| Hotline: 0983.970.780

Ngoại thành Hà Nội bán tháo thực phẩm tươi sống

Thứ Hai 03/11/2008 , 10:29 (GMT+7)

Trong khi thực phẩm nội thành bán với giá "cắt cổ" thì người dân ngoại thành lại đang phải bán tháo sản phẩm của mình.

Trận mưa lịch sử đã khiến thị trường lương thực thực phẩm ở HN diễn biến phức tạp. Ngược với mức giá tăng vọt gấp cả chục lần so với ngày thường ở khu vực nội thành là cảnh giá cả hạ thấp đến bất ngờ tại khu vực ngoại thành.

Người dân ở ngoại thành bán tống bán tháo rau, thực phẩm tươi sống, trong khi người dân nội thành đang phải mua rau với giá cắt cổ

Tại các huyện Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, đã xuất hiện tình trạng người dân bán tống, bán tháo hàng nông sản và thực phẩm tươi sống nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại.

Qua khảo sát của phóng viên, các mặt hàng nông sản và thực phẩm tươi sống được bán với giá rất hạ như: xu hào giá 1.500 đồng/ củ, rau muống có mức giá 1.000 đ/mớ. Nhưng "sốc" nhất là giá các loại cá tươi. Cá chép được bán với giá 9.000 đồng/kg, chưa bằng 1/2 mớ rau muống bày bán tại thị trường khu vực nội thành. 

Lý giải cho việc này, anh Nguyễn Văn Oanh, một người dân ở xã An Tiến, huyện Mỹ Đức cho biết: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của người dân bị ngập úng, cá theo mưa tràn lên bờ. Rất nhiều người dân đổ đi vớt cá. Chủ những hồ nuôi trồng thuỷ sản phải bán đổ, bán tháo để giảm bớt thiệt hại do thiên tai. 

Người dân phải dồn lợn lên mái nhà tránh lũ, vì vậy, bán tháo họ cũng phải chịu

Tại khu vực ngoại thành, thịt gà, thịt lợn cũng phải bán giảm giá do nước mưa dâng cao, tràn vào, đe doạ an toàn khu chăn nuôi. Hơn nữa, các hộ chăn nuôi cũng không thể giải quyết ngay được đầu ra của mặt hàng này do ách tắc về giao thông.

Tránh tình trạng nông dân bị thiệt hại do lũ, Hà Nội đã chỉ đạo các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu được phép ra vào thành phố Hà Nội cả ngày đêm để kịp thời cung ứng nhu cầu của nhân dân.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Công an thành phố phối hợp với Sở Giao thông vận tải chủ động hướng dẫn, kịp thời phân luồng giao thông để tránh ùn tắc, cho phép các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu ra vào thành phố cả ngày đêm để kịp thời cung ứng cho nhu cầu của nhân dân.

Đồng thời Sở Công Thương chỉ đạo đảm bảo vật tư thiết yếu, phương tiện vận chuyển cung ứng cho nhu cầu của nhân dân ở các khu vực ngập úng. Trước mắt cung ứng ngay mỳ tôm đến những vùng đồng bào bị ngập úng. “Không được để dân đói, không có nước sạch để sử dụng“, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu.

Được biết, trong chiều nay Thành phố đã chuyển đến những hộ dân bị ngập úng 15.000 thùng mỳ tôm, đưa 15 tấn rau vào nội đô cung cấp cho người dân.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất