| Hotline: 0983.970.780

Vụ bé gái 3 tuổi bị hành hạ dã man: Củng cố hồ sơ để khởi tố "ác mẫu"

Thứ Sáu 26/11/2010 , 09:53 (GMT+7)

CA huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương) đã tổ chức họp khẩn và ra quyết định tạm giữ 3 ngày để điều tra củng cố hồ sơ, làm căn cứ khởi tố “ác mẫu” hành hạ bé gái 3 tuổi...

Chiều hôm qua 25/11, CA huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương) đã tổ chức họp khẩn và ra quyết định tạm giữ 3 ngày để điều tra củng cố hồ sơ, làm căn cứ khởi tố “ác mẫu” hành hạ bé gái 3 tuổi ở Bình Dương gây phẫn nộ trong dư luận. 

>> Dư luận lại sốc với clip hành hạ dã man trẻ nhỏ

Trước đó ngày 24/11, sau khi đoạn clip dài hơn 1 phút quay lại cảnh một bé gái ba tuổi bị bảo mẫu ép tắm rửa bằng những hành động tàn bạo được tung lên mạng khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Không lâu sau, người phụ nữ đó được xác định là bà Trần Thị Phụng, chủ của một cơ sở nuôi trẻ tư nhân tự phát ở ấp Bình Thuận 1 (Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương).

Clip ghi lại hình ảnh bà Phụng dùng bàn chân đạp lên thân hình gầy gò của một bé gái đang nằm la khóc giữa nền xi măng ngập nước. Người phụ nữ này dùng thau nhôm múc nước tạt vào mặt cháu bé, túm ngược tóc… Mặc cho đứa bé vùng vẫy than khóc, bà ta vẫn liên tục chửi rủa, dùng chân kỳ cọ. Cháu bé trong đoạn băng là Hồ Thị Thúy Ngân (sinh năm 2007), con gái của anh Hồ Minh Lực và chị Nguyễn Thị Thanh.

PV NNVN đã tìm đến khu nhà trọ của bé Ngân và gia đình tại ấp Bình Thuận 1. Trong căn nhà trọ ẩm thấp, chị Thanh, mẹ bé Ngân vẫn chưa hết bàng hoàng về những gì vừa xảy ra với đứa con gái đầu lòng. Chị tâm sự: “Hai vợ chồng làm công nhân ở Cty giày da, lương bổng eo hẹp, suốt ngày tăng ca nên phải gửi con nhờ bà Phụng chăm hộ. Sáng gửi từ 6h, đến chiều 4h thì đón về, mỗi tháng phải đóng 300.000 đồng, tháng nào tăng ca nhiều thì 350.000 đồng. Nhiều lần đón cháu về thấy tay chân bầm tím, cứ nghĩ là cháu té ngã. Bà Phụng cũng luôn tươi cười, khen cháu ngoan. Ai ngờ…”.

Theo chỉ dẫn của một cán bộ xã, chúng tôi tìm đến nhà giữ trẻ của bà Phượng để “mục sở thị” chốn “địa ngục” của các cháu bé. Căn nhà cấp 4 ọp ẹp, rêu mốc bám đầy nằm sâu trong con hẻm được bố trí sơ sài làm nơi chăm giữ 6 bé. Trước cổng nhà, đám thanh niên tụ tập đánh bạc. Thấy chúng tôi, nhóm người nhìn với ánh mắt ngờ vực, và liên tục đuổi chúng tôi ra khỏi con hẻm.
Gặp chúng tôi, bé Ngân hoảng sợ, không dám đến gần, cứ bám lấy áo mẹ. Anh Lực, bố của Ngân cho biết, buổi tối khi đi ngủ bé thường kêu khóc đau ở phần hậu môn, nửa đêm thức giấc giật mình hoảng sợ. Vợ chồng anh phải thường xuyên dỗ dành con. Theo kết quả khám sức khỏe của BVĐK Thuận An, bé Ngân bị bệnh sổ mũi, ho, suy hô hấp do ngạt nước. “Mỗi lần đi tắm là bé lại la khóc, nó rất sợ tiếp xúc với nước. Vợ chồng tôi chỉ dám dùng khăn ấm lau qua cho bé”, anh Lực nói.

Hai ngày qua, vợ chồng anh phải nghỉ việc ở Cty để ở nhà chăm con. Cuộc sống gia đình vốn đã khốn khó nay càng vất vả hơn. Chị Thanh nói giọng nghẹn ngào: “Sau khi xem đoạn phim trên, bà nội của bé ở Vĩnh Long đã ngất xỉu. Bà dặn chúng tôi phải đưa cháu về cho bà chăm sóc, chứ để trên này tội nó lắm! Nhớ con, nên tôi cứ dùng giằng mãi”. Hiện trường mẫu giáo Hoa Mai 4 ở gần đây cũng đang làm thủ tục để nhận bé Ngân về học.

Theo tìm hiểu của PV, trong dãy trọ của vợ chồng chị Thanh có nhiều người gửi con cho bà Phụng chăm sóc. Chị H (sống cùng dãy trọ, xin giấu tên chị nói rằng gia đình Phụng dữ dằn lắm) cho biết: “Mấy tháng trước tôi có gửi cháu cho bà Phụng, nhưng mỗi lần đến đón về, cháu kể lại thường xuyên bị bà Phụng đánh đập. Nó kêu khóc, không chịu đến ở nhà cùng bà Phụng vì sợ bị đánh. Thương con nên gia đình tôi gửi cháu về cho ông bà ngoại chăm sóc".

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm