| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo theo nhu cầu

Thứ Ba 11/09/2012 , 11:05 (GMT+7)

Mặc dù có rất nhiều trường đào tạo nghề và tích cực gắn kết với nhu cầu xã hội, tuy nhiên việc dạy nghề ở Tiền Giang còn bất cập khi nhiều DN thẳng thừng không nhận học viên, bởi "chưa phù hợp với yêu cầu" của họ.

Ngày hội tư vấn nghề ở Trường CĐ nghề Tiền Giang

Mặc dù có rất nhiều trường đào tạo nghề và tích cực gắn kết với nhu cầu xã hội, tuy nhiên việc dạy nghề ở Tiền Giang còn bất cập khi nhiều DN thẳng thừng không nhận học viên, bởi "chưa phù hợp với yêu cầu" của họ.

>> Cái nôi ngành kỹ thuật công nghiệp
>> Có đầu ra, mới mở lớp
>> Cần nghề này, học nghề khác
>> Nghề cần thì không người học

CHƯA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

Cũng như nhiều tỉnh thành khác, nhu cầu lao động qua đào tạo ở Tiền Giang rất lớn nhằm cung ứng lao động cho các KCN Mỹ Tho, Tân Hương, Long Giang và KCN đã được Chính phủ chấp thuận xây dựng (gồm Xoài Rạp, Bình Đông, Tân Phước 1 và Tân Phước 2). Theo ông Lê Phước Tân, Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH Tiền Giang, trong 2 năm 2010, 2011 tỉnh này đã đào tạo nghề cho hơn 21.000 lao động, trong đó có 14.000 LĐNT, 176 lao động là người thương tật và hơn 7.500 lao động nghèo.

Trong số này, Trường CĐ nghề Tiền Giang (thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp nghề) là một trong những cơ sở đào tạo có quy mô khá lớn, bài bản. Trường có 104 cán bộ giáo viên, trong đó 1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ và 5 người đang theo cao học. Nếu ngày đầu thành lập, trường chỉ mở 10 nghề đào tạo thì từ niên khóa 2004-2006 đã có 12 ngành nghề với 18 chương trình dạy học.

Tính đến niên khóa 2010-2011 trường đã đào tạo và cung ứng cho nhu cầu thị trường hơn 4.900 lao động có tay nghề. Hơn 80% HS-SV trường này kiếm được việc làm ổn định sau khi học. Các DN nhận học viên đến thực tập thường ký hợp đồng tuyển dụng ngay sau đó, nhất là ngành nghề thuộc nhóm cơ khí, xây dựng, gò hàn, cắt gọt kim loại...

Tuy nhiên, theo ông Tân, qua khảo sát 21 Cty có sử dụng lao động qua đào tạo của các trường đóng trên địa bàn tỉnh, thì có tới 40% số DN trả lời ít phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của họ. Đây là một trong những bất cập lớn, chứng tỏ công tác đào tạo nghề còn nhiều lỗ hổng và chưa sát hoàn toàn với nhu cầu của DN, gây lãng phí không cần thiết...

CẦN XÓA BỎ TÂM LÝ SÍNH BẰNG CẤP

Theo ông Phạm Châu Long, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Tiền Giang thì Nhà nước nên chuyển các trường trung cấp, CĐ chuyên nghiệp thành trường dạy nghề chứ không nên để như hiện nay; tránh tình trạng phân biệt đối xử giữa HS-SV nghề với HS-SV chuyên nghiệp, kể cả trong việc liên thông ĐH và xác định bậc chuyên nghiệp sau đào tạo. Tâm lý sính bằng cấp đã ăn sâu vào nhận thức của người dân nên việc chọn học nghề "hot" là sự lựa chọn số một của HS phổ thông, dù rằng tốt nghiệp chưa chắc đã có việc làm ngay.

Một trong những khó khăn lớn nữa là các trung tâm dạy nghề mới được thành lập nên trang thiết bị phục vụ cho thực hành và đội ngũ giáo viên còn thiếu, yếu, kinh phí đào tạo nghề còn thấp. Một số nghề đào tạo xong học viên không tìm được việc làm, công nghiệp hóa ở tỉnh chưa phát triển mạnh nên chưa thu hút được lao động qua đào tạo, cũng làm ảnh hưởng đến việc dạy nghề.

Theo tìm hiểu của NNVN, một trong những cách làm hay mà các trung tâm, trường dạy nghề... cần quan tâm tìm hiểu là “dạy nghề gắn với thực tế SX” đang diễn ra tại Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. Điều đáng nói, dù chưa có chức năng đào tạo và dạy nghề, nhưng cách làm của viện đã đảm bảo hiệu quả rất cao. Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3/2008, Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (Viện CĂQ miền Nam) không thông qua thi tuyển mà mở lớp tập huấn kỹ thuật SX theo nhu cầu của người làm vườn (ký hợp đồng với các tổ hợp tác, chương trình dạy nghề ở địa phương)...

Thời gian đào tạo dài ngắn tùy thuộc vào nhu cầu của người học. Trung tâm đã đào tạo 22 người ở xã Tân Lập, huyện Tân Phước, Tiền Giang SX dứa VietGAP, đào tạo 26 nhà vườn ở xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre SX nhãn tiêu da bò... Vì sự thiết thực của việc đào tạo nên hiệu quả rất cao. Tất cả những người qua đào tạo đều được cấp chứng nhận an toàn theo VietGAP. Sự nhận thức về SX sạch, an toàn của học viên là kết quả nhãn tiền khi họ ra về đã áp dụng thành công và lan tỏa sang các chủ vườn xung quanh...

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.