| Hotline: 0983.970.780

Hướng tới nuôi cá tra bền vững

Thứ Năm 10/05/2012 , 09:38 (GMT+7)

Bất chấp thị trường cá tra đang ảm đạm, gần 100 chủ trang trại ở ĐBSCL vẫn nhiệt tình theo đuổi mục tiêu nuôi cá sạch, hướng tới phát triển bền vững...

Bất chấp thị trường cá tra vượt qua ngày tháng ảm đạm vừa qua, gần 100 chủ trang trại ở ĐBSCL vẫn nhiệt tình theo đuổi mục tiêu nuôi cá sạch, hướng tới phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng cá tra ở VN.

Sản phẩm sạch, nhu cầu lớn

Hơn 200 hộ nuôi cá tra được khảo sát và gần 100 chủ trang trại đã tham gia tập huấn với các nhóm liên quan theo Dự án nuôi trồng phát triển thủy sản theo chuẩn thương mại (Sustaining Ethical Aquatic Trade - SEAT) tại Khoa Thủy sản - ĐH Cần Thơ. Dự án SEAT (giai đoạn 2009-2013), được tài trợ bởi chương trình số 7 của cộng đồng chung EU và điều phối trường ĐH Stirling (Vương quốc Anh), phạm vi nghiên cứu tại 4 Quốc gia Châu Á có SX thủy sản chính trên thế giới gồm: Trung Quốc, Bangladesh, Thái Lan và VN.

Dự án SEAT do ĐH Cần Thơ thực hiện và đang tập trung nghiên cứu các nhóm có liên quan đến chuỗi giá trị ngành hàng cá tra để tìm hiểu, nhận diện các vấn đề phát triển bền vững trong SX và thương mại ngành hàng này.


Thiếu liên kết, dân nuôi cá tra đang gặp khó khăn

Theo các chuyên gia nghiên cứu thực hiện dự án, EU là thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản lớn nhất trên thế giới, nhập khẩu khoảng 50% nhu cầu, trong đó nhập khẩu cá tra VN là lớn nhất. Tại thị trường khu vực này, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bán sản phẩm thủy sản cho thấy nhu cầu lớn đối với các sản phẩm tiện lợi. Nhưng khách hàng thường thiếu thông tin, kiến thức về sản phẩm và kỹ năng chế biến các món ăn. Về giá cả, người tiêu dùng muốn chất lượng ổn định nhưng giá thấp...

Hiện nay sản phẩm cá tra được sử dụng chiếm tỷ lệ lớn vào lĩnh vực dịch vụ đồ ăn tại các căng tin, nhà hàng, quán bar…Trong khi đó các siêu thị chịu ảnh hưởng lớn bởi các tổ chức phi Chính phủ về bảo vệ môi trường nuôi thủy sản. Dù vậy cá tra vẫn được tiêu thụ nhiều vì là một loại sản phẩm thay thế cho các sản phẩm thủy sản khai thác từ biển.

Thực tế trong hơn 10 năm qua, diện tích nuôi cá tra ở VN tăng nhanh, đóng góp vào tỷ trọng XK lớn. Từ năm 2001 và đặc biệt từ năm 2004, thị trường tiêu thụ khá đa dạng. Thị trường các nước EU và Đông Âu gia tăng mạnh, trong khi thị trường Mỹ có xu hướng giảm. Trong đó các nước EU nhập khẩu cá tra nhiều nhất là Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Anh và Bỉ.

Ngành hàng chiến lược

Tại ĐBSCL ngành hàng cá tra nhanh chóng vươn lên trở thành mặt hàng chiến lược trong nghề nuôi thủy sản. Năm 2010 ngành hàng cá tra đóng góp khoảng 40% tổng sản lượng nuôi thủy sản. Đến năm 2011 sản phẩm cá tra XK đạt khoảng 620.000 tấn, tương đương giá trị 1,8 tỷ USD và mặt hàng cá tra XK chiếm 49% về khối lượng, 29% về giá trị trong các mặt hàng XK thủy sản của VN.

Qua khảo sát hoạt động SX ở vùng nuôi cá tra, sự chuyển đổi thích ứng trong ứng dụng kỹ thuật nuôi thâm canh đã tạo nên bước đột phá, gia tăng nhanh chóng về sản lượng. Đến năm 2011 cá tra nuôi nuôi bè và đăng quầng thu hẹp, chỉ chiếm khoảng 1% tổng sản lượng cá tra nuôi. Nhưng xu hướng chuyển đổi sang nuôi cá trong ao, hầm tăng lên, nuôi thả với mật độ 20-40 con/m2, năng suất đạt 200-400 tấn/ha. Hệ thống nuôi này đóng góp khoảng 99% sản lượng cá tra nuôi ở ĐBSCL.

4/8 tỉnh, thành có vùng nuôi cá đóng vai trò chủ lực như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long phát triển mạnh nghề nuôi cá tra, đóng góp 77% tổng sản lượng cá tra nuôi cả nước.

Để phát triển bền vững theo chuỗi giá trị ngành hàng, đa số hộ dân nuôi cá tra đồng tình và sẵn sàng tham gia thực hiện các giải pháp nuôi cá tra sạch, SX hàng ngon lành theo chuẩn đạo đức để XK. Đặc biệt khi có sự tham gia liên kết sẽ giảm thiểu mức độ rủi ro, hạn chế tình trạng SX dư thừa, giảm giá như đã từng xảy ra.
Tuy nhiên sau giai đoạn SX có bước gia tăng mạnh mẽ về năng suất, sản lượng, các chuyên gia kinh tế phân tích chuỗi giá trị ngành hàng: Nguyên liệu đầu vào-SX-thu mua-chế biến-thương mại đến tiêu thụ sản phẩm có biểu hiện chưa ổn định, thiếu tính liên kết. Từ đó dẫn tới tình trạng SX thiếu cân đối, lúc thừa lúc thiếu, giá cả lúc tăng lúc giảm.

Kết quả khảo sát, phân tích trên 3 khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội/tổ chức, từ nhận thức các nhóm liên quan, về các yếu tố tác động đến hoạt động trong tương lai, trong đó riêng khía cạnh kinh tế hiện đang nổi lên yếu tố khó khăn, ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Nhóm những người nuôi cá và nhà máy chế biến thủy sản gặp hạn chế nguồn vốn đầu tư; giá sản phẩm thấp và nhà máy gặp tình trạng nguồn nguyên liệu không ổn định. Nhóm SX giống phản ánh khó khăn trong tiếp cận công nghệ.

Giới SX và các nhà máy chế biến thủy sản ngành hàng cá tra nhận định: Chu kỳ giá cá tra đang trải qua giai đoạn cuối, tiêu thụ thấp đầu hè. Mặt khác, cơ sở tin cậy sắp tới vào các hoạt động tích cực từ thị trường tài chính tính dụng khi Chính phủ gỡ khó cho các DN. Qua đó hy vọng tạo động lực để ngành hàng cá tra phục hồi.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm