| Hotline: 0983.970.780

Chi cục Kiểm lâm Điện Biên: “Nhà dột từ nóc”

Thứ Sáu 08/01/2010 , 09:16 (GMT+7)

Liên tiếp những vi phạm Luật Bảo vệ- phát triển rừng ở tỉnh Điện Biên không được xử lý triệt để đều có nguyên nhân sâu xa, khi mà Chi cục trưởng Kiểm lâm đã biến Chi cục thành nhà riêng.

Xe ô tô của Đội KL cơ động được ông Kỷ sử dụng chở gỗ từ kho Chi cục

NNVN từng có loạt bài: “Moi ruột rừng di tích Mường Phăng”, “Trạm trưởng Kiểm lâm “nối giáo” cho lâm tặc”. Liên tiếp những vi phạm Luật Bảo vệ- phát triển rừng ở tỉnh Điện Biên không được xử lý triệt để đều có nguyên nhân sâu xa, khi mà Chi cục trưởng Kiểm lâm đã biến Chi cục thành nhà riêng.

Từ sử dụng bằng giả

Ông Đỗ Thanh Sơn- Phó trạm trưởng Trạm Quản lý BVR Pù Nhi- Pa Khoang và ông Vũ Công Cần- Kiểm lâm viên, Trạm Quản lý BVR Pù Nhi- Pa Khoang, cùng ký đơn tố cáo ông Mào Xuân Kỷ- Chi cục trưởng Chi cục KL Điện Biên. Theo đơn tố cáo, ông Mào Xuân Kỷ đã sử dụng bằng giả để “thăng quan tiến chức”. Tại công văn số 484/CV-PC16, ngày 15/8/2002 của Công an tỉnh Lai Châu (cũ) gửi Thường trực Tỉnh uỷ Lai Châu, UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Ban Tổ chức chính quyền, Sở NN-PTNT và Chi cục KL Lai Châu đã xác minh làm rõ: Ông Mào Xuân Kỷ không học và không thi tốt nghiệp cấp III, không học Trường Trung học Lâm nghiệp I TW khoá 1994-1995. Nhưng ông Kỷ lại có bằng 2 trường này, Cơ quan CSĐT tỉnh Lai Châu khẳng định 2 bằng đó là bằng giả.

Sau khi mua được 2 bằng giả, ông Kỷ đã sử dụng để dự thi tuyển vào lớp K1 tại chức, do ĐH Luật Hà Nội mở tại Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật tổng hợp Lai Châu (cũ). Nhờ có bằng giả, ông Kỷ được học, thi đỗ và được cấp bằng Cử nhân Luật. Tại công văn 484/CV-PC16 khẳng định: “Việc làm của ông Mào Xuân Kỷ đã vi phạm Qui chế của Bộ GD- ĐT, vi phạm pháp luật của Nhà nước, vi phạm về phẩm chất đạo đức của cán bộ đảng viên”. Mặc dù vậy, ông Mào Xuân Kỷ vẫn được giữ chức Q. Chi cục trưởng Chi cục KL Lai Châu (cũ) và được bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục KL Điện Biên sau khi tỉnh Điện Biên được thành lập.

Biến Chi cục thành nhà riêng

Khi yên vị trên ghế Chi cục trưởng, ông Mào Xuân Kỷ biến Chi cục KL Điện Biên thành nhà riêng của mình. Theo đơn tố cáo, từ năm 2004 ông Kỷ đã biến nhà kho của Chi cục thành nhà kho của gia đình, để ông cất giữ hơn 8m3 gỗ pơmu. Khi bị tố cáo, ngày 7/11/2009 (thứ bảy) ông Kỷ sử dụng xe biển số 27A.3366 của Chi cục để chuyển số gỗ đó đi, nhằm “xoá dấu vết hiện trường”. Ông Nguyễn Duy Chinh- Phó Chi cục trưởng xác nhận với PV NNVN: Tôi không biết ai đã cho ông Kỷ mượn kho của Chi cục, xe biển số 27A.3366 là xe của Đội KL cơ động.

Không chỉ biến tài sản, phương tiện công thành của riêng mà ông Kỷ sử dụng bất cứ lúc nào, ông Kỷ còn đưa con cái không đủ tiêu chuẩn vào Chi cục KL dễ dàng như ra vào trong nhà mình vậy. Cụ thể: Con trai ông Kỷ là Mào Xuân Hùng mới học hết PTTH, ngày 5/9/2005 được nhận làm hợp đồng, ngày 5/7/2006 được vào chính thức, ngày 7/11/2006 được cử đi học Đại học tại chức. Ông Kỷ tiếp tục đưa con trai là Mào Xuân Thắng vào Chi cục KL, do Thắng có dị tật bẩm sinh, ông Kỷ cùng với Trưởng phòng Tổng hợp Nguyễn Thái Lương “phù phép” để Thắng được hưởng chế độ ưu đãi nghề nghiệp.

Nếu những vụ việc trên không được tỉnh Điện Biên giải quyết triệt để, thì rừng Điện Biên sẽ tiếp tục bị tàn phá, khi mà ở Chi cục KL nhà đang dột từ nóc.

Không chỉ đưa các con trai vào Chi cục KL, ông Kỷ tiếp tục đưa con rể là Nguyễn Việt Hùng và con dâu là Thảm Thị Oanh vào KL sau đó tiếp tục cử đi học ĐH tại chức bằng tiền của Nhà nước. Trong khi đó, nhiều cán bộ lâu năm, có thành tích trong lực lượng KL xin đi học thì được trả lời: Muốn đi học, cá nhân phải tự lo kinh phí…Bản thân ông Đỗ Thanh Sơn cũng được trả lời như vậy.

Ông Mào Xuân Kỷ còn phớt lờ các qui định của luật pháp. Ngày 8/6/2007 Chi cục KL Điện Biên có quyết định số 330/QĐ-KL do ông Nguyễn Duy Chinh Phó Chi cục ký kỷ luật ông Nguyễn Tuấn Quang- Hạt trưởng Hạt KL TP Điện Biên Phủ do vi phạm Luật Kế toán năm 2003, Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003, với hình thức: Cảnh cáo, thông báo trong toàn lực lượng KL Điện Biên, thời hiệu kỷ luật 12 tháng. Ông Quang chỉ mới chịu kỷ luật được 6 tháng 9 ngày, không biết ông Quang có “thành tích đột xuất” nào, mà ngày 17/2/2007 ông Mào Xuân Kỷ ký QĐ số 810/QĐ-KL bổ nhiệm ông Quang giữ chức Quyền hạt trưởng Hạt KL Mường Chà từ ngày 20/12/2007?

Trong khi đó những người không cùng “cánh hẩu” với ông Kỷ, mặc dù gia đình khó khăn, cá nhân bị bệnh như các ông: Đoàn Đức Lân, Nguyễn Ngọc Thự, Nguyễn Duy Cư, Vũ Công Cần…thì được ông Kỷ “ưu ái” điều tới những nơi xa xôi, gian khó.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm