| Hotline: 0983.970.780

Khả năng chữa tiểu đường của lá nha đam, lá dứa

Thứ Ba 29/11/2011 , 14:22 (GMT+7)

Lá nha đam và lá dứa có khả năng chữa được bệnh tiểu đường không?

Lá nha đam
* Lá nha đam và lá dứa có khả năng chữa được bệnh tiểu đường không? Vậy xin hỏi giáo sư cách sử dụng lá nha đam và lá dứa ra sao, đối với bệnh nhân tiểu đường?

Bạn Vũ Đức (không ghi địa chỉ)

Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư ... Ở Anh khoảng 1,6 triệu người bị đái tháo đường. Tại Hoa Kỳ, số người bị đái tháo đường tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người tuổi trên 65 bị bệnh gấp hai lần người tuổi 45–54.

Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn là Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh tiểu đường ở lứa tuổi 30- 64 là 2,7%.

Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính sau năm 2011, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.

Chính vì tính nghiêm trọng như vậy nên theo tôi bệnh nhân cần được kiểm tra đường huyết thường xuyên và điều trị theo chỉ định của các BS chuyên khoa. Thuốc đông y như hộ tạng đường chỉ nên coi là thuốc bổ sung mà thôi. Với các nam dược như lá nha đam, lá dứa chưa được nghiên cứu đầy đủ nên chưa thể coi là biện pháp chữa bệnh này. 

Tại sao hướng thi chạy (hoặc đi bộ) trên vòng đua điền kinh thường ngược chiều quay kim đồng hồ, nguyên nhân do phương diện sinh học hay thói quen qui định?

vanminhxahoi@gmail.com

Các vận động viên khi thi đấu các môn chạy trong nhà đều chạy theo hướng ngược kim đồng hồ trên đường pit (người nghiêng về phía bên trái). Để lý giải cho điều này, chúng ta có hai lý do sau:

1. Phần lớn các vận động viên tham gia chạy đều thuận tay phải (trên thế giới số người thuận tay trái chỉ chiếm ~ 15% dân số). Bởi lý do này, rất nhiều hoạt động nặng của con người đều được thực hiện với sự trợ giúp của tay phải khiến cho cơ tay phải to hơn và nặng hơn so với tay trái.

Khi chạy, cả hai tay vung lên và do vậy nếu chạy ngược với chiều kim đồng hồ (tay trái hướng vào tâm vòng tròn), tay phải hướng ra ngoài vòng tròn đường pit (là đường quy định cho từng vận động viên chạy trên sân đua) thì sẽ an toàn hơn và giúp vận động viên dễ cân bằng hơn.

2. Điểm thứ hai khá đặc biệt mà ít người biết là chân trái của hầu hết các vận động viên (cũng như người bình thường) đều ngắn hơn chân phải một chút. Điều này có nghĩa rằng năng lượng dồn vào chân phải sẽ nhiều hơn so với chân trái và cơ thể của vận động viên có xu hướng nghiêng sang phải nhiều hơn.

Với đường chạy có tâm nằm ở phía bên trái, cùng một quãng đường chạy thì chân trái sẽ được “ăn gian” về mặt khoảng cách so với chân phải hơn và điều này là phù hợp với việc chân trái ngắn hơn chân phải chút xíu.

Vì cả hai điều này, tất cả các đường chạy trong nhà hiện tại đều được thiết kế để các vận động viên chạy ngược chiều kim đồng hồ và khi chạy nghiêng sang bên trái, vừa giúp giữ được thăng bằng lại vừa cân bằng được khoảng lệch nhỏ giữa chiều dài chân trái và chiều dài chân phải.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất