| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh - nơi dịch thường xuyên ghé thăm!

Thứ Tư 13/10/2010 , 10:27 (GMT+7)

Đó không chỉ là nỗi day dứt bấy lâu nay của người chăn nuôi Hà Tĩnh mà còn là câu hỏi chưa có lời giải của các ngành chức năng ở tỉnh nghèo này.

Đó không chỉ là nỗi day dứt bấy lâu nay của người chăn nuôi Hà Tĩnh mà còn là câu hỏi chưa có lời giải của các ngành chức năng ở tỉnh nghèo này.

Đặc biệt, những năm gần đây, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm lại càng gia tăng và để lại hậu quả nặng nề hơn, khiến người chăn nuôi càng thêm khốn đốn!

Dịch nối tiếp dịch

Hà Tĩnh có đến hơn 80% dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp mà làm nông nghiệp ở cái tỉnh nắng lắm mưa nhiều này may mắn lắm cũng chỉ đủ cơm ăn ngày ba bữa; chính vì lý do đó, nhiều hộ nông dân đã phải tháo vát bằng cách vay vốn ngân hàng, bạn bè đầu tư vào chăn nuôi gia súc, gia cầm những mong có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Thế nhưng, sự đời chẳng dễ với người chăn nuôi chút nào khi các loại dịch bệnh tụ huyết trùng, dịch LMLM gia súc, dịch tả lợn, dịch cúm gia cầm... cứ xảy ra liên miên khiến nhiều hộ chăn nuôi trắng tay, thậm chí phá sản. Theo nhiều hộ dân thì mấy năm lại nay dịch bệnh xảy ra quá nhiều và thường xuyên gây hậu quả nặng nề khiến cho người chăn nuôi không thể không suy nghĩ và đặt dấu chấm hỏi?

Xin dẫn ra một số ổ dịch lớn những năm gần đây: Điển hình là vào tháng 3/2007, dịch cúm gia cầm xảy ra tại 3 xã của huyện Lộc Hà, làm cho 22.599 con gia cầm bị mắc bệnh phải tiêu hủy. Nguyên nhân gây dịch được xác định là do người dân mua trứng ngoại tỉnh về ấp và “mua” luôn cả dịch bệnh về… Năm 2008, bò của Chương trình hỗ trợ hộ nghèo đưa về huyện Vũ Quang đã “đưa” luôn cả dịch bệnh LMLM về, làm hàng chục con gia súc của huyện này bị vạ lây. Nguyên nhân dẫn đến đợt dịch này là do bò được mua từ vùng có dịch LMLM ở các tỉnh khác vào mà không được kiểm tra chặt chẽ, không tuân theo quy định cách ly một thời gian trước khi nhập đàn… Tiếp đó, đầu năm 2008 dịch bệnh tai xanh ở lợn xảy ra tại xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên) sau đó lan sang 76 xã khác của 5 huyện, thị, thành phố, làm 31.880 con lợn của hàng nghìn hộ dân bị bệnh phải tiêu hủy, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng; hàng trăm hộ dân bỗng trở nên tay trắng, nợ nần chồng chất…

Chưa hoàn hồn vì đại dịch tai xanh thì tháng 2/2009 dịch tả lợn lại xảy ra tại các huyện Đức Thọ, Cẩm Xuyên làm trên 500 con lợn bị nhiễm bệnh; cuối năm 2009 dịch cúm gia cầm và dịch LMLM tiếp tục xảy ra tại huyện Thạch Hà làm cho trên 100 con trâu bò và 40 con lợn cùng hàng ngàn con gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy. Đến hẹn lại lên, dịch cúm gia cầm H5N1 lại bùng phát gây bệnh trên đàn gia cầm ở TP Hà Tĩnh và huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà vào đầu năm 2010 làm hơn 23 nghìn con gia cầm nhiễm bệnh phải tiêu hủy, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Mới đây nhất là ổ dịch LMLM trâu bò vào đầu tháng 9 vừa qua (NNVN đã thông tin) hoành hành tại 5 xã ở 2 huyện Hương Sơn và Hương Khê, làm hàng trăm con trâu bò nhiễm bệnh, hàng chục con bị chết và tiêu hủy...

Nguyên nhân

Ông Phạm Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh cho rằng: "Hà Tĩnh có nhiều tuyến giao thông chạy qua như QL 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam và có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, cửa khẩu Cha Lo - Quảng Bình thông thương với nước Lào nên công tác kiểm dịch, kiểm tra, kiểm soát việc mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, khí hậu, thời tiết trong vùng ẩm ướt; tập quán thả rông trâu bò; ý thức chấp hành của người dân về dịch bệnh còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm còn quá chậm; tỷ lệ tiêm phòng hàng năm đạt rất thấp… dẫn đến các đàn gia súc, gia cầm hay bị dịch".

Báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm phòng 9 tháng đầu năm 2010 của BCĐ phòng chống dịch gia súc, gia cầm tỉnh Hà Tĩnh cho thấy: Tỷ lệ tiêm phòng vacxin phòng bệnh LMLM đợt 1 năm 2010 cho đàn trâu bò chỉ đạt 79%, vacxin tụ huyết trùng đạt 66%; dịch tả lợn đạt 42%; tụ huyết trùng 27%; vacxin phòng bệnh cúm gia cầm trên đàn gà đạt 88%, vịt 71%... Tiến độ tiêm phòng cho đàn gia súc đợt 2 đến cuối tháng 9/2010 chỉ mới đạt 44-52%; vacxin phòng bệnh cho lợn từ 18-29%.

Riêng đợt dịch LMLM gia súc hồi đầu tháng 9 vừa qua đã cho thấy việc phòng chống dịch bệnh ở Hà Tĩnh còn quá nhiều bất cập dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh và khó ngăn chặn; đó là sự thiếu chặt chẽ, dễ dãi trong khâu quản lý việc xuất nhập khẩu gia súc, gia cầm ở khu vực cửa khẩu; công tác kiểm dịch chỉ được thực hiện qua loa bằng mắt thường; trại cách ly gia súc lại đặt quá gần dân; khi phát hiện dịch thì chính quyền địa phương và thú y cơ sở thờ ơ trong việc dập dịch... Hàng loạt bất cập nêu trên là những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều loại dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm liên tục xảy ra ở Hà Tĩnh trong những năm qua.

Lời Kết

Liên tục để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm với mức độ thiệt hại nặng nề trong những năm gần đây, không thể không có trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan và chính quyền địa phương các cấp ở Hà Tĩnh. Nhìn nhận vấn đề này, ông Trần Minh Kỳ, Chủ tịch UBND tỉnh nói: "Hà Tĩnh sẽ nghiêm túc kiểm điểm, rút bài học kinh nghiệm để sớm khắc phục tình trạng dịch bệnh thường xuyên xảy ra trong những năm gần đây; đồng thời, sẽ xử lý nghiêm khắc những đơn vị, cá nhân không hoàn thành chức trách và nhiệm vụ của mình để dịch bệnh xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia công tác tiêm phòng, giám sát dịch bệnh cho vật nuôi; đẩy nhanh tiêm phòng cho các đàn gia súc, gia cầm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật… để hạn chế dịch bệnh một cách tốt nhất”.

BOX: Theo báo cáo từ Chi cục Thú y Hà Tĩnh, tính đến thời điểm tháng 9/2010, toàn tỉnh có hơn 310 ngàn con trâu bò, 420 ngàn con lợn, 15 ngàn con dê, trên 23 ngàn con hươu và hơn 5 triệu con gia cầm, chăn nuôi chiếm tỷ trọng 40% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Với một đàn gia súc, gia cầm tương đối lớn như vậy, cùng với việc Hà Tĩnh có nhiều tuyến giao thông trọng yếu đi qua như quốc lộ 1A, đường 12, đường sắt Bắc Nam; đường 8A qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo sang nước bạn Lào nên trong quá trình buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm việc các loại dịch bệnh xẩy ra là điều không thể tránh khỏi.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm