| Hotline: 0983.970.780

Bắc Giang: Vì sao dân muốn trả giống trợ giá?

Thứ Tư 06/01/2010 , 10:18 (GMT+7)

Mở thử mấy gói giống một cách ngẫu nhiên ở nhà chị Lý tôi thấy… bụi bay mù mịt. Hạt giống thâm đen, có cả mọt bò lổm ngổm. Nhặt vội khoảng nửa gói cỡ 1/2kg thì được 8 nấm hoa cúc. Những hạt giống có bào tử nấm hoa cúc này trông rất rõ bởi chúng màu đen, sùi lên to như hạt đậu....

Trong khi được trợ giá tới 40.000đ/kg, trước khung thời vụ đã gần cận kề, nông dân Bắc Giang bỗng “trở chứng” đòi đem trả lại giống lúa lai. Vì sao vậy?

Quyết định số 107/ QQĐ-UBND ngày 27/10/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt đề án phát triển lúa lai trong toàn tỉnh giai đoạn 2009-2011 đã thực sự là một cú hích đối với cây lúa của địa phương. Trước đây, dân Bắc Giang toàn cấy lúa thuần, những tiến bộ mới như giống lúa lai rất chật vật khi vào tỉnh bởi vậy năng suất lúa so với các tỉnh bạn luôn ở mức rất khiêm tốn. Chính vì thế, lần trợ giá rất mạnh tay này (tỉnh, huyện 30.000đ/kg chưa kể các xã đều trợ giá thêm từ 5-20.000đ/kg nữa) đã được nông dân huyện Việt Yên nói riêng, nông dân toàn tỉnh nói chung mong ngóng từng ngày. 

Hiện tượng "nấm hoa cúc" trong bao giống

Đến ngày 4/1/2010 toàn huyện Việt Yên đã triển khai đăng ký, thu tiền mua các giống lúa lai của các xã, thị trấn theo chương trình trợ giá của tỉnh, huyện được 49,3 tấn trong đó Thục Hưng 6 là 26,5 tấn. Với lượng giống này đủ để cấy xấp xỉ 1.800 ha. Đến nay, Việt Yên đã cung ứng được 45 tấn giống các loại trong đó Thục Hưng 6 là 24 tấn. Mọi chuyện tưởng đầu xuôi, đuôi lọt, ai ngờ mới chỉ chân ướt chân ráo vác giống về, nông dân khắp huyện lại lần lượt đòi đem giống đi trả lại.

Về xã Tự Lạn, tôi được khuyến nông cơ sở Lê Thị Hiển cho biết: “Đây là năm đầu tiên địa phương trồng lúa lai, số lượng đăng ký tới 4,2 tấn trong đó Thục Hưng 6 có 1,9 tấn. Thôn Xuân Tiến có diện tích ruộng trũng theo mô hình lúa cá nhiều nên có truyền thống cấy sớm. Dân đem giống về, cắt bao ra, ngâm ủ thì thấy có nhiều hạt đen, lép rất xấu mã nên họ đem trả lại chứ tỷ lệ nảy mầm chúng tôi đã thử đạt trên 90%. Vả lại giống ấy đều có giấy tờ chứng nhận chất lượng như giấy hải quan, kiểm dịch được phôtô, công chứng đàng hoàng, có đưa xuống cho chúng tôi nhưng hôm rồi Phòng NN- PTNT huyện xin mượn lại những giấy tờ ấy”.

Được biết giá giống Thục Hưng 6 được định giá là 68.800 đ/kg, huyện tỉnh trợ giá 30.000đ/kg, xã xuất quỹ trợ giá tiếp 10.000đ/kg nên dân phấn khởi đăng ký vượt kế hoạch gần gấp đôi. Đến nhà anh Đỗ Ngọc Sơn- phó thôn Xuân Tiến thấy trong buồng nhà, có mấy bao giống Thục Hưng 6 đang nằm chỏng chơ vì dân không nhận. Vụ này thôn anh lấy trên 4 tạ giống thì dân đã trả lại ½. Nhìn bề ngoài, các vỏ bao in hình người nông dân với dòng chữ Cty TNHH Đại Dương còn mới, khá đẹp. Tôi cùng anh Sơn mở thử mấy bao giống tồn ấy ra. Cảm quan đầu tiên là màu sắc nhiều hạt thâm đen, mốc lấm tấm. Theo như phản ánh của khuyến nông cơ sở thì giống cấp cho thôn này mẫu mã kém nhất. 

Giống bị thâm đen, dân đem trả lại

Xuống xã Bích Sơn tôi ghi nhận cũng hiện tượng tương tự. Không như ở Tự Lạn, giống đã phát xuống cho dân gần hết, ở đây, giống vẫn còn tới trên 1 tấn đang quản trong nhà chị Tống Thị Lý- khuyến nông cơ sở. Nói chuyện giống, chị ủ ê ra mặt. Vụ này xã đăng ký 3,4 tấn lúa lai trong đó Thục Hưng 6 trên 2,5 tấn. Sở dĩ cùng được hỗ trợ ở mức 40.000đ/kg như nhau nhưng Thục Hưng 6 được đăng ký với số lượng áp đảo bởi vụ mùa trước đã có 8kg giống này được làm điểm, kết quả rất được, năng suất tăng 50- 60kg/sào so với giống thuần.

Trao đổi nhanh với phóng viên NNVN qua điện thoại, anh Vũ Trí Đồng-Trưởng Phòng trồng trọt của Sở NN- PTNT Bắc Giang cho biết riêng Thục Hưng 6 trên địa bàn toàn tỉnh vụ này cung ứng xấp xỉ 60 tấn. Về hiện tượng giống có mẫu mã xấu mới có huyện Việt Yên phản ánh, mọi thứ chỉ bề ngoài chưa thể khẳng định được điều gì.

Sở đã cho gửi mẫu đi kiểm tra, cùng lắm chỉ 10 ngày nữa là có kết quả. “Nếu đảm bảo sẽ cho trồng cấy tiếp vì khung thời vụ vẫn đủ đáp ứng còn trong trường hợp xấu Cty cung ứng đã có dự phòng các giống lúa lai khác nên không lo thiếu giống.”. Chúng tôi cũng hy vọng các cơ quan chuyên môn sớm làm rõ vấn đề này để nông dân Bắc Giang bớt hoang mang.

“Mấy năm trước lúa lai vào đất này bị thất bại bởi do giống, do kỹ thuật, do chưa thích hợp chân đất chỉ đến khi có kết quả làm điểm vượt trội của Thục Hưng 6 vụ trước. Lúc mới nhận giống từ Phòng NN- PTNT huyện về, cảm quan mà nói thấy có hiện tượng nấm hoa cúc, nấm mốc…tôi có thắc mắc nhưng họ bảo cứ nhận bởi đã có cơ quan chuyên môn đảm bảo, độ nẩy mầm đạt. Mới phát giống cho 3/7 thôn thì dân đã đến phản ánh lại là không hài lòng về mẫu mã nên số lượng giống còn lại vẫn để ở nhà tôi, các thôn có đến đòi lấy nhưng không dám xuất. Giống này tôi nghĩ khi gieo lên thành mạ có khi chưa có hiện tượng bất thường gì nhưng sau này không thể nói trước được điều gì”. Mở thử mấy gói giống một cách ngẫu nhiên ở nhà chị Lý tôi thấy…bụi bay mù mịt. Hạt giống thâm đen, có cả mọt bò lổm ngổm. Nhặt vội khoảng nửa gói cỡ 1/2kg thì được 8 nấm hoa cúc. Những hạt giống có bào tử nấm hoa cúc này trông rất rõ bởi chúng màu đen, sùi lên to như hạt đậu.

Quay về huyện, anh Ngô Đăng Tuấn- Phó phòng NN- PTNT cho biết, ngay từ đầu vụ Cty CP Vật tư KTNN Bắc Giang- đơn vị cung ứng đã thông tin Trung Quốc mất mùa, khan giống vả lại thu hoạch lúc thời tiết bất thuận nên màu sắc, hình thức giống sẽ không đẹp. Bản thân Phòng đã lấy 2 mẫu kiểm tra độ nẩy mầm thấy vẫn đạt trên 80%, nói chung là đảm bảo. “Đúng là giống có hiện tượng vỏ trấu thâm đen, có biểu hiện bệnh nấm hoa cúc, mọt. Chúng tôi đã mở 5-6 bao và kiểm tra cả qua lỗ trong suốt trên vỏ bao đều thấy hiện tượng như vậy. Trước thực tế này Trạm BVTV huyện đã lấy mẫu gửi lên trên. Kết quả kiểm tra thế nào phải chờ mới biết nhưng tạm thời những chỗ nào chưa phát cho dân thì cứ để lại đã”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm