| Hotline: 0983.970.780

Dồn điền đổi thửa thần tốc của Phú Xuyên

Thứ Hai 18/03/2013 , 09:15 (GMT+7)

Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) và cơ giới hóa trong nông nghiệp được xác định là hai mũi đột phá của Phú Xuyên.

Ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội, còn nhớ in hồi đầu tuyên truyền về xây dựng NTM ở huyện Phú Xuyên, có những lãnh đạo xã đã đứng giữa hội nghị phản đối: “Năm 2011, công việc bắt tay xây dựng NTM của Phú Xuyên còn khó khăn, lúng túng. Đến tận cuối năm 2012, sau khi Đảng và chính quyền địa phương thông suốt lợi ích và vai trò thì chủ trương này mới đẩy mạnh”.

“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, các địa phương đều có những điều kiện đặc thù khác nhau nên phải chọn những cách xây dựng NTM riêng biệt. Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) và cơ giới hóa trong nông nghiệp được xác định là hai mũi đột phá của Phú Xuyên. DĐĐT nói thì dễ mà thực hiện cực gian nan vì liên quan đến tập quán canh tác manh mún ngàn đời của nông dân, liên quan đến những “bờ xôi, ruộng mật” họ đã dầy công chăm sóc.

Cuối năm 2011, Phú Xuyên mới thực sự bắt tay vào DĐĐT mà chỉ trong mấy tháng đã giao ruộng trên thực địa được 5.526 ha, bằng 85,9% diện tích đã được phê duyệt phương án. Một tốc độ nhanh kỷ lục trong khi có những huyện khác của Hà Nội mới chỉ dồn được cỡ 500 ha đã vội tự hào. Vậy đâu là chiếc chìa khóa thần kỳ cho việc này?


Máy cấy xuống đồng

Đó chính là quy ước xây dựng NTM thay cho quy ước làng văn hóa được áp dụng chung cho cả huyện. Phú Xuyên là đơn vị đầu tiên của Hà Nội có quy ước dạng này nên đã phát huy dân chủ cơ sở, tạo sự đồng thuận rất lớn trong việc huy động toàn dân xây dựng NTM. 100% số làng và cụm dân cư (158 làng và cụm dân cư) trong địa bàn đã được UBND huyện phê duyệt quy ước NTM.

+ Về nâng cao đời sống cho nông dân, Phú Xuyên thực hiện hàng loạt chương trình như phát triển nông nghiệp ngoại thành; phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; SX lúa hàng hóa chất lượng cao, SX rau an toàn, hoa, cây cảnh; tổ chức lắp đặt 2.500 thiết bị lọc nước cho các hộ gia đình chính sách; thực hiện xóa 518 nhà dột nát, vận động ủng hộ quỹ người nghèo được 4,4 tỉ đồng.

+ Trong công cuộc xây dựng NTM ở Phú Xuyên có xã Đại Thắng đạt 15/19 tiêu chí, 4 xã đạt từ 9-11 tiêu chí, 13 xã đạt từ 7-8 tiêu chí, tuy nhiên có một hạn chế là tiến độ triển khai của các xã không phải là xã điểm còn chậm, kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Có 9 xã đã hoàn thành công tác DĐĐT gồm: Quang Lãng, Vân Từ, Văn Hoàng, Phú Túc, Tân Dân, Tri Trung, Đại Thắng, Chuyên Mỹ, Bạch Hạ. Ngoài việc cấp ứng kinh phí cho DĐĐT (mỗi ha 1 triệu đồng), hiện nay UBND huyện đang chỉ đạo đo vẽ bản đồ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong quá trình DĐĐT các hộ đã góp 924.000 m2 làm giao thông thủy lợi nội đồng. Diện tích đã làm giao thông thủy lợi là 400.000 m2, số còn lại chuyển sang quỹ đất công do UBND xã quản lý. Song song với DĐĐT là đề án cơ giới hóa nông nghiệp để thâm canh những thửa ruộng lớn, giải phóng ngày công lao động nặng nhọc cho nông dân.

 Toàn huyện Phú Xuyên đến nay đã có 112 máy làm đất, 528 máy tuốt lúa, 14 máy gặt lúa, 64 máy cấy… Máy cấy là một tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, hiệu quả bằng vài chục người bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng giá bán ngoài tầm tay với của nhiều hộ nông dân.

Ngoài chính sách hỗ trợ theo Quyết định 16 của TP Hà Nội, UBND huyện còn có cơ chế hỗ trợ cho các tập thể, cá nhân mua máy cấy: UBND huyện hỗ trợ 45 triệu đồng/máy, UBND xã hỗ trợ 15 triệu đồng/máy, HTX nông nghiệp hỗ trợ 10 triệu đồng/máy nên tốc độ phổ biến của nó trong địa bàn Phú Xuyên khá nhanh. (còn nữa)

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm