| Hotline: 0983.970.780

Mai một nghề ở Định Yên

Thứ Tư 28/11/2012 , 12:11 (GMT+7)

Trong số các chợ ở đất phương Nam, duy chỉ có khu chợ độc đáo đã tồn tại và phát triển từ hơn một thế kỷ nay, đó là chợ chiếu Định Yên, xã Định Yên (Lấp Vò, Đồng Tháp).

Dệt chiếu bằng máy
Trong số các chợ ở đất phương Nam, duy chỉ có khu chợ độc đáo đã tồn tại và phát triển từ hơn một thế kỷ nay, đó là chợ chiếu Định Yên, xã Định Yên (Lấp Vò, Đồng Tháp).

Nét độc đáo của chợ là nhóm họp vào lúc nửa khuya cho đến hai, ba giờ sáng. Độc đáo hơn nữa, chợ không có quầy, sạp kinh doanh, người mua chiếu thường tìm một nơi cố định ngồi chờ; còn người bán thì vác những sản phẩm chiếu trên vai đi tới, đi lui rao hàng, nói giá…

VANG BÓNG MỘT THỜI

Thời điểm hưng thịnh và phát triển nhất của chiếu Định Yên là vào những năm 80 của thế kỷ trước, chiếu đã xuất bán sang các nước Đông Âu, Hàn Quốc, Nhật... Lúc ấy, từ quốc lộ 80 chạy vào xã Định Yên ấn tượng đầu tiên là đã thấy những bó lác nhuộm đủ màu đỏ, xanh, vàng, tím… được bà con phơi cập hai mé lộ. Đi sâu vào làng, chỗ nào cũng nghe rộn ràng lách cách tiếng thoi đưa và đôi tay thoăn thoắt của những người thợ dệt chiếu lành nghề.

Định Yên có hơn 70% số hộ sống bằng nghề dệt chiếu, trong nhà đều có từ 2 - 3 khung dệt trở lên, SX từ 5 - 10 chiếc chiếu các loại. Ở xã đã thành lập được 1 HTX và 3 tổ hợp SX tiêu thụ chiếu, giúp hàng chục nghìn lao động nhàn rỗi ở địa phương, những vùng lân cận có việc làm và thu nhập ổn định. Sản phẩm chiếu Định Yên có rất nhiều chủng loại, kích cỡ, mẫu mã như chiếu bông vuông hình con cờ, chiếu bông động phòng hoa chúc, chiếu Trà Niên, chiếu trắng, chiếu hoa văn, chiếu vẩy ốc…

Đang ngồi bên máy dệt, chị Lâm Thị Diệu ở ấp An Bình người có thâm niên hơn 40 năm kinh nghiệm làm chiếu cho biết: “Chiếu Định Yên nổi tiếng dày, bền, nằm vừa êm lại thoáng mát, giá phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng nên hàng ngày thương lái các nơi đến mua rất đông. Có những thời điểm, làng chiếu ăn nên làm ra, mỗi ngày giao cho thương lái đến 6.000 - 7.000 chiếc. Trước đây dệt chiếu theo lối thủ công, mỗi tháng một người thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng.

Bây giờ, nhiều nhà đầu tư máy dệt chiếu, năng suất cao hơn, chất lượng chiếu tốt hơn nên thu nhập cũng cao hơn trước rất nhiều, có tháng lên tới 12 - 15 triệu đồng. Người nào không có vốn thì đi làm thuê, ngày dệt 4 - 5 đôi chiếu, kiếm vài chục ngàn đồng coi như cũng đủ lo cho cuộc sống trong ngày của bản thân”.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Ba, ấp An Lạc 2 kể: “Ngày xưa ở đây nhộn nhịp lắm! 10 nhà thì cả 10 làm nghề dệt chiếu. Ban ngày mọi người làm việc cật lực chỉ rảnh vào ban đêm nên họp chợ vào giữa khuya ở gần chùa An Phước. Cứ tầm 12h đêm là chợ họp, vài giờ là tan chợ nên mọi người còn gọi là chợ ma”.

Khi nghe tôi hỏi: “Còn bây giờ thì sao hả bà?”, bà Ba thoáng buồn: “Bây giờ thì 10 nhà chỉ còn chừng 2 nhà bám nghề thôi. Thanh niên đa phần đã lên thành phố làm công nhân hết rồi. Chợ ma cũng không còn nữa. Bạn hàng tới tận nhà để mua. Muốn gì chỉ cần a lô một tiếng”.

NGUY CƠ MẤT NGHỀ

Trước đây, đến làng chiếu Định Yên ấn tượng đầu tiên đập vào mắt mọi người là những cọng lát được phơi dọc hai bên lề đường của làng nghề chiếu lát. Thế nhưng những hình ảnh quen thuộc đó đã không còn, vì nhiều hộ dệt chiếu đã bỏ nghề truyền thống. Giờ đây, các hộ chỉ dệt theo đơn đặt hàng nhỏ lẻ, thu lãi thấp và đầu ra bấp bênh. Đây là nguyên nhân khiến nhiều hộ quay lưng với nghề.

Theo những người tâm huyết thì nghề dệt chiếu chỉ còn thích hợp với người già, chứ tuổi trẻ bây giờ thì đã bỏ nghề đi làm thuê, làm mướn hoặc làm công nhân cho các nhà máy, xí nghiệp. Chị Nguyễn Diệp Khương cho biết, muốn hoàn thành một đôi chiếu phải có hai người hỗ trợ nhau, nhưng từ sáng đến chiều cũng chỉ dệt được 3 đôi. Dù giá chiếu chỉ 60.000 - 80.000 đồng/đôi, nhưng sức mua không ổn định.

Nếu như những năm trước, trung bình mỗi tháng gia đình bán được 100 đôi, thì bây giờ chỉ còn khoảng 50. Hầu hết chiếu dệt ra chỉ bán được cho người dân ở trong vùng theo đơn đặt hàng nhỏ lẻ, vì nhu cầu về mặt hàng này không còn thịnh hành như trước, do người dân chuyển sang sử dụng chiếu đan bằng máy và cả chiếu làm bằng chất liệu nhựa.

Ông Nguyễn Văn Nguyên, Chủ tịch UBND xã Định Yên cho biết: “Dệt chiếu là nghề truyền thống của xã nhưng lượng xuất hàng đã giảm so với trước. Làng nghề dệt chiếu Định Yên đã được quy hoạch trong đề án phát triển dịch vụ, du lịch gắn với làng nghề nông thôn giai đoạn 2010 - 2015. 

Chúng tôi đã có những dự án thiết thực như hỗ trợ vốn vay mua máy với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện giúp đỡ phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nổi bật là làm thương hiệu “Chiếu Định Yên” nhằm giải quyết việc làm, nâng mức thu nhập, thúc đẩy kinh tế địa phương khởi sắc…".

Nếu cứ tiếp tục SX theo chiều hướng đi xuống, thử hỏi người dân dệt chiếu ở Định Yên sẽ sống như thế nào? Tìm hướng đi để giữ nghề khi người dân còn tâm huyết chắc chắn dễ hơn là thay thế nghề cũ bằng một nghề mới? Rất mong các ngành chức năng của huyện Lấp Vò và tỉnh Đồng Tháp sớm có những biện pháp tháo gỡ khó khăn, giúp người dân vượt qua khó khăn, tránh nguy cơ mất 1 làng nghề hơn trăm tuổi.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm