| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Bắt chủ trại tôm hành hạ dã man cháu Hoàng Anh

Thứ Ba 04/05/2010 , 11:05 (GMT+7)

Công an huyện Đầm Dơi đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Huỳnh Thanh Giang, 30 tuổi và vợ là Mã Ngọc Thơm, 33 tuổi cùng về tội hành hạ người khác.

Công an huyện Đầm Dơi đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Huỳnh Thanh Giang, 30 tuổi (chủ trại tôm giống Minh Đức, ấp Phú Hiệp, xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi) và vợ là Mã Ngọc Thơm, 33 tuổi cùng về tội hành hạ người khác theo Điều 110 của Bộ luật Hình sự.

Do đang nuôi con nhỏ (dưới 18 tháng tuổi) nên Thơm được cho tại ngoại, cấm không được đi khỏi nơi cư trú. Nạn nhân bị vợ chồng Giang - Thơm hành hạ man rợ nhiều tháng liền mới 14 tuổi tên Nguyễn Hoàng Anh (thường gọi là Hào). Khám xét trại tôm Minh Đức, nơi bé Hào làm thuê, công an đã thu giữ hàng chục loại dụng cụ như dây thừng, búa, kềm nhổ đinh, nhiều khúc gỗ vuông…mà vợ chồng Giang - Thơm dùng để tra tấn Hào. 

Trên người em Hào đây thương tích do bị chủ trại tôm hành hạ

Bước đầu, công an đã xác định đôi vợ chồng chủ trại tôm mất hết nhân tính này đã thực hiện những hành vi sau đây với em Hào: “Bắt uống nước tiểu, dùng kềm kẹp sứt môi, bẻ 5 cái răng, ép bàn ủi đang nóng lên người, dùng đũa sắt nung đỏ tra vào bẹn, trói tay treo lên trần nhà, xối nước sôi, trấn nước, tạt nước hóa chất (dùng để tẩy rửa bồn tôm) lên người, bắt phơi nắng…”.

Bé Hào sinh ra trong một gia đình nghèo (ở thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước), bị cha bỏ rơi từ khi còn trong bụng mẹ. Cuối năm 2008, Hào được mẹ gửi vào làm công cho trại tôm Minh Đức và đã bị hành hạ từ đầu năm 2009 cho tới nay. Do trại tôm được xây kín như nhà tù, một mặt tiếp giáp với bờ sông, ba mặt còn lại đều có tường rào xây cao (chỉ có 1 lối nhỏ ra vào), vợ chồng Giang - Thơm lại bắt Hào phải chạy trốn mỗi khi có người lạ vào nên sự việc không bị phát hiện.

Một số người dân lận cận biết chuyện nhưng không dám tố giác vì sợ bị trả thù do vợ chồng chủ trại tôm quá hung hãn. Ngày 27/4, một người dân sống đối diện phía bên kia sông phát hiện Hào bị vợ chồng chủ trại tôm cột tay đứng giữa trời nắng, xối nước hóa chất tẩy hồ tôm lên người nên đã lén báo cho chính quyền địa phương. Hào đã được giải cứu khỏi “địa ngục trần gian” và đưa đi điều trị tại BVĐK huyện Đầm Dơi trong tình trạng trên người hầu như chỗ nào cũng có vết thương bầm tím, mưng mủ, mặt mũi sưng phù...

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm