| Hotline: 0983.970.780

Mảnh đất mất tình anh em

Thứ Hai 27/12/2010 , 10:26 (GMT+7)

Điều làm dư luận chê trách nhất chính là vợ chồng Lộc - Nhiếp hoàn cảnh gia đình khó khăn tứ bề trong khi những người đứng ra tranh chấp với chị Lộc kinh tế đều khá giả...

Bà Lộc trên mảnh đất bị cấp sai chủ

Vợ chồng cụ Thuận, bà Lý sinh hạ được 5 người con (3 trai, hai gái). Ba anh con trai sau thời gian tham gia quân ngũ, người chuyển ngành, người về quê làm cán bộ xã. Riêng cô con gái thứ 3 là chị Lộc (1951) bị bệnh bẩm sinh từ nhỏ, không được khôn ngoan như các anh chị em trong nhà.

Nồi nào úp vung ấy, chị Lộc lấy anh Nhiếp, người cùng làng, cũng bị tật câm, điếc bẩm sinh để nương tựa vào nhau. Hạnh phúc đã mỉm cười đối với họ khi chị Lộc sinh được cậu con trai đầu lòng khỏe mạnh đặt tên là Nhuần. Năm 1982, hai vợ chồng dành dụm đựơc 10 nồi lúa (3,3 kg/nồi) họ đem đến nhà ông Chẩm, xóm 8 cùng xã đổi lấy 100 m2 đất thổ cư đang bị bỏ hoang nằm cạnh đường 33 rồi dựng nhà tranh vách đất để ở và cày cấy nuôi nhau.

Tại đây, anh chị lại sinh thêm 2 cháu trai Thuần (1984) và Tuấn (1986) nhưng thật oái ăm là Tuấn bị bệnh di truyền của bố mẹ. Năm 1988, hai vợ chồng gom góp mua 12 thước đất ven đồng và chuyển nhà lên đó ở và sinh thêm 1 cháu gái đặt tên là Tuyết. Thấy vợ chồng Lộc - Nhiếp dọn đến nơi ở mới, bố mẹ đẻ của chị Lộc lúc đó đang ở với ông Hùng (con trai út) đã mượn mảnh đất cạnh đường 33 của vợ chồng Lộc - Nhiếp để chuyển ra ở cho tự do. Một thời gian cụ ông qua đời, cụ bà tiếp tục sống ở đó một mình cho đến năm 1998.

Khi đường 33 mở rộng, vợ chồng Lộc - Nhiếp hiến một ít đất làm đường nên lô đất chỉ còn lại 76 m2 nhưng trở nên đắc địa vì nằm giữa ngã 3. Năm 1998, khi cụ Lý qua đời, ông Cảnh (con trai trưởng) liền rước bàn thờ bố mẹ về nhà mình để thờ tự, mảnh đất bỏ không. Chị Lộc định làm nhà cho con trai ra ở riêng thì lập tức bị anh em trong nhà phản đối.

Lý do là: “Đất này mẹ đã mua lại của chị, nên ai cũng có quyền thừa kế”. Chị Lộc lên xã kêu cứu thì hóa ra mảnh đất của họ đã được cấp bìa đỏ từ năm 1995 mang tên bà Lý (mẹ đẻ chị Lộc). Để trọn chữ hiếu với cha mẹ, chị Lộc cắn răng chờ đến khi mãn tang mẹ (2001) mới đưa vấn đề này ra cuộc họp gia đình. Sau khi bàn bạc, toàn bộ anh em nhất trí “cho” chị Lộc mảnh đất mà vợ chồng chị đã mua. Chị Lộc đành im lặng để xin anh trai giao bìa đỏ để bà làm thủ tục sang tên, nhưng ông Cảnh bảo bìa đỏ đã mất...

Mãi đến năm 2004, ông Cảnh mới viết “giấy chứng nhận” cho chị Lộc nội dung: “Diện tích đất bà Lý giao lại cho Phan Thị Lộc, sau này chúng tôi tất cả anh em bên nội không ai kiện cáo”. Thế nhưng, khi cầm giấy này lên xã làm thủ tục xin cấp lại bìa đỏ thì chính quyền xã yêu cầu: “Do đất đang tranh chấp, nên phải có chữ ký toàn bộ các con trong gia đình mới được sang tên”. Loay hoay mãi đến năm 2006, chị Lộc vẫn không làm sao lấy đủ chữ ký của cả 5 anh em. 

Khi cố nhịn để “xin” không xong, chị Lộc vùng lên khẳng định chủ quyền của mình bằng cách xây 1 ngôi nhà 3 gian cho con trai ra ở riêng. Tiếp đó chị Lộc gửi đơn lên chính quyền xã yêu cầu huỷ bìa đỏ mang tên mẹ, trả lại quyền lợi hợp pháp ấy cho mình. Nhận được đơn, chính quyền xã mời hai bên lên “hoà giải” theo hướng nhường lại đất cho chị Lộc nhưng một người anh trai của chị Lộc vẫn khăng khăng yêu cầu “chia tài sản thừa kế theo pháp luật”.

Mặc cho chị Lộc xuất trình đủ mọi chứng cứ, nhưng chính quyền xã vẫn chuyển hồ sơ lên TAND huyện để xét xử. Tòa trả hồ sơ sang UBND huyện Yên Thành (Nghệ An). Huyện có công văn giao cho UBND xã xử lý nhưng xã lại đẩy quả bóng trách nhiệm lên trên…khiến vụ việc kéo dài từ đó đến nay...

Chuyện chị Lộc đổi lúa cho ông Chẩm, ai cũng biết, ông Chẩm đang sống sẵn sàng ra tòa để đòi lại công bằng cho chị Lộc. Em gái chị Lộc (bà Hường) và hàng chục người hàng xóm cao tuổi cũng sẵn sàng làm chứng việc mua bán này. Thế mà lòng tham không đáy khiến có người vẫn khăng khăng là: "Ai bán, ai mua không cần biết, cứ bìa đỏ đứng tên mẹ tôi là tài sản thừa kế, các con ai cũng được hưởng".

Điều làm dư luận chê trách nhất chính là vợ chồng Lộc - Nhiếp hoàn cảnh gia đình khó khăn tứ bề trong khi những người đứng ra tranh chấp với chị Lộc kinh tế đều khá giả thế mà họ vẫn đang tâm tranh dành mảnh đất cỏn con vốn không phải của bố mẹ mình với vợ chồng người em gái tàn tật…

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm