| Hotline: 0983.970.780

Hai chị em nghèo bị tâm thần

Thứ Sáu 04/01/2013 , 10:08 (GMT+7)

Con đường làng ngoằn nghèo đầy sỏi đá và cỏ dại dẫn chúng tôi vào ngôi nhà nhỏ không có gì đáng giá ngoài bộ bàn ghế cũ kỹ và 2 chiếc giường.

Bao năm chị Trần Thị Bảo vẫn ngồi trước mái hiên của căn nhà cũ kỹ cha mẹ để lại

Đến thôn Đọi Sơn, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hỏi thăm hoàn cảnh gia đình chị Bảo, anh Chiến – hai chị em tâm thần có bố mẹ tham gia cách mạng ai ai cũng biết, cũng đau lòng. Con đường làng ngoằn nghèo đầy sỏi đá và cỏ dại dẫn chúng tôi vào ngôi nhà nhỏ không có gì đáng giá ngoài bộ bàn ghế cũ kỹ và 2 chiếc giường.

Thấy người lạ đến, anh Trần Văn Tuấn, nhà kế bên sang tâm sư: “Ông Ao từng đi bộ đội bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, còn cụ bà thì khi mang thai bị giặc bắt, tiêm thuốc, tra tấn dã man lắm. Nhìn hai người ấy sống vật vờ như vậy chúng tôi sống quanh đây buồn lắm, thương lắm nhưng biết làm sao được, chiến tranh mà. Nhiều lúc nhìn chị Bảo thỉnh thoảng cười vô hồn tôi vừa sợ vừa thương. Nghĩ cũng khổ cho ông bà Ao, Diệu, sinh con ra mà đâu có được hưởng trọn niềm hạnh phúc, đến lúc nhắm mắt suôi tay vẫn lo cho các con”.

Chị Trần Thị Bảo (1954) và anh Trần Đăng Chiến(1967) tại thôn Đọi Nhất, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam là con của cụ Trần Đăng Ao và bà Trần Thị Diệu. Ông Ao từng là bí thư Đảng ủy xã Đọi Sơn hai nhiệm kỳ từ năm 1975 đến 1986, bà Diệu từng tham gia du kích chống Pháp.

Trong quá trình tham gia cách mạng, bà Diệu bị địch bắt và tra tấn dã man khi đang mang thai chị Bảo. Bị ảnh hưởng từ sự tra tấn dã man, tàn bạo, chi Bảo khi sinh ra đầu to, chân bé không thể đi lại như người bình thường. Mọi sinh hoạt cá nhân đều phải có người chăm lo. Bao năm qua, lúc nào người ta cũng thấy hình dáng nhỏ bé, thỉnh thoảng lại cười một cách khó hiểu của chi trước hiên nhà.

Người con trai duy nhất của ông bà cũng bị tâm thần, ngớ ngẩn cao chưa đầy 1m, suốt ngày đi lang thang đây đó. Gặp người lạ anh chiến không hề sợ hãi mặt hằm hằm, nói năng linh tinh không làm được việc gì cả. Đến tên chị gái cũng chẳng biết, nhầm lẫn chị cả và chị hai.

Đau thương nối tiếp đau thương khi ông Ao và Diễn lần lượt qua đời hơn 10 năm nay. Mọi trách nhiệm đặt lên vai người chị thứ - chị Trần Thị Thảo. Chị đã lập gia đình ở làng bên, song thường xuyên phải sang thôn Đọi Nhất để chăm sóc chị gái và em trai.

 Kể từ khi cha mẹ qua đời, hai chị em Chiến, Bảo bữa no bữa đói. Cơm canh thất thường. Chỉ khi nào chị Thảo sang mới có được bữa cơm “tươm tất”, nhưng đâu phải lúc nào chị cũng có thể dẹp chuyện đồng áng, chồng con sang một bên để sang chăm em ngớ ngẩn, chị tâm thần không tự sinh hoạt cá nhân được.

 Đôi mắt hằn vết chân chim của đời lam lũ, vất vả của người con đang thay cha mẹ chăm sóc chị gái, em trai dơm dớm nước mắt: “Mỗi khi lau người, ôm lấy thân hình nhỏ bé, gầy gò của chị cả tôi đau lòng lắm. Nhưng tôi biết ba mẹ tôi còn đau hơn, ông bà chưa bao giờ được nghe hai tiếng bố mẹ ngay cả đến phút cuối cùng của cuộc đời. Thương cả cho em trai, cậu ấy là con trai trưởng trong nhà, nhưng bênh tật từ nhỏ không thể sinh con đẻ cái thờ cúng cha mẹ tổ tiên. Mà tôi thì không phải lúc nào cũng có thể ở bên chăm sóc được. Cũng nghèo khổ túng quẫn lắm”.

 Năm 2009, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã trao tặng nhà tình nghĩa (căn nhà thông xuống căn nha cũ nơi họ từng sống). Trong nhà chỉ có 1 bộ bàn ghế cũ và 2 chiếc giường và di ảnh 2 cụ thân sinh của chị Bảo. Thế nhưng sáng nào cũng thấy chị Bảo ngồi trước hiên nhà cũ nhìn ra xa xăm, đôi lúc cười khó hiểu. Gặp người lạ không nói gì, cũng không nhìn vào ai, vô hồn trước cảnh vật con người.  

Ông Đinh Trọng Tế, trưởng thôn Đọi Nhất cho hay: “Đây là gia đình cách mạng, nhưng cũng là hoàn cảnh éo le, khó khăn nhất không chỉ trong thôn Đọi Nhất mà cả xã Đọi Sơn này, địa phương chúng tôi cũng rât quan tâm nhưng cũng không thể thay đổi được hiện thực. Cũng mong các nhà hảo tâm gần xa động viên chia sẻ giúp đỡ bớt đi phần nào đau thương, khốn khó”.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, điện thoại: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm