinese Connection) được công chiếu. Nó đạt doanh thu còn hơn cả Đường sơn đại huynh và đưa tên tuổi Lý Tiểu Long vào hàng siêu sao Hồng Kông.

Sau đó, Lý Tiểu Long xuất hiện trên kênh TVB của Hồng Kông trong một cuộc vận động ủng hộ những người gặp thiên tai. Cuộc biểu diễn quyên góp được sự hoan nghênh nhiệt liệt của khán giả. Trước ánh mắt hàng nghìn người và hàng trăm ống kính máy quay, Lý tung những mảnh ván gỗ dày 5cm lên không và đá vỡ trước khi nó kịp rơi xuống đất.

Cũng trong năm 1972, Lý đưa đoàn làm phim sang Roma, Italia làm bộ phim thứ ba là Mãnh long quá giang (The Way Of The Dragon, phát hành tại Mỹ dưới tên The Return Of The Dragon). Lần này Lý Tiểu Long đảm nhận hầu hết các vai trò từ viết kịch bản, đạo diễn, rồi kiêm diễn viên.

Cảnh giao đấu giữa anh và Chuck Norris – người ba lần vô địch Karate toàn nước Mỹ trong đấu trường La Mã được coi là trường đoạn kinh điển. Và phim này lại phá vỡ kỷ lục những phim trước đó của anh.

Tháng 2 năm 1973 Lý Tiểu Long làm tiếp phim Long tranh hổ đấu (Enter The Dragon), khởi quay song song Trò chơi tử vong (The Game of Death). Đây là bộ phim đầu tiên do Mỹ và Hồng Kông hợp tác sản xuất. Long tranh hổ đấu hoàn thành tháng 4/1973, khi Lý 32 tuổi.

Nổi tiếng, nhưng Lý không bao giờ thích ai gọi mình là “siêu sao”. Anh nói, mình là một võ sĩ, điện ảnh là niềm đam mê thứ hai. “Tôi sẽ rất vui nếu ai đó bảo tôi là diễn viên giỏi. “Ngôi sao” – bản thân nó là một từ nói về sự phù phiếm, còn “diễn viên” là từ mang tính toàn diện”.

Nhiều đạo diễn mời anh đóng những phim võ thuật cổ trang của Kim Dung, Cổ Long nhưng anh đều từ chối. Lý từng có tuyên bố được coi là gây mếch lòng giới điện ảnh và võ thuật Hồng Kông: “Nếu những Hàng long thập bát chưởng, Lục mạch thần kiếm, v.v. thực sự có tồn tại, thì tôi tin rằng mình có thể làm được như thế. Nhưng đó chỉ là tiểu thuyết võ hiệp, tôi không muốn mang kỹ năng thực chiến của mình ra để làm xiếc”.

Thậm chí, anh còn phê phán gay gắt những pha khinh công trong phim cổ trang. Anh nói, nội công là có thật và bản thân anh cũng tập luyện, nhưng người ta không thể bay lượn như chim từ nóc nhà này sang nóc nhà khác, hay tung người lên không rồi đánh nhau cả nửa tiếng đồng hồ.

“Tôi muốn phát điên khi nhiều cảnh phim, người ta bắt tôi phải bay lên hụp xuống để đấm, đá đối thủ. Nếu ngoài đời, có kẻ nào nhảy nhót đấm đá như thế, hắn là thứ rỗng tuếch và sẽ nhanh chóng bị đo ván chỉ với 1 cú đấm hay cú đá đơn giản”, Lý nói trong một lần trò chuyện cũng những môn sinh.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm