| Hotline: 0983.970.780

Hồi thứ mười hai

Thứ Năm 07/03/2013 , 10:05 (GMT+7)

Tiếp nhà báo, “ông nghè” nổi nóng / Bị vạch trần, phơi mặt “đồ chơi”.

(Truyện dài kỳ)

>> Hồi thứ mười một
>> Hồi thứ mười
>> Hồi thứ chín
>> Hồi thứ tám
>> Hồi thứ bảy
>> Hồi thứ sáu
>> Hồi thứ năm
>> Hồi thứ tư
>> Hồi thứ ba
>> Hồi thứ hai
>> Hồng nhan ký

Hồi mười hai

Tiếp nhà báo, “ông nghè” nổi nóng

Bị vạch trần, phơi mặt “đồ chơi”

Dưới cái tít “Ông Nguyễn Mạnh Hà xuất ngoại để học khi nào?”, một tờ báo lớn đưa thông tin: Phó bí thư Nguyễn Mạnh Hà không có bằng đại học.

Nhưng ngày 5/5 năm 2009, ông lại được trường Đại học IRVINE thuộc bang California của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cấp bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Sau khi nhận bằng thạc sỹ, ông có đơn xin đi nghiên cứu, làm luận án tiến sỹ ở nước ngoài. Tháng 2/2010, thường vụ có quyết định cử ông đi làm tiến sĩ ở Đại học Nam Thái Bình Dương (Southem Pacific University), nhưng trong quyết định lại không ghi đại học đó là của nước nào, địa chỉ ở đâu.

Chỉ 6 tháng sau, tháng 8/2010, ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ quản trị kinh doanh tại Malaysia, và được trường đại học trên cấp bằng. Toàn bộ chi phí trong quá trình nghiên cứu, bảo vệ luận án hết 18 ngàn đô la. Nhận được đơn xin hỗ trợ kinh phí học tập của ông, Văn phòng tỉnh ủy làm công văn gửi Sở Tài chính. Sở làm văn bản đề xuất hỗ trợ cho ông 74 triệu đồng, trong đó 50 triệu theo chính sách thu hút nhân tài của tỉnh, 24 triệu hỗ trợ kinh phí học tập cho 2 năm, mỗi tháng 1 triệu, được chủ tịch tỉnh ký duyệt.

Sau những thông tin trên, tác giả bài báo đặt câu hỏi: Ông Hà chỉ đi học có 6 tháng, sao tỉnh lại hỗ trợ cho ông số tiền tới 24 tháng? Theo kết quả điều tra của báo, thì từ năm 2007 đến năm 2010, ông Hà không hề xuất ngoại một ngày, thế thì ông lấy được bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở Hoa Kỳ, ở Malaysia bằng cách nào? Rất nhiều báo khác cũng nối nhau nêu việc này với những thông tin tương tự, chỉ khác nhau cái tít, có tờ báo còn nói toẹt ra rằng ông học giả nhưng lấy tiền thật của tỉnh, có dấu hiệu phạm tội tham ô.

Đặc biệt, một tờ báo dẫn lời một chuyên gia giáo dục, cho biết đại học Nam Thái Bình Dương đã bị toà án bang Hawaii của Hoa Kỳ ra phán quyết buộc phải giải thể từ ngày 28/10/2003. Bằng cấp của trường này không được Hoa Kỳ công nhận. Còn Đại học IRVINE thì nằm trong “top” 20 trường đại học không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Vị chuyên gia đưa ra kết luận: Bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ ngành quản trị kinh doanh của ông Nguyễn Mạnh Hà không có giá trị. Không chỉ trong tỉnh mà cả nước lập tức xôn xao lên. Nhiều vị giáo sư, tiến sĩ lên tiếng một cách đầy bức xúc về vấn nạn học giả, bằng giả. Trong buổi giải trình trước thường vụ, ông Hà hùng hồn khẳng định rằng ông học thật, thi thật, bằng của ông là bằng xịn. Báo chí đưa thông tin không trung thực, ông đã có văn bản yêu cầu họ phải cải chính, xin lỗi. Nếu không ông sẽ “lôi họ ra toà”.


Ảnh minh họa

Khổ nỗi hơn chục vị trong thường vụ chẳng vị nào đã từng làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ, nên chẳng biết quy chế đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nó thế nào, cuối cùng đành phải có văn bản xin cấp trên xem xét, kết luận. Đăng ký gặp ông Hà để phỏng vấn không được, phóng viên của các báo kéo đến gõ cửa bí thư. Được bí thư chỉ đạo, ông đành phải tiếp, trả lời họ. Hôm sau, nội dung cuộc phỏng vấn được đăng trên cả chục tờ báo:

- Ông không có bằng đại học ở trong nước cũng như ở nước ngoài, thế thì vì sao ông lại được làm luận án thạc sĩ ở tận... Hoa Kỳ mà không cần trình độ đại học?

- !!!

- Ông có biết tiếng Anh không, thưa ông?

- Không, tôi không biết tiếng Anh.

- Thế còn các ngoại ngữ khác?

- Tôi chẳng biết ngoại ngữ nào sất.

- Thế ông bảo vệ luận án thạc sĩ, tiến sĩ Quản trị Kinh doanh ở Hoa Kỳ, ở Malaysia bằng ngôn ngữ nào?

- Tôi thi đỗ tiến sĩ ở trong nước. Trường của tôi là trường liên kết.

- Trường nào vậy, thưa ông?

- Tôi không thể nói cho các anh biết được.

- Liên kết, tức là việc đào tạo phải theo quy chế giáo dục của nước sở tại. Theo điều 3 “quy chế đào tạo trình độ tiến sỹ” của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, thì để hoàn thành một luận án tiến sĩ, người đã có bằng thạc sĩ phải có 3 năm tập trung liên tục. Nếu mới có bằng đại học, thì thời gian tập trung liên tục phải 4 năm. Trường hợp không tập trung liên tục được, thì phải có tổng thời gan học tập và nghiên cứu như trên, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục ở cơ sở đào tạo. Vì sao mới có 6 tháng ông đã hoàn thành và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ?

- Tôi không cần ba, bốn năm, không phải học tập trung.

- Theo điều 22 của quy chế trên, thì trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ, nghiên cứu sinh bắt buộc phải có các văn bằng, chứng chỉ về ngoại ngữ như sau: Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo bằng tiếng Anh. Trường hợp có các bằng cấp trên ở trong nước thì ngôn ngử sử dụng trong đào tạo cũng phải là tiếng Anh mà không qua phiên dịch; Có bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh; Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT 61 điểm hoặc TOEFL ITP nội bộ 500 điểm, hoặc IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương; trình độ tương đương được xác định theo chuẩn B1, B2 của khung châu Âu chung... Ông không biết tiếng Anh, thì làm sao đủ điều kiện để bảo vệ luận án tiến sĩ?

- Tôi không cần tiếng Anh, tôi thi và đỗ tiến sĩ.

- Tên luận án tiến sĩ của ông là gì, thưa ông? Hội đồng chấm luận án tiến sĩ của ông được thành lập theo quyết định nào, ngày nào, gồm những ai? Những vị nào phản biện?

- Tôi không làm luận án, tôi học và thi đỗ tiến sĩ

- Người hướng dẫn ông là ai, thưa ông?

- Các ông hỏi gì mà hỏi lắm thế. Độc có soi mói, bới móc người ta. Báo Nông dân không đi viết về nông dân, báo Kinh tế không đi viết về kinh tế, lại cứ thích xía vào chuyện học hành, thi cử. Chuyện người ta học hành, thi cử thế nào thì liên quan quái gì đến báo các ông? Thôi mời các ông về cho. Các ông mà viết sai là tôi kiện các ông ra toà đấy. Nói để các ông biết, tôi quen, thân với rất nhiều người ở toà án Hà Nội, toà án tối cao.

- Xin cảm ơn ông.

Đọc bài phỏng vấn xong, ông Đạt bấm máy gọi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo sang:

- Cậu cho mình biết, thực chất những cái bằng của tay Hà là gì, là đồ thật hay đồ giả?

- Thưa anh, ở một số nước, có những trường đại học không được công nhận, bằng cấp của họ không có giá trị .Nhưng họ vẫn bán bằng cấp như bán một thứ hàng hoá, giá rất rẻ, chỉ dăm chục đô la mỗi cái. Người mua có thể dùng chúng để treo trong nhà mình cho đẹp, như một thứ đồ trang trí thì được, chứ mang đi xin việc thì không ai chấp nhận. Lợi dụng sự thiếu thông tin và tâm lý sính bằng cấp ở ta, những kẻ lừa đảo đã quảng cáo tùm lum rồi móc nối, bán thứ bằng đó cho một số người với giá hàng chục ngàn đô. Đáng tiếc, không ít lãnh đạo của ta cũng bị lừa, cứ coi đó là bằng thật. Kết quả là những kẻ sở hữu những cái bằng đó bỗng chốc trở thành những ông cử, ông nghè, dù họ không học, không ra nước ngoài một ngày nào.

- Những cái bằng đó đều được lưu trong hồ sơ cán bộ của anh Hà. Sao báo chí họ lại biết được nhỉ?

Muốn biết sự thể ra sao, xem hồi sau phân giải.

Xem thêm
Tuấn Hưng hoàn tiền vé cho khán giả vì hát không tốt

Sáng 16/4, ca sĩ Tuấn Hưng đã chia sẻ việc hoàn trả tiền cho các khản giả cảm thấy không hài lòng ở Show diễn 'Gửi ngàn lời yêu' diễn ra vào ngày 14/4.

Nhận định Borussia Dortmund vs Atletico Madrid: Khách lấn chủ

Trận tứ kết Champions League 2023/2024 giữa Borussia Dortmund vs Atletico Madrid sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 17/4/2024 trên sân vận động Signal Iduna Park.

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam sẵn sàng cho trận mở đầu gặp U23 Kuwait'

HLV Hoàng Anh Tuấn nói về sự chuẩn bị của U23 Việt Nam trước trận gặp U23 Kuwait ở vòng chung kết U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.