| Hotline: 0983.970.780

Những trang vở ngấm bùn

Thứ Sáu 15/08/2008 , 12:00 (GMT+7)

Trận mưa lũ khủng khiếp vừa tràn qua tỉnh Yên Bái, không chỉ cướp đi sinh mạng gần 40 người, tàn phá và làm hư hỏng hơn một ngàn ngôi nhà, trên ba ngàn ha lúa và hoa màu... Trận lũ còn tràn qua những trang vở, khiến hàng ngàn em học sinh có nguy cơ thất học…

Phơi sáchTheo chỉ đạo của ngành Giáo dục, niên học 2008-2009 bắt đầu từ ngày 21/8 học sinh tựu trường, thầy và trò thực dạy và học từ ngày 25/8 và thống nhất khai giảng vào ngày 5/9 như mọi năm. Trận mưa lũ vừa quét qua tỉnh Yên Bái đã nhấn chìm 2 trường mầm non Hoa Lan và Sao Mai, 3 trường tiểu học: Lý Tự Trọng, Hồng Thái và Nguyễn Thái Học, 1 trường THPT Lý Thường Kiệt của TP Yên Bái.

Còn 14 trường mầm non và tiểu học ở hai huyện Yên Bình và Lục Yên thì bị lũ quét kèm theo lở đất cuốn trôi bàn ghế, đồ dùng thiết bị dạy học, SGK và sổ sách của các thầy cô giáo. Có trên 200 gia đình cán bộ giáo viên bị sập đổ nhà cửa, ngập úng và mất tài sản. Thiệt hại chưa tính được, nhưng chắc không nhỏ. Đó chỉ là vài con số được trích ra từ báo cáo nhanh của Sở GD tỉnh Yên Bái cập nhật sau lũ.

Bà Phạm Thị Thanh Trà- PCT UBND tỉnh Yên Bái thành thật: Năm học mới đã cận kề, trận mưa lũ diễn ra trên diện rộng, mức độ tàn phá thật khủng khiếp đã làm đảo lộn tất có...Sau lũ, huyện Trấn Yên phải di dời trên 4.000 hộ, tập trung ở khu vực nông thôn, gần bờ sông và ven các quả đồi có nguy cơ bị lũ quét và sạt lở cao. Ông Đỗ Xuân Hưng- Trưởng phòng Giáo dục Trấn Yên cho biết: Rất may Trấn Yên không có trường nào bị ngập úng và sập đổ, nhưng hơn bốn ngàn hộ gia đình phải di dời nhà cửa, nghĩa là có trên 5-6 ngàn học sinh bị ảnh hưởng. Trong đó nhiều gia đình bị lũ cuốn trôi hết tài sản, đến quần áo cũng không còn để mặc thì nói chi tới có tiền để mua sách vở?

Nước còn đầy ngang vở sông, nhiều con đường tới các xã vẫn đang bị ngập nước, bùn dày nửa mét, chúng tôi không thể nào tới được mà theo ông Hưng xuống xã Văn Lãng giáp huyện Hạ Hoà thuộc tỉnh Phú Thọ, nơi vừa xảy ra trận lũ quét và sạt lở đất làm 47 ngôi nhà bị hư hỏng, trong đó có 2 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn. Xã Văn Lãng vừa được “phong” từ xã vùng hai lên xã đặc biệt khó khăn. Có lẽ Văn Lãng phải được “phong” là xã đặc biệt khó khăn từ lâu rồi. Bởi cả xã chỉ có 80 ha lúa và vài chục ha màu, nằm men theo hai con suối Đồng Cóc và Cầu Yên cớm nắng. Con suối Đồng Cóc ngày thường có thể nhảy qua, vậy mà trận lũ quét đêm 8/8 đã nhấn chìm mấy chục nóc nhà.

Anh Lê Văn Hoàn nhà ở thôn I ngay cạnh bờ suối Cóc kể: Khoảng nửa đêm đó, nghe nước chảy ầm ầm từ phía đầu nhà, chỉ chậm chút xíu thôi thì hôm nay không còn đứng nói chuyện với các anh nữa. Thóc gạo, chăn màn, tivi, lợn gà trôi sạch…

Tài liệu và đồ dùng dạy học sau lũChị Trần Thị Thương ngồi vơ vẩn phơi quần áo và những quyển vở của đứa con gái Lê Thị Lệ năm nay bắt đầu vào học lớp một sũng nước: Em mới mua cho cháu để vào năm học mới, ướt thế này chắc không dùng được nữa rồi, tài sản bị lũ cướp hết, nên chẳng biết lấy tiền đâu để mua cho cháu tới trường…Cháu Lệ và đứa em ngồi trên thân cây chuối gỡ từng trang sách vở phơi trên bờ gạch đổ cũng sũng nước…

Thầy Nguyễn Quang Trường- hiệu trưởng trường tiểu học buồn rầu: Xã Văn Lãng một trăm phần trăm là nông dân, nghèo lắm. Ruộng đồng bị lũ quét tàn phá, nhiều hộ bị mất hết thóc gạo, quần áo thì lấy đâu ra tiền để mua sắm SGK, bút vở cho năm học mới? Mặc dù số tiền mua sách vở ở cấp tiểu học không nhiều, khoảng hai trăm ngàn gì đó, nhưng mỗi nhà có 2 em đi học thì số tiền đối với họ cũng khá lớn…

Trường tiểu học Lý Tự Trọng, TP Yên Bái bị ngập trên 4m nước, làm sập đổ 30m tường rào, toàn bộ đồ dùng dạy học, sách vở, bàn ghế…của thầy và trò ở 8 lớp học bị nước nhấn chìm, trong đó có một lớp mẫu giáo bị vỡ cửa bàn ghế và đồ dùng dạy học trôi sạch. Khi tôi đến cô hiệu trưởng Vũ Hoàng Anh và toàn bộ các thầy cô giáo trong trường đang cào bùn từ trong các lớp học ra. Một cô giáo vừa gỡ cặp tài liệu sũng bùn đất than thở: Giáo án, sách tham khảo, học bạ của trường đều bị ngấm nước nát bét…Cô Vũ Hoàng Anh ngơ ngẩn: Năm học mới sắp đến, trường học gần sông, tường rào lại bị đổ chúng em lo lắm, chưa biết xoay xở thế nào để bước vào năm mới…

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm