Thứ bảy, 27/04/2024 | 04:50 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 09:26, 28/04/2009

Khánh Hòa: Tín hiệu từ Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao

Theo quốc lộ 1A, cách thành phố biển Nha Trang xinh đẹp chừng 20km về phía Nam, Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao Khánh Hòa (NNCNC) tọa lạc trên diện tích 60ha.

Theo quốc lộ 1A, cách thành phố biển Nha Trang xinh đẹp chừng 20km về phía Nam, Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao Khánh Hòa (NNCNC) tọa lạc trên diện tích 60ha.

Một phần diện tích đất của Trung tâm nguyên trước đây là Trại chăn nuôi Suối Dầu – Đây là vùng đất mà nhà bác học A. Yersin đã chọn là nơi trồng thực nghiệm các loài cây: cao su, ca cao và chăn nuôi các loài vật như: chuột bạch, ngựa, thỏ… phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Có thể nói đây là một vùng đất có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng mang tính đặc trưng của Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Quả thật, mới bước chân vào Trung tâm NNCNC Khánh Hòa, chúng tôi đã ngỡ ngàng trước thửa ruộng trồng khảo nghiệm các loài cây trái. Hơn 10ha xoài Úc sai trĩu quả, mỗi quả chừng 0,7 – 1,2kg, có quả to tròn lên đến 1,5kg đẹp như những quả đào tiên treo lơ lửng dưới ánh nắng chiều. Bên cạnh rừng xoài là những thửa ruộng trồng dưa lưới (một loại dưa lê) và đậu bắp xanh tốt chuẩn bị cho thu hoạch. Xa xa là trại heo giống ẩn hiện dưới màu xanh của cây trái.

Giám đốc Trung tâm NNCNC Khánh Hòa, kỹ sư Võ Ngọc Thái cho biết: Được thành lập 6/2004, tiền thân của Trung tâm NNCNC là Trại thực nghiệm và nhân giống cây trồng vật nuôi thuộc Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa. Gần 5 năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành tỉnh Khánh Hòa cộng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn trở ngại của đội ngũ cán bộ khoa học của Trung tâm đã đạt được thành tích rất đáng phấn khởi, từng bước cung ứng giống cây, con chất lượng cao không chỉ trong tỉnh Khánh Hòa mà cả các tỉnh bạn như Phú Yên, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang. Chúng tôi đi tham quan cơ ngơi của Trung tâm, khi đi qua những thửa ruộng mới gặt xong còn thơm mùi rơm mới, tôi hỏi Giám đốc Thái:

- Hiện nay các anh đang sản xuất giống lúa nào?

Dường như không phải suy nghĩ, anh Thái trả lời luôn:

- Mỗi năm Trung tâm sản xuất được từ 70 – 80 tấn giống lúa nguyên chủng với các giống chủ lực là TH4, IR 17494, ML 202, ML48. Ngoài ra Trung tâm đang khảo nghiệm gần một chục giống lúa mới để sản xuất giống cung cấp cho nông dân. Từ giống lúa nguyên chủng, Trung tâm cung ứng giống cho các địa phương để sản xuất ra giống cấp 1 cung cấp cho các địa phương trong tỉnh và tỉnh bạn. Cùng với giống lúa, Trung tâm còn khảo nghiệm giống dưa lưới, đậu bắp với chất lượng cao, sản phẩm sạch bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được một số công ty, siêu thị ở TP Hồ Chí Minh đặt hàng tiêu thụ hết và xuất khẩu sang Nhật.

Trung tâm đang nghiên cứu sản xuất các loại rau sạch phục vụ cho thành phố du lịch Nha Trang và người dân Khánh Hòa. Đi thăm vườn xoài, chúng tôi hồ hởi hết ngắm lại sờ những trái xoài tròn căng. Trưởng phòng Kế hoạch Trung tâm, cử nhân kinh tế Mai Xuân Thương là người có thể nói gắn bó với cây xoài Úc từ khi đang còn là cán bộ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Khánh Hoà, cho biết: Sau 1 năm khảo sát, từ năm 2002, ông John Morton, Tổng Giám đốc Công ty EMU đã đưa chồi xoài Úc về ghép với gốc xoài địa phương Canh Nông ở Cam Ranh (Khánh Hoà) tạo ra một giống xoài lai vừa cho năng suất cao, quả to tròn đẹp, thơm, ngọt, dày thịt vừa có khả năng chống sâu bệnh, vừa phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam. Giá bán cao, dễ tiêu thụ nhất là xuất khẩu.

Chỉ 3 năm sau khi trồng giống xoài ghép Úc đã cho thu hoạch. Từ giống xoài ghép Úc ở Trung tâm NNCNC đến nay đã phát triển 55 ha ở xã Khánh Bình (Khánh Vĩnh), trên 100 ha được trồng ở huyện Cam Lâm và Cam Ranh. Trong chuyến công tác này chúng tôi được đến thăm gia đình anh Tuân ở thôn Bãi Giếng và gia đình anh Tiếu ở thị trấn Cam Đức (Cam Lâm), mỗi gia đình trồng trên 100 cây xoài ghép Úc. Theo các anh năm nay mặc dù thời tiết không thuận lợi, lúc ra hoa gặp mưa, các vườn xoài địa phương bị mất mùa thì gia đình các anh cũng thu từ 30 – 35 kg/cây, trong đó loại 1 chiếm trên 70%.

Nghe vậy tôi nhẩm tính với giá thu mua tại vườn là 17.000 đồng/kg nhân với 21 – 24kg quả loại 1 thì mỗi cây thu được 357.000 – 425.000 đồng. Vị chi với 100 cây xoài ghép cho thu nhập được 35,7 triệu – 42,5 triệu. Đó là chưa kể xoài loại 2, 3 cũng đã có giá bán từ 12.000 – 15.000 đồng/kg. Tiếng lành đồn xa, người dân ở tận Tiền Giang - một tỉnh có diện tích trái cây lớn nhất cả nước và có nhiều loại cây đặc sản cũng ra rận Trung tâm NNCNC Khánh Hoà để mua giống xoài ghép Úc. Hiện nay Công ty EMU của Úc đã xây dựng nhà máy sơ chế đóng gói xoài ở Cam Đức, Cam Lâm để xuất khẩu.

Đến thăm Trung tâm NNCNC Khánh Hoà chúng tôi còn được đến thăm trại giống heo với đàn heo nái 100 con giống ông bà, mỗi năm Trung tâm chọn lựa được 700 con giống bố mẹ đưa về các địa phương trong tỉnh nhân giống heo sạch bệnh. Được biết, hiện Trung tâm đang đầu tư xây dựng khu nhà lưới sản xuất, nhân giống cây và rau sạch phục vụ nhu cầu trong tỉnh, nhất là thành phố du lịch Nha Trang. Việc xây dựng khu nghiên cứu, thực hành cấy mô cũng đang từng bước hoàn thiện nhằm tạo ra những giống cây nông, lâm nghiệp và các giống đặc sản.

Với những kết quả bước đầu đạt được, từ đây đang phát ra một tín hiệu mới hình thành nên một Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của Nam Trung bộ và Tây Nguyên sản xuất ra những giống cây con có chất lượng cho toàn vùng.

MẠNH THƯỜNG – TRINH MAI

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm