| Hotline: 0983.970.780

Bài 11: Cần xử lý “rừng treo”

Thứ Năm 05/06/2008 , 10:17 (GMT+7)

Trong các số báo ra ngày 3 và 4/6/2008, chúng tôi đã đề cập đến một số chính sách còn bất cập trong việc phát triển lâm nghiệp. Vậy chính sách nào còn vướng mắc, gây bức xúc? Trao đối với NNVN, ông Phạm Đức Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN -PTNT) cho biết:

Ông Phạm Đức TuấnTôi cho rằng hai Quyết định mới nhất là QĐ 100 và 147 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trồng mới 5 triệu ha rừng là rất phù hợp. Liên Bộ NN - PTNT, KH-ĐT, Tài chính đã có Thông tư 58, hướng dẫn thực hiện QĐ này của Chính phủ. Chính sách đã được cụ thể hoá nhưng nguồn vốn trồng rừng còn hạn chế. Cụ thể năm 2008 cả nước cần 1.500 tỷ đồng đầu tư trồng rừng nhưng chỉ được bố trí 800 tỷ, năm 2007 vốn cho dự án 661 cũng chỉ được 700 tỷ.

Bất cập giao đất giao rừng

Bất cập nhất trong quá trình triển khai chính sách trồng rừng  là gì, thưa ông?

Điều bất cập nhất hiện nay là vấn đề giao đất giao rừng. Theo quy định, đất thuộc ngành Tài nguyên - Môi trường chịu trách nhiệm quản lý, rừng thuộc ngành NN - PTNT quản lý. Có địa phương đã giao đất nhưng chưa giao rừng, có nơi giao rừng lại chưa giao đất. Vì thế việc quản lý không thống nhất. Nhiều nơi tranh chấp đất đai nên chưa thể giao rừng. Do đó chính sách trồng rừng cũng chưa thực hiện được…

Một số tỉnh đã "ban hành chính sách riêng" cho lâm nghiệp, ông thấy thế nào?

Trước đây Nhà nước chưa hỗ trợ trồng rừng SX, nhiều tỉnh có ngân sách lớn đã hỗ trợ một phần kinh phí cho dân trồng rừng qua kênh khuyến nông. Chẳng hạn tỉnh Phú Thọ có chính sách hỗ trợ trồng rừng nguyên liệu giấy rất hiệu quả. Tỉnh Thanh Hoá cũng có chính sách hỗ trợ rừng nguyên liệu giấy nhưng đã 2 năm chưa được triển khai. Từ khi có QĐ 147, trồng rừng SX được hỗ trợ 1,5 – 2 triệu đồng/ha nên các tỉnh đã cắt dần khoản hỗ trợ từ ngân sách.

Các lâm trường quốc doanh được sắp xếp thế nào, thưa ông?

Chính phủ có Nghị định sắp xếp, đổi mới LTQD nhưng các tỉnh triển khai rất chậm. Nhiều tỉnh QĐ đổi tên các LT thành Cty nhưng đơn vị này vẫn hoạt động đì đẹt theo kiểu “bình mới rượu cũ”. Một số Cty lâm nghiệp chưa chủ động SX-KD do thiếu vốn. Lẽ ra, sau sắp xếp các LT sử dụng phần đất không hiệu quả phải trả lại Nhà nước. Nhưng họ lại bao chiếm, để đất trống, trong khi dân lại thiếu đất trồng rừng. Cụ thể một số LT ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ được giao hàng ngàn ha nhưng bộ máy chỉ có hơn 20 người nên không thể quản lí nổi. Tôi cho rằng, một số tỉnh chuyển LTQD thành BQL rừng phòng hộ là rất đúng, vừa giảm được biên chế lại vừa giữ được bộ máy quản lí rừng.

Các địa phương thực hiện việc khai thác rừng ra sao?

Đối với rừng sản xuất, Nhà nước có chính sách rất thông thoáng như giao cho người dân hoàn toàn chủ động, tự do lưu thông vận chuyển gỗ rừng trồng. Còn đối với rừng tự nhiên thì lâu nay việc khai thác còn phức tạp. Theo QĐ 40 của Bộ NN – PTNT thì UBND cấp huyện được quyền cấp phép khai thác tài nguyên rừng, giảm bớt thủ tục hành chính cho dân. Nhưng trên thực tế, một số tỉnh cho rằng cấp huyện không đủ điều kiện cấp phép khai thác gỗ. Cụ thể người dân muốn khai thác phải làm thủ tục từ xã lên huyện, từ huyện lên Sở, Sở trình UBND tỉnh mới hoàn tất thủ tục. Cơ chế “nhiều cửa” không cần thiết đã gây khó khăn, phiền hà cho dân.

Xử lý dự án "treo trên rừng"

Bài 10: Rà soát xong, đất rừng vẫn ''treo''
Bài 9: Đất để không, chủ rừng thiếu đói
Bài 7: Tầm nhìn, chính sách thuỷ sản còn hạn chế
Bài 8: Chính sách gây…bức xúc!
Bài 6: Nguy cơ ''treo'' chính sách hỗ trợ ngư dân
Phản hồi bài “Chính sách cho nông dân: Từ văn bản đến thực tiễn”
Bài 5: Cần hiểu tâm tư nguyện vọng của nông dân để có quyết sách đúng
Bài 4: Quyết định hỗ trợ gần hai năm, tiền vẫn...trên giấy
Việc xuất nhập khẩu gỗ của DN cũng bị ì xèo còn có những vướng mắc...

Về mặt quản lí Nhà nước, thì vấn đề này thuộc ngành Công thương, Hải quan. Theo quy định, gỗ nhập khẩu phải có nguồn gốc xuất xứ, phải đóng búa kiểm lâm từ nơi khai thác. Nhiều DN nhập gỗ về nhưng lô hàng chưa đóng búa, các cơ quan chức năng giữ lại làm thủ tục rất mất thời gian.

Sau khi bàn giao cho các TCty, một số LT kêu ca là làm ăn rất khó khăn...

LT đã bàn giao cho các TCty, dĩ nhiên các TCty phải đầu tư và quản lí. Tuy nhiên ở một số LT nhỏ, tiềm lực kém, không có vốn hoạt động nên rất khó khăn. Đơn cử như 4 LT ở Thanh Hoá về TCty Giấy VN phải “dài cổ” chờ chính sách. Sau 5 năm tiếp nhận 4 LT, ngành Giấy vẫn chưa phê duyệt chính sách cụ thể về trồng rừng nguyên liệu giấy. Nếu 4 LT được đầu tư trồng rừng sau khi sáp nhập TCty thì cây luồng đã được 1 chu kỳ. Điều nghịch lý là, nhiều DN tư nhân vào Thanh Hoá tìm đất trồng rừng phải ra đi, trong khi hàng ngàn ha đất của các LT thì bỏ trống, gây lãng phí lớn.

Theo ông, phải xử lý ra sao tình trạng này?

Theo Luật Đất đai thì đất đã giao, làm ăn không có hiệu quả thì UBND tỉnh sẽ ra QĐ thu hồi đất. Theo tôi, Nhà nước phải kiên quyết thu hồi đất các LT sử dụng kém hiệu quả, thực chất là đất dự án “treo trên rừng”, giao cho đơn vị khác có khả năng đầu tư, tránh lãng phí tài nguyên và giải quyết khó khăn cho người trồng rừng.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.