| Hotline: 0983.970.780

Cảm nhận về lâm nghiệp ở CHLB Đức

Thứ Sáu 07/09/2012 , 11:27 (GMT+7)

Ở bang Hessen, vào giai đoạn trước năm 2001 có tới 110 đơn vị quốc doanh lâm nghiệp hạch toán độc lập...

Đoàn công tác của Bộ NN - PTNT thăm Lâm trường Hessen Forst

Lâm trường quốc doanh

Ở bang Hessen, vào giai đoạn trước năm 2001 có tới 110 đơn vị quốc doanh lâm nghiệp hạch toán độc lập, trong đó có 1 Vườn quốc gia, 1 Trung tâm tư vấn, 1 Trường đào tạo cán bộ lâm nghiệp còn lại là các lâm trường, với tổng số cán bộ, nhân viên lên tới trên 3300 người, mọi hoạt động của các đơn vị lâm nghiệp đều được bao cấp và thực hiện theo kế hoạch hàng năm.

Vào thời kỳ này rừng vẫn được quản lý theo nguyên tắc bền vững và quản lý rừng đa chức năng. Tuy nhiên xét về mặt kinh tế thì các lâm trường hoạt động kém hiệu quả.

Nguyên nhân kém hiệu quả trong hoạt động của các lâm trường quốc doanh được xác định là do sự can thiệp sâu của các cơ quan hành chính các cấp vào hoạt động kinh doanh của lâm trường, ngay cả trong việc tiêu thụ sản phẩm. Lâm trường phải tuân thủ thực hiện theo kế hoạch được áp đặt từ trên xuống, kế hoạch này được cho là quan liêu, thiếu thực tiễn và khả năng thực thi; biên chế cồng kềnh.

Tất cả những vấn đề trên dẫn đến hệ lụy là Lâm trường quốc doanh hoạt động một cách thụ động, triệt tiêu tính năng động sáng tạo, không có sự thống nhất giữ các lâm trường trong hoạt động và gặp khó khăn trong hạch toán kinh doanh.

Xuất phát từ thực tế đó, vào năm 2001 bang Hessen đã tiến hành cải cách lâm nghiệp theo hướng:

- Trước tiên là tách chức năng quan lý nhà nước với chức năng kinh doanh, các cơ quan hành chính không được can thiệp vào hoạt động kinh doanh của lâm trường;

- Bỏ cấp quản lý hành chính trung gian, lâm trường trực thuộc trực tiếp Bộ Môi trường, Năng lượng, Nông nghiệp và Bảo vệ người tiêu dùng (Trước đây còn có cấp tỉnh và cấp quận/huyện tham gia quản lý lâm trường);

- Tổ chức lại 110 đơn vị lâm nghiệp thành một Lâm trường lớn (Cty mẹ) lấy tên Lâm trường quốc doanh Hessen Forst.

- Kế hoạch quản lý rừng trung hạn (10 năm) và hàng năm được Lâm trường trực tiếp xây dựng sát với thực tiễn, đảm bảo hiệu quả quản lý và được Bộ phê duyệt;

- Lâm trường được chủ động hoàn toàn trong việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt, trong sử dụng lao động, sử dụng kinh phí được giao cũng như trong tiêu thụ sản phẩm;

- Tinh giảm biên chế: trong cải cách lâm nghiệp đã tinh giảm 1100 người, những người này không bị mất việc, một số được về hưu, số còn lại được hỗ trợ đào tạo để chuyển sang công việc khác.

Lâm trường Hessen Forst

Có tổng số 2.300 cán bộ, nhân viên, trong đó có Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, các phòng ban và 47 đơn vị trực thuộc.

- Các phòng chức năng gồm có 4 phòng: Tổ chức, nhân sự, Công nghệ thông tin và Pháp chế; Tài chính và ngân sách; Lâm sinh, Điều tra rừng, Sản xuất và Tiếp thị; Dịch vụ rừng cộng đồng, tư nhân và Bất động sản. 

 - Các phân trường hạch toán phụ thuộc (Cty con): gồm có 41 phân trường (FMU) được tổ chức lại từ các lâm trường trước đây. Trong các phân trường có các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ giúp việc và có các Trung tâm đào tạo; Bảo tồn; Giống cây trồng;

- Các tổ chức và đơn vị chuyên môn trực thuộc gồm có: Vườn quốc gia; Trung tâm dịch vụ Điều tra, lập kế hoạch và quản lý dữ liệu rừng (FENA); Trung tâm kỹ thuật; Bộ phận kiểm soát; Kiểm toán nội bộ.

Hessen Forst có nhiệm vụ:

- Quản lý, kinh doanh rừng thuộc sở hữu nhà nước: 343.000ha, sản xuất gỗ 2 triệu m3/năm, lâm sản khác, quản lý bất động sản (đất đai), săn bắn và câu cá.

- Quản lý Vườn quốc gia Kellerwald.

- Quản lý 93% (296.000ha) rừng cộng đồng theo hợp đồng.

- Hỗ trợ các chủ rừng tư nhân thông qua các dịch vụ khuyến lâm và quản lý rừng theo hợp đồng (106.000 ha).

Mỗi phân trường của FSE quản lý trung bình 22.000ha, được tổ chức trung bình 12 tiểu khu trực thuộc, mỗi tiểu khu trung bình 2.500ha; các phân trường là đơn vị hạch toán phụ thuộc; mỗi tiểu khu có từ 3-4 cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, bình quân mỗi nhân viên lâm nghiệp tiểu khu chịu trách nhiệm quản lý 1.500ha.

Về khai thác rừng: trước khi tiến hành khai thác, các phân trường được ký hợp đồng với các khách hàng mua gỗ trong phạm vi khu vực phân trường quản lý, trường hợp các khách hàng bên ngoài sẽ do FSE ký kết; chỉ tiến hành đấu thầu đối với các loại gỗ quý. Các phân trường được ký hợp đồng với các công ty khai thác gỗ có uy tín có chứng chỉ khai thác rừng để thực hiện việc khai thác theo kế hoạch và có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ lâm nghiệp.

Hessen-Forst thực hiện dịch vụ đối với rừng cộng đồng và tư nhân theo hợp đồng tự nguyện về các loại việc sau: Lập kế hoạch hàng năm; trồng rừng, tái trồng rừng, bảo vệ rừng; xây dựng và bảo trì đường lâm nghiệp; Khai thác gỗ, phân loại gỗ và chuẩn bị bán gỗ; quản lý hợp đồng dịch vụ (hợp đồng của bên thứ 3); các biện pháp bảo vệ đường và an toàn giao thông trong rừng; quản lý tiếp thị gỗ, lâm sản; kiểm kê rừng và lập kế hoạch dài hạn; nghiên cứu và chuyên môn.

Lý do để các chủ rừng là cộng đồng và tư nhân lựa chọn hợp đồng với  Lâm trường quốc doanh Hessen-Forst bởi vì đây là tổ chức của Nhà nước, giàu kinh nghiệm trong công tác quản lý rừng, mức phí thu thấp 3 EUR/ha.

Tài chính của Hessen Forst:

Bộ Tài chính cấp cho Lâm trường hàng năm 30 triệu EUR (tương đương 830 tỷ VNĐ), cho 1ha là 90 EUR/ha (tương đương 2,5 triệu VNĐ/ha) để phục vụ lợi ích công cộng;

- Doanh thu từ khai thác và thương mại gỗ (bình quân khoảng 120 triệu EUR/năm);

- Thu từ các hợp đồng dịch vụ cho rừng cộng đồng và tư nhân theo quy định của bang (3 EUR/ha cho chủ rừng có diện tích từ trên 3ha).

Nhiều năm gần đây Lâm trường hoạt động có lãi. Kết quả doanh thu bình quân năm (2004-2009) là 173,3 triệu EUR, doanh thu bình quân 1 CBCNV là 69.500 EUR/năm (tương đương 1,92 tỷ VNĐ). (Còn nữa)

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm