| Hotline: 0983.970.780

Ý kiến chuyên gia

Thứ Sáu 02/03/2012 , 09:52 (GMT+7)

Sau khi NNVN khởi đăng loạt bài “Chỉ có gió và cỏ”, trong đó phản ánh tình trạng bỏ hoang các KCN, KĐT ở nhiều địa phương, gây lãng phí tiền của, đất đai và bức xúc trong dư luận, nhiều chuyên gia đã nêu ý kiến đồng tình.

Sau khi NNVN khởi đăng loạt bài “Chỉ có gió và cỏ”, trong đó phản ánh tình trạng bỏ hoang các KCN, KĐT ở nhiều địa phương, gây lãng phí tiền của, đất đai và bức xúc trong dư luận, nhiều chuyên gia đã nêu ý kiến đồng tình.

>> Bài 5: Xã “đầu binh cuối cán”, dân tự cứu mình
>> Bài 4: Cuộc chiến vì niêu cơm
>> Bài 3: Tan giấc mơ công nhân
>> Bài 2: Chủ đầu tư ''nổ'', dân khốn khổ
>> Bài1: Khu công nghiệp mang lại nỗi buồn

PGS-TS Phạm Tất Thắng, Chuyên gia cao cấp Bộ Công thương: Không thể làm KCN một cách “hăng say”

Đúng là thực trạng KCN, KĐT bỏ hoang đã đến mức báo động. Vì thế, ngay bây giờ phải có những tổng kết đánh giá về sự phát triển của KCN trong phạm vi cả nước. Từ đây cơ quan quản lý sẽ có những bước đi phù hợp để giải quyết được bài toán hiệu quả kinh tế của các KCN. Theo tôi, nên rà soát các đầu tư vào KCN hiện tại, nếu KCN nào có tiềm năng, và đã lấp đầy được từ 50% trở lên, thì có thể tiếp tục duy trì, còn dưới 50% hoặc 30% tùy theo từng nơi nhưng các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang xin đến đầu tư, tức là cái dự báo vài ba năm tới có thể lấp đầy được 70-80% chẳng hạn thì nên chờ đợi 1 thời gian để có những dự án mới. Các KCN, KĐT không có khả năng thu hút đầu tư thêm hoặc bổ trống thì nên thu hồi và trả lại đất cho nông dân. 

Cùng với đó là nhất quyết không để xảy ra tình trạng “vượt rào” như cách mà các địa phương làm vừa rồi là bất chấp quy định của Chính phủ, cứ mở rộng và thành lập mới các KCN, trong khi các KCN cũ chưa đạt tỷ lệ lấp đầy 60%. Tôi đang lo là giai đoạn 2011-2020, Chính phủ và các địa phương vẫn dự kiến quy hoạch rất lớn. Ví dụ, năm 2010 có khoảng độ 43.000 ha KCN, nếu cả cụm CN phân tán thì khoảng 83.000 ha.

Tôi nghĩ không nên dành quỹ đất lớn đến thế. Các tỉnh cần phải cân nhắc, đánh giá rút ra phương pháp hiệu quả, nhu cầu DN đến đâu thu hồi và làm hạ tầng đến đấy. Cứ để đất đai hoang hóa, nhân dân không thể chấp nhận được. Chính phủ, bộ ngành, cần phải ra tay. Ngay từ bây giờ, phải có sự lựa chọn, DN nào, dự án nào tốn quá nhiều đất mà không mang lại ngân sách, việc làm, hiệu quả thấp phải có sự lựa chọn.  

Việc phân cấp nhưng năng lực “thiếu tầm” đã nảy sinh ra câu chuyện đua nhau làm quy hoạch, đua nhau cấp phép các KCN. Rõ ràng đã đến lúc phải hành động để ngăn chặn những hệ lụy trong phát triển KCN theo phong trào lan rộng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Sẽ là muộn và phải trả giá đắt nếu như các địa phương “mải mê”, thậm chí là “hăng say” lao vào làm KCN theo kiểu như hiện nay. Bài học của việc đầu tư theo phong trào theo kiểu tỉnh nào cũng có nhà máy xi măng, nhà máy thép, tỉnh nào cũng có sân bay, cảng biển, sân golf vẫn còn nóng hổi và để lại hậu quả đến tận bây giờ. Đã đến lúc không thể để lãng phí nguồn lực, không thể để tình trạng đầu tư theo cảm tính, nhà nhà làm công nghiệp, người người làm công nghiệp một cách ngẫu hứng và tùy tiện, không hiệu quả như hiện nay.

Ông Bùi Sỹ Tiếu, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Cách làm KCN thực sự "có vấn đề"

Tư duy nhiệm kỳ của lãnh đạo địa phương trong việc ra các chủ trương, quyết sách lớn về phát triển KCN cũng đã đẩy các địa phương đến thực trạng “thừa đất” cho KCN mà lại thiếu đất cho canh tác của nông dân. Tôi cho rằng, tư duy nhiệm kỳ là hiểm họa đối với đất nước và là điều cần phải cảnh báo. Nhiệm kỳ lãnh đạo của tôi chỉ có 3 năm, 5 năm và tôi làm đủ mọi cách phải làm thế nào phát huy tối đa cái quyền lực được giao. Tôi cần làm cái gì đó để ghi dấu ấn, chứ còn phát triển nông nghiệp… thì dễ quá (!?); cho nên tôi phải phát triển khu chế xuất, KCN, khu thương mại, phát triển đường phố… để thông qua đó có được phần thu nhập cho cá nhân, thu nhập cho công quỹ của tỉnh, của huyện… Đó là những tư duy theo nhiệm kỳ và đây là một hiểm hoạ vô cùng lớn đối với đất nước. Nếu tình trạng này không được xử lý, không biết vấn đề từ gốc gác, để nó lan từ trung ương đến địa phương, đến tận phường xã thì cực kỳ nguy hiểm.

Tôi cho rằng, vấn đề hiện nay là cần phải đổi mới tư duy của lãnh đạo. Lãnh đạo nào trong nhiệm kỳ của mình cũng muốn hiệu quả phi sản xuất nông nghiệp lớn hơn. Vì vậy, các nhà quản lý cần phải tĩnh tâm, dự án nào có hiệu quả hẵng làm. Người quản lý phải đổi mới tư duy không phải vì lợi ích của mình, lựa chọn cần phải được tính toán…

Trong khi cách làm KCN của chúng ta hiện nay đang thực sự “có vấn đề”, thì càng cần phải tỉnh táo và loại bỏ “tư duy nhiệm kỳ” càng nhanh càng tốt, không thể để tình trạng các KCN cắm trên đất lúa của nông dân. Chúng ta phải có điều tiết về ngân sách, tức là không bắt buộc những vùng đặc biệt làm công nghiệp.

GS Tô Duy Hợp, chuyên gia xã hội học: Nông dân bị khủng hoảng lối ra

Câu chuyện lấy đất lúa làm KCN sẽ tạo ra sự xáo trộn mạnh về xã hội ở các địa phương. Đứng ở khía cạnh xã hội học, tôi cho rằng điều này hết sức bất lợi cho điều hành chính sách. Vừa rồi, về Bắc Ninh nghiên cứu, tôi thấy có một nghịch lý thế này, DN muốn có bao nhiêu đất cũng được, trong khi người dân chỉ cần vài m2 đất để làm dịch vụ thì lại không có. Tôi lấy một ví dụ, như ở xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), tổng diện tích cả xã có 500ha đất với trên 10.000 dân sinh sống, nhưng vừa rồi thị xã đã làm một dự án lấy 300ha của dân để xây dựng khu công nghệ cao. Tất cả đã có nghị quyết, xã rồi dân chỉ biết chấp hành, không có bàn lấy đất như thế nào, lấy đất ở đâu? Riêng cái đó, tôi có thể đặt vấn đề là áp đặt. Cứ cho công nghiệp, đô thị là tất yếu, là đúng quy luật, nhưng anh lại áp dụng quy luật một cách cứng nhắc, không hỏi người dân lấy một câu, thì đương nhiên, bức xúc của người dân sẽ này sinh, từ đó gây bất ổn xã hội.

Trong khi đó, lại có câu chuyện là người dân xin 60ha để tách sản xuất ra khỏi khu dân cư, thì tỉnh lại không đồng ý. Nói gì thì nói, dù đất là đất của Nhà nước, nhưng đã giao cho làng xã quản lý, thì họ cũng phải có quyền chứ, có lợi ích chứ. Tôi nhận thấy, lợi ích của người nông dân hiện chỉ là thứ hữu, bé nhỏ lắm, còn lợi ích của DN lại được đặt lên trên cao hơn.

Trước đây, thời Pháp thuộc, nông dân đi làm thuê. Đến khi cách mạng thành công thì họ lại bị dồn vào các hợp tác xã, nay thì không được sở hữu ruộng. Do vậy, nông dân liên tục không có định hướng rõ ràng, mà bị phụ thuộc, bị khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng lối ra.

Mấy năm trước, khi giải quyết các vấn đề của nông thôn, chúng ta thường tập trung vào vấn đề xoá đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân. Song bây giờ, bức xúc được đặt lên hàng đầu ở nông thôn chính là vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai vào các mục đích công nghiệp, đô thị như thế nào. Chúng ta không chỉ cứ giải toả, đền bù xong là kệ người nông dân muốn là gì thì làm, mà cần xác định phải gắn cái việc lấy đất đó của họ với vấn đề giải quyết việc làm, bởi nếu không họ sẽ biết làm gì, sống bằng gì? Đây mới là câu hỏi cần lời giải từ cơ quan quản lý.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm