| Hotline: 0983.970.780

Kè ngầm tạo bãi cứu đê biển Tây

Thứ Hai 24/09/2012 , 10:06 (GMT+7)

Với loại kè này không cần tốn kém nhiều chi phí. Một mét kè chỉ mất khoảng 30-35 triệu đồng, giảm gấp 2-3 lần chi phí so với các loại kè khác.

Công trình kè ngầm tạo bãi mang lại hiệu quả, giảm chi phí

Trong những năm gần đây, trước sự biến đổi khí hậu khiến nhiều công trình, nhà cửa, tài sản của người dân ven biển bị nhấn chìm trong nước. Kè ngầm tạo bãi đang là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ đê biển Tây.

Chỉ trong vòng 4 năm trở lại đây, sóng biển đã xâm thực nhiều cánh rừng phòng hộ ở tuyến đê biển Tây và đê biển Đông của tỉnh Cà Mau. Trước tình trạng nước biển xâm thực vào đất liền ngày càng nhiều, ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã tập trung mọi nguồn lực để cứu các tuyến đê biển nhằm bảo vệ hàng ngàn hộ dân sinh sống phía trong đê.

Đầu tiên là dùng biện pháp cấp bách là cừ tràm đóng thành hai hàng để giữ đất nhưng chỉ được 2, 3 ngày là bị sóng biển cuốn trôi. Kế tiếp hàng loạt các giải pháp được đưa ra như xây dựng kè rọ đá, kè bản nhựa và nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

 Thời gian gần đây kè ngầm tạo bãi được ra đời dựa trên sự đúc kết kinh nghiệm từ các loại kè không mang lại hiệu quả đã xây dựng trước đó. Đây là loại kè được các chuyên gia, các nhà khoa học đánh giá cao. Vì nó vừa mang lại hiệu quả, vừa giảm chi phí gấp nhiều lần so với các loại kè kiên cố khác.

Chiếc xe chở chúng tôi và những cán bộ của Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau bắt đầu lăn bánh từ trung tâm TP Cà Mau về xã Khánh Tiến, huyện U Minh, nơi có tuyến đê biển Tây đi qua và cũng là nơi đê biển bị sạt lở nhiều nhất trong những năm vừa qua. Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng khoe với chúng tôi: “Lát nữa khi xuống tới nơi, các anh sẽ thấy loại kè này mang lại hiệu quả như thế nào. Rồi các anh sẽ cảm nhận được niềm vui của người dân sống phía trong đê ra sao”.

Vượt hơn 50 km đường bộ, chúng tôi đã có mặt tại xã Khánh Hội, huyện U Minh. Từ đây để ra được đê biển Tây, chúng tôi phải đi bằng ghe lớn. Trước khi xuống ghe, chúng tôi đã nghe anh cán bộ Hạt quản lý đê điều cho biết: “Hôm nay biển yên chúng ta có thể chạy ghe dọc theo tuyến đê biển Tây”. Rồi chiếc ghe bắt đầu nổ máy thẳng tiến ra biển. Chỉ hơn 30 phút sau biển đã dần hiện ra trước mắt.

Khi mọi người đang chao đảo thì bất ngờ ông Nguyễn Long Hoai ra hiệu cho người điều khiển ghe tấp vào dãy kè đang đứng sừng sững giữa biển khơi, cách đất liền vài trăm mét. Đây là công trình kè ngầm tạo bãi đang mang lại hiệu quá lớn trong việc bảo vệ đê biển, khôi phục lại  rừng phòng hộ.


Những cánh rừng đước đang từng ngày hồi sinh

Đặc biệt là phương pháp xây dựng hết sức đơn giản, không cầu kỳ phức tạp như các loại kè khác. Người ta dùng cừ ly tâm đóng sâu xuống mặt đất ngoài biển thành hai hàng xen kẽ, cách nhau khoảng 2 m, sau đó đổ đà giằng phía trên rồi bỏ đá vào hộc bên trong để giảm lực sóng biển, tạo bãi bồi từ lượng phù sa theo các cơn sóng biển.

Ông Hoai khẳng định: “Với phương pháp này lượng phù sa theo sóng sẽ được giữ lại phía bên trong kè nhằm dần tạo thành bãi bồi để trồng cây đước hay cây mắm. Tuy nhiên, khi lượng phù sa tạo bãi đã đủ thì các loại cây này sẽ tái tạo một cách tự nhiên và phát triển nhanh thành những dải rừng phòng hộ bảo vệ được đê biển bên trong”.

Từ hiệu quả của loại kè này, thời gian gần đây ngành chức năng địa phương mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm nhiều km kè ở nhiều đoạn đê khác thuộc biển Tây và biển Đông. Tuy nhiên thiếu nguồn vốn để phục vụ cho công trình đang là vấn đề gây khó khăn cho tỉnh Cà Mau hiện nay.

Với loại kè này không cần tốn kém nhiều chi phí. Một mét kè chỉ mất khoảng 30-35 triệu đồng, giảm gấp 2-3 lần chi phí so với các loại kè khác. Chỉ tay về những cây đước, cây mắm đang lớn lên và sinh sôi từng ngày phía trong kè, ông Hoai nói: “Không bao lâu nữa những dải rừng phòng hộ sẽ được phục hồi. Tuy không bằng nguyên trạng như trước đây nhưng nó sẽ bảo vệ được đê biển, cũng như bảo vệ được tài sản và tính mạng của hàng ngàn hộ dân phía trong đê”.

Ông Lê Văn Thiệt, ngụ ấp 1, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau) là người gắn bó với làng biển này mấy chục năm qua chia sẻ: “Nói thiệt với mấy chú, từ ngày có kè bảo vệ, dân ở đây ai nấy cũng an tâm lo làm giàu. Không còn sống trong cảnh nơm nớp lo âu vì những cơn sóng biển như là hung thần trước đây. Những hộ đã bỏ nhà đi xứ khác “lánh nạn” mấy năm trước đây nay cũng đã quay về cất nhà sinh sống. Xóm biển này đông vui trở lại từng ngày”.

Năm 2010, tỉnh Cà Mau cho xây dựng thí điểm kè ngầm tạo bãi với chiều dài 300 m ở tuyến đê biển Tây thuộc xã Khánh Tiến (U Minh) và hoàn thành vào năm 2011. Sau 1 năm đưa vào sử dụng, kè ngầm tạo bãi đã mang lại hiệu quả thiết thực, lượng phù sa bồi đắp ngày càng nhiều, cây rừng cũng dần phục hồi…

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm