| Hotline: 0983.970.780

Đạt tiêu chí nhưng liệu có thực chất?

Thứ Tư 22/08/2012 , 10:59 (GMT+7)

Thực tế thì tại nhiều địa phương, việc đạt tiêu chí trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM không quá khó, nhưng việc phát huy và giữ được tiêu chí đó hay không là điều đang đặt ra.

Thực tế thì tại nhiều địa phương, việc đạt tiêu chí trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM không quá khó, nhưng việc phát huy và giữ được tiêu chí đó hay không là điều đang đặt ra.

>> Cần giữ hồn cốt của làng
>> Khó mở rộng đường
>> Ngưng trệ vì đất ế
>> Nỗi lo tiêu chí “chọi” nhau
>> Một số bất cập trong xây dựng NTM

Xong tiêu chí vẫn lo

Ông Mai Ngươn Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Nhựt (Bình Chánh, TP HCM), cho hay, đến nay, xã đã hoàn thành 15 tiêu chí. 4 tiêu chí chưa hoàn thành là trường học, cơ sở vật chất văn hóa, giao thông và thủy lợi. Với 15 tiêu chí đã hoàn thành, bộ mặt của xã Tân Nhựt đã có những đổi thay đáng kể so với trước khi xây dựng NTM. Phần lớn các con đường giao thông trong xã đã được trải nhựa hoặc bê tông hóa, không còn nhà dột nát... Nhìn chung, ở Tân Nhựt bây giờ đã không còn thấy bóng dáng của 1 trong 20 xã nghèo nhất ở TP HCM như 3 năm về trước.

Thế nhưng, hiệu quả thực tế của những tiêu chí đã hoàn thành thì cũng còn nhiều điều phải bàn. Chợ Tân Nhựt được xây dựng từ năm 2007, với kinh phí gần 3 tỷ đồng, gồm 1 nhà lồng và dãy ki ốt xung quanh, tổng cộng 80 sạp hàng. Chợ nằm ở vị trí đẹp, trước mặt là đường Thế Lữ, một trục đường liên xã, phía sau chợ là sông Chợ Đệm.

 Vị trí thuận lợi là thế, nhưng trong 3 năm đầu tiên, số hộ vào kinh doanh trong chợ rất ít. Người dân trong xã tới chợ để mua bán cũng rất thưa thớt. Vì thế, đến năm 2010, chợ Tân Nhựt đã bị xuống cấp khá nhiều. Từ khi tiến hành xây dựng NTM, chợ Tân Nhựt đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp theo đúng tiêu chí về chợ nông thôn. Nhờ đó, chợ Tân Nhựt hiện đã mang một diện mạo khá khang trang, sạch sẽ, nhưng vẫn... vắng như trước.


Nhà lồng ở chợ Tân Nhựt đang bị bỏ không

Khi chúng tôi đến thăm chợ, toàn bộ các sạp trong khu nhà lồng vẫn đang bỏ không, chờ đấu thầu. Chỉ có dãy ki ốt xung quanh có nhiều hộ đang bán hàng, nhưng khách đến mua rất ít. Bà chủ đại lý gạo Trung Hiếu, than: “Gần xã Tân Nhựt có 2 chợ lớn ở huyện Bình Chánh là chợ Đệm và chợ đầu mối Bình Điền, hàng hóa thứ gì cũng có. Ở xã lại có 2 tuyến xe buýt đi tới 2 chợ đó, rất tiện lợi. Bởi vậy, phần lớn dân trong xã vẫn không thèm đi chợ Tân Nhựt mà cứ tới chợ Đệm và chợ Bình Điền để mua sắm”.

Còn theo ông Mai Ngươn Khánh, chợ Tân Nhựt vắng khách còn do trước đây các hộ nghèo được ưu tiên vào kinh doanh trong chợ nhằm giúp họ thoát nghèo. Nhưng do các hộ nghèo thiếu vốn đầu tư, nên các mặt hàng rất nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Hiện tại, xã đang sửa sai bằng cách cho đấu thầu lại, mời những hộ có khả năng, có kinh nghiệm buôn bán vào kinh doanh. Nhưng do chợ Tân Nhụt khá gần chợ Đệm, nên khả năng vắng khách vẫn khó tránh khỏi.

Vì thế, theo ông Khánh, tiêu chí chợ nông thôn không nên bắt buộc, nhất là ở những xã mà người dân có thể dễ dàng đến được các chợ lớn khác trong vùng. 

Đất đâu mà bán?

Tân Nhựt là 1 trong 5 xã được TP HCM chọn làm thí điểm xây dựng NTM. Do đó, đến thời điểm này, xã đã được TP đầu tư 210 tỷ đồng. Sắp tới, khi đầu tư hoàn thiện tiêu chí trường học, gồm 1 trường mầm non và 1 trường tiểu học, TP phải đầu tư thêm gần 100 tỷ đồng nữa. Tính ra, riêng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho xây dựng NTM ở Tân Nhựt, đã mất đứt trên 300 tỷ.

Đấy là chưa tính tới những đóng góp của người dân, mà riêng giá trị đất hiến để làm đường giao thông, cũng được ước tính tới cả trăm tỷ đồng. Nói tới chuyện đầu tư, ông Khánh bảo: “Nhờ được chọn làm xã điểm, được làm "con cưng" nên mới được đầu tư như vậy. Còn mấy chục xã ở TP bây giờ mới làm NTM, thì chắc là căng chuyện vốn liếng đây?”.

Chả cần đi đâu xa, sang xã Bình Lợi ở ngay sát bên Tân Nhựt, là thấy ngay nỗi lo vốn liếng. Bình Lợi là xã nghèo nhất huyện Bình Chánh, xuất phát điểm còn thua xa Tân Nhựt, khi trừ đường trục chính Vườn Thơm, thì đường trục chính còn lại là Trương Văn Đa và tất cả các đường ấp, ngõ xóm, đều đang là đường đất đỏ. Riêng đường Trương Văn Đa, chỉ dài chừng vài km mà có tới trên 20 cây cầu, toàn là cầu tạm, nhỏ hẹp. Xã chưa có trường THPT, trường mầm non. Các trường mẫu giáo, tiểu học, THCS đều phải xây mới hoặc nâng cấp mở rộng...

Vì thế, dù Đề án xây dựng NTM của xã Bình Lợi vẫn còn đang chờ TP phê duyệt, nên chưa rõ tổng nguồn vốn đầu tư sẽ là bao nhiêu, nhưng chắc chắn sẽ là con số rất lớn. Trong khi dân, dân Bình Lợi còn khá nghèo nên khả năng đóng góp sẽ rất hạn chế.

Cũng vì đất công ở các xã chẳng còn mấy, nên ông Nguyễn Văn Minh, GĐ Sở VH-TT-DL TP HCM, đã cho rằng quy định diện tích đủ chuẩn cho nhà văn hóa ở xã NTM là 2.500m2 sẽ khiến cho các xã NTM ở TP khó tìm ra diện tích để xây dựng.

Ông Phạm Văn Lỹ, Chủ tịch UBND xã Bình Lợi, không giấu nổi lo lắng: “Nếu theo cơ chế Nhà nước đầu tư 50%, dân góp 50%, thì chắc chắn Bình Lợi sẽ không thể làm được. Nhiều hộ ở đây lo tiền ăn học cho con em họ còn chưa xong, lấy đâu ra tiền để đóng góp xây dựng NTM?”.

Tôi hỏi: “Bình Lợi có thể bán đất công lấy vốn xây dựng NTM được không?”. Ông Lỹ lắc đầu: “Bình Lợi đâu còn dư đất công mà bán? Nếu muốn xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao của xã, còn phải tính tới việc thu hồi đất của dân thì mới có chỗ để xây. Mà vốn xây dựng NTM, đâu có phần dành cho đền bù đất thu hồi?”.

So với Bình Lợi, Tân Nhựt còn dư đất công, nhưng diện tích dôi dư chẳng đáng là bao. Ông Khánh cho hay, để có vốn đầu tư xây dựng NTM cho các xã khác, huyện Bình Chánh đang làm hồ sơ bán đấu giá các mảnh đất công dôi dư ở Tân Nhựt, nhưng diện tích từng mảnh rất nhỏ, mảnh lớn nhất chỉ khoảng 1.000 m2. Vì thế, số tiền bán đất chắc chắn chẳng nhiều nhặn gì. Hiện tại, khi thì trường bất động sản đang đóng băng, có muốn bán đất công cũng khó.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm