| Hotline: 0983.970.780

Tìm lúa chịu mặn

Thứ Tư 13/04/2011 , 10:08 (GMT+7)

Mỗi năm, Kiên Giang có đến hàng ngàn ha lúa bị chết do nhiễm mặn, do đó, tìm được giống lúa chịu mặn là rất cấp bách.

Là tỉnh nằm cặp theo biển Tây, Kiên Giang có nhiều lợi thế phát triển sản xuất theo mô hình lúa - tôm. Tuy nhiên, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tình hình thời tiết bất lợi đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của người dân. Mỗi năm, tỉnh này có đến hàng ngàn ha lúa bị chết do nhiễm mặn. Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh đang nỗ lực để tìm ra những giống lúa có tính chống chịu mặn để đưa vào phục vụ sản xuất.

Sản xuất theo hình thức luân canh lúa - tôm được coi là mô hình thích hợp, bền vững với các địa phương ven biển, nhất là trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Tuy nhiên, những năm gần đây, thời tiết diễn biến bất thường, nắng hạn liên tục kéo dài, lượng mưa giảm dẫn đến nông dân không đủ nước ngọt để rửa mặn. Hơn nữa, việc lấy nước mặn vào nuôi tôm trong thời gian dài đã khiến tình trạng đất ruộng bị nhiễm mặn ngày càng cao.

Ông Võ Hoàng Việt, Trưởng phòng NN-PTNT An Minh (Kiên Giang) cho biết, năm vừa qua, toàn huyện đã có hơn 7.000/32.000 ha lúa luân canh trên nền đất tôm bị thiệt hại, nông dân phải gieo sạ lại nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng nắng hạn kéo dài, đất bị nhiễm mặn không thể gieo cấy được. Nhưng đến khi có mưa trời lại mưa dầm liên tục dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ. Trong khi đó, các giống lúa chống chịu mặn hiện nay chỉ ở mức 3-4 phần nghìn. Vì vậy, nông dân đang rất cần các giống lúa có tính chống chịu mặn cao hơn để đưa vào sản xuất, giảm thiệt hại do những diễn biến bất lợi của thời tiết hiện nay.

Ông Nguyễn Trung Tiền, Giám đốc Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang cho biết, hiện nay Trung tâm đang triển khai hai chương trình nghiên cứu để tìm kiếm các giống lúa có tính chống chịu mặn cho vùng lúa – tôm khu vực ven biển. Một là đẩy mạnh công tác lai tạo để tìm ra các giống lúa mới có tính chống chịu mặn cao. Hai là thanh lọc mặn và thử các giống chống chịu mặn thường xuyên qua từng vụ lúa ở các địa phương ven biển trong tỉnh. Đối với công tác lai tạo, Trung tâm đã nghiên cứu được 12 giống lúa mới có nguồn gốc chống chịu mặn mang tên GKG từ 1 đến 12. Trung tâm đang tiếp tục khảo nghiệm năng suất hậu kỳ và thanh lọc tính chống chịu mặn để chọn ra những giống có tính chịu mặn tốt nhất. Đối với công tác thanh lọc mặn, Trung tâm đã xác định được một số giống lúa có tính chống chịu mặn từ 3-4 phần nghìn, phù hợp với điều kiện sản xuất ở vùng lúa - tôm của tỉnh hiện nay gồm: OM 5954, OM 6875, OM 6976, OM 5464, OM 2517, MNR 4, OM 2517-KG…

Bên cạnh đó, từ nguồn kinh phí do Bộ KH-CN hỗ trợ, Trung tâm KNKN Kiên Giang đã triển khai thực hiện dự án “ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình canh tác ổn định 1 vụ lúa – 1 vụ tôm sú ở vùng U Minh Thượng”. Năm 2010, dự án được triển khai trên địa bàn 2 huyện An Minh và Vĩnh Thuận, quy mô 50ha với 22 hộ nông dân tham gia. Các hộ dân tham gia dự án được tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ giống, vật tư… Ông Phù Khí Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm KNKN Kiên Giang cho biết, U Minh Thượng là vùng chuyên sản xuất theo mô hình lúa - tôm của tỉnh, tuy nhiên do thời gian qua người dân quá chú trọng việc nuôi tôm dẫn đến môi trường đất ngày càng bị nhiễm mặn, gây ngộ độc cho cây lúa. Vì vậy, mục tiêu của dự án là nhằm tìm ra quy trình kỹ thuật sản xuất phù hợp trong luân canh lúa – tôm, lựa chọn các giống lúa có tính thích nghi với môi trường nhiễm mặn để đưa vào sản xuất. Làm sao phải bảo đảm vừa sản xuất được một vụ tôm, vừa giữ được độ phì nhiêu đất, hạn chế mặn gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất của cây lúa.

Ông Mai Văn Thiền, ở ấp Tám Biển 2, xã Thuận Hòa, An Minh là hộ nông dân được chọn tham gia mô hình cho biết, lo ngại nhất của các hộ dân sản xuất lúa - tôm hiện nay là thời tiết ngày càng bất thường, xâm nhập mặn ngày càng gay gắt. Đầu vụ thì lo không có nước ngọt để rửa mặn, cuối vụ lại lo mặn xâm nhập sớm làm lúa bị chín háp, dẫn đến giảm năng suất rất nhiều. Vì vậy, nếu có được các giống lúa chống chịu mặn tốt hơn thì nông dân rất mừng và yên tâm đầu tư cho sản xuất. Hiện nay, có một số giống lúa có tính chống chịu mặn đang được Trung tâm giống của tỉnh giới thiệu cho nông dân đưa vào sản xuất nhưng ngưỡng chịu mặn còn thấp. Nếu có được giống lúa chống chịu mặn 6-7%o thì nông dân sẽ giảm được thiệt hại rất nhiều.

Theo TS. Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, những năm gần đây tình hình thời tiết khá khắc nghiệt, trời ít mưa nên thiếu nước ngọt để rửa mặn dẫn đến khó khăn trong việc sản xuất lúa lấp vụ trên nền đất nuôi tôm. Chỉ tính riêng năm 2010, toàn tỉnh đã có hàng ngàn ha lúa sản xuất theo mô hình này bị thiệt hại, trong đó có 2.000ha không gieo sạ lại được. Tình trạng đất bị nhiễm mặn cũng làm cho năng suất lúa trên nền đất tôm đạt rất thấp, bình quân chỉ đạt 3 tấn/ha. Những năm tới, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung mở rộng mô hình sản xuất lúa – tôm theo hướng bền vững, giúp nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung nghiên cứu, lai tạo các giống lúa có tính chống chịu mặn tốt hơn để đưa vào phục vụ sản xuất.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm