| Hotline: 0983.970.780

Cảm nhận về lâm nghiệp CHLB Đức

Thứ Năm 06/09/2012 , 14:19 (GMT+7)

Sau đây là những ghi nhận của Thứ trưởng Nguyễn Đăng Khoa trong chuyến công tác tại CHLB Đức.

Đoàn công tác của Bộ NN - PTNT khảo sát, nghiên cứu về cải cách lâm nghiệp và lâm trường quốc doanh tại bang Hessen

LTS: Thực hiện chương trình hợp tác Việt - Đức về lâm nghiệp, trong thời gian ngày từ 4 - 12/8/2012, Bộ NN - PTNT tổ chức đoàn công tác do Thứ trưởng Nguyễn Đăng Khoa làm trưởng đoàn thực hiện khảo sát, nghiên cứu về cải cách lâm nghiệp và lâm trường quốc doanh tại bang Hessen, Cộng hòa Liên bang Đức  

Trong thời gian ở CHLB Đức, đoàn công tác đã đến làm việc với Vụ Lâm nghiệp và Bảo tồn thiên nhiên thuộc Bộ Môi trường, Năng lượng, Nông nghiệp và Bảo vệ người tiêu dùng của bang Hessen; thăm và làm việc với Tổng giám đốc và một số cơ quan thuộc Lâm trường Hessen Forst: Trung tâm đào tạo Weiburg - Phân trường Hanau Wolfgang; Phân trường Rudesheim và Trung tâm Điều tra rừng; Đoàn cũng đã đi thăm rừng của các cộng đồng được Lâm trường Hessen Forst nhận hợp đồng quản lý.

Sau đây là những ghi nhận của Thứ trưởng Nguyễn Đăng Khoa trong chuyến công tác tại CHLB Đức. 

Rừng và sở hữu rừng

Cách đây trên 200 năm, rừng tự nhiên ở nước Đức đã bị tàn phá hoàn toàn, người ta nói rằng “Đã không còn một cây gỗ rừng nào để có thể làm giá treo cổ cho những kẻ phá rừng”. Khi mất rừng, người Đức đã thức tỉnh rừng có giá trị như thế nào đối với cuộc sống của họ và các thế hệ con cháu mai sau, từ đó đã quyết tâm khôi phục. Tư tưởng và nguyên tắc quản lý rừng bền vững được bắt nguồn ngay dịp đó do nhà lâm học Đức Geog Ludwwig đưa ra. Ông là người đã sử dụng từ “sustainable” (bền vững) làm nguyên tắc trong quản lý rừng mà sau này nó được sử dụng phổ biến trong tất cả các ngành kinh tế khác.

Ngày nay, nước Đức có 11,1 triệu ha rừng, chiếm 31% diện tích tự nhiên của cả nước. Nhiều diện tích rừng đã được chuyển hóa thành rừng hỗn loài khác tuổi do kiên định thực hiện quản lý rừng bền vững qua nhiều thế hệ và quản lý rừng theo hướng đa chức năng; với việc áp dụng các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc trồng bổ sung nhiều loài cây trong mỗi khoảng trống sau khai thác chọn. Cây lá rộng phần nhiều là cây Dẻ gai đỏ (còn gọi là Sồi châu Âu-Fagus sylvatica) chiếm 40%; cây lá kim chiếm 60% chủ yếu là loài cây Vân sam (Picea). Trữ lượng bình quân 317 m3/ha, lượng tăng trưởng bình quân của rừng là 11m3/ha/năm; sản lượng bình quân khai thác là 6m3/ha/năm. Tuổi khai thác đối với các loài cây lá kim là 80 -100 năm, đối với các loài cây lá rộng là 180 năm.

Về sở hữu rừng: có 3 hình thức sở hữu là: nhà nước, cộng đồng và tư nhân, trong đó: Nhà nước sở hữu 36% diện tích rừng; Cộng đồng sở hữu 21%  và Tư nhân sở hữu 43%.

Ba loại sở hữu trên đã được hình thành từ hàng trăm năm trước và luôn được tôn trọng và duy trì qua tất cả các thời kỳ biến động của lịch sử.

Thành phần sở hữu tư nhân chủ yếu là các hộ gia đình còn các Cty tư nhân sở hữu rất ít, rừng tư nhân có nguồn gốc từ thừa kế.

Cộng đồng gồm có: Cộng đồng cư dân thành phố, thị trấn mà đại diện cho họ là các thị trưởng.

Diện tích rừng do nhà nước sở hữu có xu hướng tăng do các hộ tư nhân có nhu cầu bán rừng, nhà nước là một trong những chủ thể đã mua lại những diện tích đó.

Hessen là một bang của CHLB Đức có tổng diện tích rừng là 894.806ha, chiếm 42,4 % diện tích tự nhiên. Các loài cây lá rộng chiếm 50%, trữ lượng bình quân 319m3/ha, tăng trưởng bình quân hàng năm 11m3/ha; lượng khai thác gỗ hàng năm 7,5m3/ha.

Về sở hữu rừng: Nhà nước sở hữu 40% diện tích rừng, 35% thuộc sở hữu cộng đồng, 25% thuộc sở hữu tư nhân.

Diện tích bình quân cho một đầu sở hữu tư nhân là 3,8ha. Sở hữu tư nhân được phân thành 2 nhóm khác nhau: (i) nhóm sở hữu >100ha có số lượng không nhiều 343 chủ rừng; (ii) và nhóm sở hữu <100ha, nhóm này có tới 60.000 hộ gia đình và sở hữu 80% diện tích rừng sở hữu tư nhân, bình quân mỗi chủ rừng sở hữu 2,4ha. Giá trị kinh tế thu được từ rừng của nhóm hộ gia đình này rất nhỏ.

Hệ thống cơ quan hành chính lâm nghiệp bang Hessen

CHLB Đức được hình thành từ 16 bang hợp lại. Tổ chức nhà nước ở cấp bang có quốc hội, các bộ và toà án. Bang Hessen có Ủy ban về Lâm trường.

Hệ thống cơ quan quản lý hành chính lâm nghiệp bang Hessen được tổ chức theo ngành dọc ở 3 cấp: cấp bộ, cấp tỉnh và cấp quận/huyện. Cơ quan hành chính lâm nghiệp được tổ chức như sau:

- Cấp Bộ: Bộ Môi trường, Năng lượng, Nông nghiệp và Bảo vệ người tiêu dùng. Trong đó có Vụ Lâm nghiệp và Bảo tồn thiên nhiên, biên chế 10 cán bộ lâm nghiệp.

- Cấp tỉnh: có Sở Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Bảo vệ thiên nhiên, trong đó có Phòng Lâm nghiệp và Săn bắn, biên chế 6 cán bộ lâm nghiệp (có 3 Sở gắn với 3 tỉnh Phía bắc, Phía Nam và trung tâm của bang). 

- Cấp quận/huyện: có Phòng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Bảo vệ thiên nhiên gắn 26 quận/huyện (thường có 1 hoặc không có cán bộ lâm nghiệp);

Về chức năng nhiệm vụ ở mỗi cấp:

- Ở cấp bộ, Vụ Lâm nghiệp và Bảo tồn thiên nhiên có nhiệm vụ:

+ Xây dựng các văn bản pháp quy lâm nghiệp của bang, trong đó có Luật Lâm nghiệp; và thực hiện thực thi pháp luật;

+ Tham mưu, tư vấn cho Bộ trưởng những vấn đề về quản lý rừng; tổ chức làm việc với các bộ ngành liên quan về kế hoạch ngân sách cho các hoạt động lâm nghiệp; xem xét trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch quản lý rừng của lâm trường quốc doanh;

+ Giám sát việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị cấp dưới;

+ Giám sát việc thực hiện các chức năng của lâm trường;

+ Thực hiện diễn đàn xúc tiến thực hiện chứng chỉ rừng.

- Ở cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Bảo vệ thiên nhiên có nhiện vụ:

+ Giám sát và thực thi các quy định của pháp luật trong tỉnh;

+ Giám sát chủ rừng tư nhân và cộng đồng tuân thủ trách nhiệm cơ bản theo Luật;

+ Thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, trồng rừng;

+ Phê duyệt và giám sát việc thực hiên kế hoạch quản lý rừng cho cộng đồng và tư nhân (có diện tích từ 100ha trở lên);

+ Quyết định về chuyển đổi rừng và trồng rừng đối với chủ rừng tư nhân và cộng đồng; giám sát các chức năng rừng và xử lý vi phạm.

- Ở cấp quận/huyện: Phòng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Bảo vệ thiên nhiên ít được nhắc tới trong các buổi làm việc, qua tìm hiểu cấp này cũng thực hiện nhiệm vụ thực thi các quy định của pháp luật nhưng vai trò rất mờ nhạt; tham gia và lắng nghe ý kiến của các đơn vị quản lý rừng, các chủ rừng để báo cáo lên cấp trên.

Ủy ban về Lâm trường: Là ủy ban độc lập gồm 12 thành viên do Bộ trưởng phụ trách nhằm đảm bảo tính liên tục của mục tiêu chiến lược đã được xây dựng cho Lâm trường quốc doanh (FSE), các thành viên được bầu dưới sự chủ trì của Bộ trưởng có sự tham khảo ý kiến các Bộ Tài chính hoặc Thống đốc bang. (còn nữa)

(*): Tác giả hiện là Thứ trưởng Bộ NN- PTNT

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm